VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.400 tỷ đồng năm 2019
Năm 2019, dự kiến tổng tài sản của VIB đạt 182.908 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 136.509 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.
Giao dịch tại VIB. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) vừa công bố tài liệu cho Đại hội cổ đông thường niên 2019, theo đó, VIB sẽ trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018.
Dự kiến, tổng tài sản đạt 182.908 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 136.509 tỷ đồng, huy động vốn riêng từ thị trường 1 đạt 127.198 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.
Video đang HOT
VIB cũng dự kiến trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên mức tối đa 10.900 tỷ đồng, bao gồm cả kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư, được biết hiện nay VIB còn gần 10% “room” cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, VIB đề xuất Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị lựa chọn thời gian thích hợp để niêm yết cổ phiếu VIB trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tối ưu quyền lợi cho cổ đông, nhà đầu tư và ngân hàng.
Dự kiến các chỉ số kinh doanh của VIB trong năm 2019
Bên cạnh đó, VIB cũng trình Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ VIII (2019-2023) với 7 thành viên Hội đồng quản trị, trong đó có 2 thành viên người nước ngoài và 3 thành viên Ban kiểm soát chuyên trách.
VIB dự kiến chi trả 5,5% cổ tức bằng tiền mặt và 18% bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông, đồng thời sử dụng hơn 7,7 triệu cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên.
Năm 2018, hoạt động kinh doanh của VIB tăng trưởng mạnh và chất lượng nhất trong 5 năm qua, tất cả mảng kinh doanh đều vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tốt. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 2.743 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và đạt 137% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao; tổng tài sản đạt gần 140.000 tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng 17%; nợ xấu duy trì ở mức 2,2%. Tính đến tháng 7/2018, VIB trở thành 1 trong 5 ngân hàng đầu tiên mua lại 100% dư nợ từ VAMC.
VIB còn nhận được sự ghi nhận của các định chế tài chính quốc tế có uy tín và các cơ quan quản lý nhà nước là một ngân hàng minh bạch và chất lượng hàng đầu. Tháng 11/2018, VIB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Trong năm, Moody’s cũng đã 2 lần liên tiếp nâng mức xếp hạng tín nhiệm của VIB dựa trên kết quả kinh doanh tích cực và sức mạnh tài chính của ngân hàng./.
Thúy Hà (Vietnam )
Gánh nặng từ chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng
40% lợi nhuận thuần của các ngân hàng thương mại dùng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong Quý IV/2018, tương đương khoảng 62.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là mức bình quân bởi thực tế, ở một số ngân hàng còn lớn hơn nhiều. Chi phí cho khoản dự phòng của Ngân hàng BIDV còn chiếm tới 2/3 lợi nhuận thuần trong khi, Eximbank cũng tăng quy mô dự phòng lên gấp 4 lần. Nguyên nhân được chỉ ra là vì các ngân hàng phải tăng cường xử lý nợ xấu.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm nhẹ về mức 1,89% từ mức 1,99% của cuối năm 2017 nhưng số dư nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng. Thậm chí, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao, lên tới 6,5%.,
Trong năm nay, các ngân hàng sẽ còn phải tiếp tục tăng dự phòng, nhất là khi các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC trước đây đến thời hạn tất toán, các nhà băng phải nhận lại nợ xấu, vì thế, lợi nhuận sẽ tiếp tục sụt giảm. Lợi nhuận thấp không những khiến các nhà băng không có nguồn tích lũy để tăng vốn mà việc tìm kiếm các cổ đông mới cũng khó khăn hơn trong khi lộ trình áp dụng chuẩn Basel 2 đã đến gần.
Việc chủ động ưu tiên trích lập dự phòng có thể xem như "của để dành" của các ngân hàng thương mại. Điều đó có thể hiểu nếu các ngân hàng cất 1 đồng để dự phòng nợ xấu, khi khoản đó được thu hồi, toàn bộ tiền dự phòng kia sẽ được ghi nhận ngược trở lại làm lợi nhuận. Do đó, việc này hứa hẹn những khoản lợi nhuận đột biến trong tương lai của các ngân hàng nếu họ rốt ráo với việc kiểm soát thu hồi nợ xấu. Đó như một cách hi sinh lợi ích trước mắt để hướng tới phát triển bền vững hơn trong tương lai.
KHÁNH VÂN (tổng hợp)
Theo baodansinh.vn
Năm 2018: Lợi nhuận TPBank tăng mạnh do đâu? Kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế TPBank đạt 2.258 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi cùng kỳ 2017 và tăng gần gấp 4 lần chỉ sau 3 năm kể từ khi ngân hàng tái cơ cấu thành công và bắt đầu có lãi. TPBank đã làm thế nào để có được thành công như hiện tại và lợi nhuận của ngân...