Vì xài “thuốc” là không cần bảo vệ, đây là cách tạm tắt Windows Defender khi bạn cài phần mềm
Windows Defender đã hữu dụng hơn rất nhiều, tuy nhiên “lỗi” nhận diện sai chương trình thành virus vẫn làm nhiều bạn khó chịu. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạm thời tắt Windows Defender đi để cài đặt chương trình.
Có một lưu ý nhỏ là Windows 10 không cho phép tắt hay gỡ bỏ Defender vĩnh viễn mà vẫn tự động bật lại sau khi bạn khởi động lại máy. Nếu bạn không muốn sử dụng Windows Defender nữa thì có thể cài đặt phần mềm diệt virus bên thứ ba khác nhé.
Đầu tiên, các bạn mở Start menu rồi tìm và mở Windows Security lên.
Tiếp theo bạn mở mục Virus & threat protection, tìm dòng Virus & threat protection settings và chọn Manage Settings.
Video đang HOT
Bạn chuyển thanh gạt Real-time protection về phía Off. Nếu Windows hiện bảng yêu cầu cho phép thực hiện thì bạn chọn Yes.
Nếu lần mở máy tiếp theo, Windows Defender vẫn báo virus thì bạn tiếp tục kéo xuống dưới và tìm mục Exclusions rồi chọn Add or remove exclusions.
Cuối cùng, bạn click vào Add an exclusion rồi chọn File, Folder chứa chương trình không muốn Windows Defender “đụng” đến nữa.
Theo gearvn
Vì Windows luôn bắt đầu từ ổ C, đây là lý do mà ổ A và B biến mất
Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao ổ cứng trong máy tính lại được đánh thứ tự bắt đầu từ chữ C rồi lần lượt đến D, E, F... mà không phải bắt đầu từ chữ A, B không?
Tất nhiên là cái gì cũng có lý do của nó, và trong bài viết này mình sẽ giải đáp thắc mắc đó để anh em khỏi bị dằn vặt mỗi khi đêm về nữa nhé.
Ngày trước, cái thời những năm 80 của thế kỉ 20 ấy, trong máy tính chỉ có duy nhất một ổ đĩa mềm mà thôi, trừ khi bạn là "dân chơi" chịu bỏ ra khoảng... 1000USD (vào thời đó) để tậu thêm một ổ đĩa mềm thứ hai thì không nói làm gì.
Bẵng cho đến một thời gian sau thì máy tính mới bắt đầu được trang bị 2 ổ đĩa mềm, một để chứa file boot và một để chứa dữ liệu hoặc phần mềm. Và để phân biệt 2 ổ đĩa này thì nó được gán cho hai chữ cái là A và B, với ổ A: là để boot hệ điều hành và ổ B: là để chứa phần mềm khác.
Sau đó thì ổ đĩa cứng HDD bắt đầu có giá "mềm" hơn nên nó cũng dần trở nên phổ biến hơn. Vì thế nên máy tính thường được trang bị 2 ổ đĩa mềm và thêm một ổ HDD nữa. Do chữ A và B đã xài cho 2 ổ đĩa mềm rồi nên ổ HDD sẽ được gán cho chữ C (theo thứ tự trong bảng chữ cái alphabet).
Dần dà qua năm tháng, ổ cứng được hỗ trợ thêm tính năng phân vùng, và máy tính cũng gắn được nhiều ổ cứng hơn nên các chữ cái tiếp theo cũng được lôi ra sử dụng. Và mặc dù chúng ta không còn sử dụng ổ mềm nữa, Microsoft vẫn giữ nguyên "truyền thống" đặt tên này cho đến ngày nay: ổ đĩa mềm là A và B, còn những ổ cứng khác thì cứ C, D, E... mà đếm tới nhé.
Tất nhiên, hiện tại thì bạn vẫn có thể đổi ổ cứng trong máy thành chữ cái A và B thông qua công cụ Disk Management được tích hợp sẵn trong Windows nếu thích.
Theo gearvn
Sử dụng máy tính đã lâu nhưng bạn có biết BIOS và UEFI là gì chưa? Sau nhiều năm sử dụng máy tính, bạn hẳn đã nghe nói về BIOS một hoặc vài lần đúng không nào. Để hiểu rõ hơn về BIOS và UEFI là gì thì các bạn cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé. Trước khi tìm hiểu về BIOS và UEFI, thì chúng ta cần biết thành phần cơ bản có bên trong...