Vì tương lai các con, mẹ phải chắt chiu, bươn chải
Chúng tôi tìm đến mương Kẻ Khế (đi qua 2 phường Đội Cấn và Kim Mã), thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, vào trưa một ngày đầu tháng 10 để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động đang thuê trọ tại đây.
Chị Nguyễn Thị Thu cố nhặt nhạnh trong đống lửa đã tàn những thứ còn dùng được để bán
Vừa đi làm về, đang lui cui chuẩn bị bữa trưa cho hai mẹ con với ít rau và mấy bìa đậu rán, chị Phạm Thị Nhạn (50 tuổi, quê huyện Xuân Trường, Nam Định), cho biết chị lên Hà Nội làm công việc thu mua đồng nát đến nay 20 năm có lẻ.
Chị lấy chồng là người cùng quê, gia đình nhà chồng không khấm khá gì nên đôi vợ chồng trẻ ra riêng với vài sào ruộng, cuộc sống lam lũ với nghề nồng. Khi 2 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống lại càng túng bấn hơn nên vợ chồng chị bàn với nhau theo người làng lên Hà Nội kiếm việc làm thuê.
“Những con phố, ngõ ngách ở Hà Nội đã in dấu chân mưu sinh của những phụ nữ như chúng tôi. Đi làm từ sáng sớm đến chiều muộn cũng được hơn 200 ngàn đồng, hôm nào có mối chuyển nhà, lau dọn nhà cửa thì thu nhập khá hơn”, chị Nhạn tâm sự.
Chị Phạm Thị Nhạn trước căn phòng nhỏ của 3 mẹ con thuê
Theo lời chị Nhạn, ở quê với vài sào ruộng khoán thì luôn thiếu trước hụt sau nên người làng rủ nhau lên Hà Nội kiếm việc, chủ yếu là công việc không cần chuyên môn như “thợ đụng”, thu mua, nhặt đồng nát. Mấy phòng trọ quanh xóm này đều người cùng quê Xuân Trường, Nam Định, chị em nào cũng có hoàn cảnh khó khăn, phải nuôi các con ăn học.
Video đang HOT
“Cũng may, hai cháu nhà tôi biết thân biết phận nên ngoan ngoãn, tu chí học hành, cả hai anh em đều lên Hà Nội học, thằng anh ra trường đi làm rồi, còn đứa em đang học năm cuối”, chị Nhạn tự hào khoe về các con.
Ngõ vào khu trọ nhếch nhác của chị Nhạn
Ở đoạn cuối con đường đất của con mương, mặc dù đồng hồ đã điểm 12 giờ trưa, trong các phòng trọ, mùi thức ăn, tiếng bát đũa khua nhưng chị Nguyễn Thị Thu, 51 tuổi, quê Xuân Trường, Nam Định, vẫn đang chăm chú bới tìm những mảnh sắt, dây đồng trong đống lửa đã gần tàn còn những mảnh khói nhỏ.
Chị Thu tâm sự: “Công việc mưu sinh của bọn tôi vất vả lắm, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt, bụng đói cồn cào nhưng vẫn phải rong ruổi trên chiếc xe đạp cà tàng khắp các ngõ hẻm, đường phố. Vì miếng cơm, manh áo nên phải tha phương mưu sinh mà giờ bám quê với vài sào ruộng không có nghề phụ thì không đủ ăn nói gì đến tiền nuôi các con ăn học. Biết là vất vả, khó khăn nhưng vì tương lai các con mẹ phải chắt chiu, bươn chải để chúng nó có nghề không đầu tắt mặt tối như bố mẹ”.
“Trái ngọt” của vợ chồng già
Trong căn phòng nhỏ ở cuối đoạn đường đất, ông Phạm Phúc Tùng, 68 tuổi (quê Xuân Trường, Nam Định), đang đun giúp con gái ấm nước để kịp pha sữa cho đứa cháu ngoại đang khóc ngặt vì đói. Ông Tùng cho biết, ngày trước, theo tiếng gọi của quê hương, cũng như bao nhiêu trai tráng, ông lên đường đánh giặc cứu nước.
Sau 3 tháng huấn luyện, ông được phân về một đơn vị kỹ thuật, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thời điểm ông tham gia chiến trường Lào. Sau giải phóng, ông về phục viên và lập gia đình với người con gái cùng làng.
Cũng như bao nhiêu đôi vợ chồng trẻ, họ mong có đứa con để bế bồng, tiếng trẻ con ê a cho vui cửa nhà. Thế rồi vợ chồng mới sinh cháu trai kháu khỉnh nhưng ra đời một thời gian, con cũng mất không biết nguyên nhân, để lại nỗi buồn thương cho vợ chồng ông. Biết mình trắc trở về đường con cái nhưng hai vợ chồng cũng không nản, yêu thương chăm sóc và động viên nhau, tin một ngày con sẽ tới…
Niềm vui cũng đến với đôi vợ chồng khi đã cứng tuổi, bà mang thai và đứa con gái khỏe mạnh chào đời trong niềm vui của hai gia đình. Có con, cuộc sống vốn khó khăn của hai vợ chồng nay lại càng thiếu thốn hơn. Hai vợ chồng lại bàn đến chuyện tìm hướng mưu sinh để nuôi con và lên Hà Nội kiếm việc làm là lựa chọn khả dĩ nhất lúc này. “Lên Hà Nội, tay nghề không có, đi xin việc khắp không được, có sức khỏe nên tôi chọn đứng ở chợ người tìm việc, bà ấy đi thu mua, nhặt ve chai làm kế sinh nhai. Tôi với bà ấy cứ đánh đu với công việc mưu sinh nơi chốn đô hội này cũng hơn 20 năm”, ông Tùng tâm sự.
Cũng theo lời ông Tùng, già rồi nên sức yếu, bệnh tật ập đến, không còn rong ruổi được như ngày xưa. Giờ đây, vợ ông vẫn đi làm, còn ông chủ yếu ở nhà trông cháu phụ con gái. “Điều tôi vui nhất là dù đời mình chịu khổ, vất vả bươn chải mưu sinh nhưng bù lại con gái được đi học, có việc làm ổn định và cháu lập gia đình riêng, chồng cháu là sĩ quan quân đội”, ông Tùng cười khoe với chúng tôi “trái ngọt” của cuộc đời mình.
Mương Kẻ Khế có chiều dài khoảng 1,7km chạy qua địa bàn 2 phường Đội Cấn và Kim Mã (quận Ba Đình), nằm trong dự án cống hóa kết hợp làm đường Núi Trúc – Sơn Tây, đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2008. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án vẫn thi công dở dang, con mương vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng và ngập rác thải do các hộ dân tập kết.
Đem tiền tiết kiệm chôn xuống đất 13 năm, người đàn ông tái mặt khi đào số tiền lên
Thay vì gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, người đàn ông lại lựa chọn phương án đem khoản tiền này chôn xuống đất.
Theo đó, câu chuyện hi hữu chôn tiền tiết kiệm 13 năm mới đào lên diễn ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc từng thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Nơi ông Sở chôn khoản tiền tiết kiệm
Được biết, ông Sở có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Vì gia đình không có điều kiện nên từ nhỏ ông đã phải bỏ học đi làm thuê khắp nơi. Nhưng cũng chính vì không có học thức nên ông Sở chỉ có thể làm những công việc tay chân với mức thu nhập thấp và thường không lâu bền. Bình thường ông hay làm công việc bốc vác, phụ hồ. Bên cạnh đó, những lúc rảnh rỗi, ông Sở cũng kiêm thêm nghề nhặt sắt vụn bán đồng nát để kiếm thêm ít tiền. Cả gia tài của người đàn ông chẳng có gì ngoài một căn nhà lụp xụp.
Mặc dù cuộc sống chẳng mấy dư giả, nhưng ông Sở luôn có ý thức phải tiết kiệm đề phòng lúc đau ốm hoặc về già không ai chăm sóc. Sau nhiều năm tích góp cùng tài sản bố mẹ để lại, ông Sở cũng bỏ ra được 100.000 NDT (khoảng 340 triệu đồng) tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, vì sợ thủ tục ngân hàng cũng nhưng không biết cách sử dụng thẻ ATM, thêm vào đó nếu không gửi ngân hàng mà để trong nhà thì cũng sợ bị trộm vào lấy mất. Sau khi đắn đo suy nghĩ hồi lâu, ông Sở quyết định bọc khoản tiền tiết kiệm cẩn thận trong 3 lớp nilon, sau đó gói trong nhiều lớp giấy cùng túi bên ngoài. Xong xuôi ông đem chôn khoản tiền xuống khoảng đất ngay cạnh cửa.
Thời gian cứ vậy qua đi 13 năm, sức khỏe ông Sở gần đây không tốt, do đó ông quyết định đào số tiền lên để lấy tiền đi khám. Không ngờ bọc tiền đã hoàn toàn biến dạng thành một cục màu đen do bị ẩm mốc, nếu cố tình giật ra tờ tiền sẽ bị rách.
Số tiền tiết kiện sau khi chôn nhiều năm đã bị biến dạng
Ông Sở chứng kiến cảnh tượng này thì tái mặt, ông đem số tiền tới ngân hàng địa phương nhờ giúp đỡ nhưng khoản tiền bị phá hủy nghiêm trọng. Muốn bóc tách và kiểm tra lại số tiền cần dụng cụ chuyên nghiệp, nhìn chung để có thể lấy lại toàn bộ khoản tiền 100.000 NDT là rất khó khăn.
Nghe tới đây, ông Sở òa khóc nức nở và vô cùng hối hận vì hành động của mình. May mắn trường hợp của ông sau đó được phía ngân hàng đứng ra giúp đỡ. Khoản tiền bị hỏng được gửi đi ngân hàng lớn với trang bị hiện đại để bóc tách và giám định. Sau khi khôi phục lại, ông Sở cũng đã lấy lại được gần như toàn bộ khoản tiền tiết kiệm của mình.
Người đàn ông òa khóc nức nở và vô cùng hối hận vì hành động chôn tiền của mình
Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng may mắn như ông Sở. Trường hợp của một cụ ông ở An Huy, Trung Quốc cũng chôn 2 triệu NDT (khoảng 1,6 tỷ đồng) tiền mặt xuống đất vì nghĩ gửi tiền vào ngân hàng không an toàn. Sau khi đào số tiền lên mới phát hiện ra khoản tiền bị hư hại nghiêm trọng. Ngân hàng sau đó đã xác nhận toàn bộ khoản tiền không còn sử dụng được vì đã mục nát không xác nhận được số seri.
Người đàn quặn gánh đôi vai, vất vả vác cây đá lên núi bà Đen lúc 4h Trong cuộc sống hoa lệ, người ta vẫn hay nói "hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo" để diễn tả những công việc cũng như những khó khăn mà mỗi mảnh đời đang trải qua. Có người may mắn được sống tận hưởng, song, cũng có những người phải bươn chải, mưu sinh với những công việc nặng nhọc. Người đàn ông...