Vị Trạng nguyên bị Từ Hi Thái hậu đán.h rớt chỉ vì có tên gọi làm bà tức run và màn trả thù sâu cay khiến nhà Thanh sụp đổ
Thời nhà Thanh có một thí sinh khoa cử bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu “yêu thích”.
Người Trung Quốc có câu: Nhân sinh có 4 chuyện đáng mừng, là “Nắng hạn gặp cam lộ, tha hương gặp bạn cũ, đêm động phòng hoa chúc, đề danh trên bảng vàng”. Trong đó, ba cái đầu còn phải tùy thuộc vào may mắn và “duyên phận”.
Chỉ có “đề danh trên bảng vàng” là hoàn toàn có thể, dựa vào nỗ lực của mình để có được danh vọng. Nhiều người còn nhờ đó thay đổi số phận, đặc biệt là thời xưa, Trạng nguyên mượn con đường khoa cử để thăng quan tiến chức, giúp ích cho triều đình.
Nhưng con đường khoa cử không phải lúc nào cũng công bằng. Ở thời phong kiến của Trung Quốc, giai cấp thống trị nắm toàn quyền sinh sát, chỉ cần vung ngón tay, nỗ lực nửa đời của các thí sinh tham gia kỳ thi hoàn toàn có thể đổ sông đổ biển.
Thậm chí một chàng thí sinh thời nhà Thanh bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên chỉ vì tên gọi không được Từ Hi Thái hậu “yêu thích”.
Con nhà giàu cũng có nỗi khổ riêng
Đàm Diên Khải là con trai của Tổng đốc Đàm Chung Lân, trung thần nhà Thanh, nhưng vì nhà có đến 5 anh em trai nên ông không được cha để mắt tới. Hơn nữa, mẹ đẻ của Đàm Diên Khải vốn là một nha hoàn trong nhà, ngay cả tên cũng không được lưu lại trong gia phả.
Đàm Diên Khải từ nhỏ đã quen với việc cha không thèm ngó ngàng nên thề rằng giúp mẹ giành lấy địa vị bằng nỗ lực của mình.
May mắn là Đàm Chung Lân xuất thân con nhà gia giáo, dùng thực lực từng bước leo lên vị trí tổng đốc Lưỡng Quảng (hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây), bởi vậy ông đặc biệt coi trọng phương diện giáo dục con cái, trong nhà bất kể con trưởng hay con thứ đều được dạy dỗ giống nhau.
Đối với Đàm Diên Khải, học tập không chỉ làm phong phú bản thân, mà còn là cơ hội quan trọng thay đổi vận mệnh. Vì thế, Đàm Diên Khải ra sức học tập với mục tiêu vạch sẵn trong đầu. Nhờ đó, ông trở thành đứa con xuất sắc nhất và thành công nhận được sự công nhận của cha.
Để sau này, Đàm Diên Khải được hậu thế ca tụng là người giỏi thơ ca, thư pháp và bắ.n sún.g, mệnh danh “Đàm Tam pháp”, cùng với Trần Tam Lập và Đàm Tự Đồng xưng là “Hồ Tương Tam Công tử”.
Kỳ thi khoa cử hoang đường
Năm 1893, Đàm Diên Khải tham gia kỳ thi dành cho thanh thiếu niên, khi đó ông chỉ mới 13 tuổ.i, nhỏ nhất trong nhóm thí sinh, nhưng đã đạt được danh hiệu cao nhất.
Năm 22 tuổ.i, Đàm Diên Khải thi đỗ cử nhân, ít năm sau lại đỗ Hội nguyên trong cuộc thi Hội do Lễ bộ tổ chức, cũng là cuộc thi Hội cuối cùng của nhà Thanh. Danh hiệu Hội nguyên của Đàm Diên Khải đã thành công giúp mẹ có địa vị trong gia đình.
Video đang HOT
Không chỉ thế, trong phần thi Điện sau đó, Đàm Diên Khải cũng tỏa sáng rực rỡ, có thể nói tuyệt đối đảm đương được danh hiệu Trạng nguyên đứng đầu của kỳ thi lần này.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Đáng tiếc là, trời có phong vân bất trắc, người có họa phúc sớm chiều! Ngày có kết quả, Đàm Diên Khải nhìn vị trí thứ 35 của mình trong danh sách, lòng tự hoài nghi chính mình.
Vì muốn làm rõ nguyên nhân rớt bảng, Đàm Diên Khải ba lần đến thăm hỏi Đế sư Ông Đồng Hòa, muốn nhận được câu trả lời rõ ràng. Đối mặt với người trẻ tuổ.i cố chấp như vậy, Ông Đồng Hòa bất đắc dĩ nói ra sự thật.
Thì ra, cái tên Đàm Diên Khải lại là nguyên nhân khiến ông bị vụt mất danh hiệu Trạng nguyên. Năm 1898, phong trào Bách nhật duy tân được phát động rầm rộ.
“Mậu Tuất lục quân tử” do Đàm Tự Đồng cầm đầu chủ trương khoa học, cải cách tư tưởng biến pháp, làm tổn hại đến lợi ích triều đình do Từ Hi Thái hậu cầm đầu. Có thể nói Từ Hi hận Đàm Tự Đồng đến thấu xương.
Vì thế, khi Từ Hi nhìn vào bảng danh sách trúng khoa cử, thấy tên của vị trí thứ nhất Đàm Diên Khải liền nghĩ đến Đàm Tự Đồng. Hơn nữa Đàm Diên Khải và Đàm Tự Đồng đều nằm trong bộ ba “Hồ Tương tam công tử” càng khiến Từ Hi giận dữ hơn. Thế là bà vung bút xóa tên Đàm Diên Khải.
Đàm Diên Khải nghe vậy sinh lòng bất bình, thế nhưng thời bấy giờ, giai cấp thống trị cầm quyền, nên ông chỉ đành ngậm đắng nuốt cay.
Màn trả thù sâu cay
Chứng kiến sự bất công của triều đình nhà Thanh, Đàm Diên Khải lại không thể làm gì được, đành phải tuân theo sự an bài của triều đình, lập tức trở về Hồ Nam điều hành trường học.
Tuy rằng sau khi trở về Hồ Nam, Đàm Diên Khải bình thản hơn rất nhiều, ông viết ra “Tổ truyền thi tập” nổi tiếng. Nhưng sự kiện mất danh Trạng nguyên vẫn để lại cho Đàm Diên Khải một bóng ma tâm lý.
Năm 1907, Từ Hi Thái hậu đích thân chủ trì một cuộc cải cách mang tên “Đinh Vị Tân Chính”, Đàm Diên Khải bất kể hiềm khích trước kia ủng hộ Thái hậu. Không ngờ mục đích của cuộc cải cách này là bồi dưỡng thế lực thân quý Mãn Châu để kiềm chế phái Bắc Dương.
Sau khi biết được chân tướng, Đàm Diên Khải thất vọng vô cùng đối với chính phủ nhà Thanh. Năm 1911, cuộc nổi dậy Vũ Xương do Tưởng Dực Vũ lãnh đạo nổ ra (có tác dụng như chất xúc tác cho cách mạng Tân Hợi, chấm dứt triều đại nhà Thanh), Đàm Diên Khải nhanh chóng gia nhập đội khởi nghĩa.
Đàm Diên Khải được công nhận nhờ năng lực xuất chúng, con đường làm quan có thể nói là thuận buồm xuôi gió.
Chính phủ nhà Thanh và Từ Hi Thái hậu đã từng xóa bỏ danh hiệu Trạng nguyên của Đàm Diên Khải chỉ vì cái tên, giờ đây bị cuộc khởi nghĩa Vũ Xương xóa sổ trong dòng chảy lịch sử Trung Quốc.
Sau khi nhà Thanh sụp đổ, hoàng tộc Ái Tân Giác La đã đi đâu?
Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, hóa ra hoàng tộc Ái Tân Giác La không bị tận diệt. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 21, những thông tin về gia tộc quyền quý này mới dần được hé mở.
Nhà Thanh chính là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại kéo dài gần 300 năm này do Ái Tân Giác La, một dòng họ Mãn Châu thống trị.
Dòng họ Ái Tân Giác La thống trị triều đại nhà Thanh gần 300 năm.
Theo thống kê điều tra dân số, Mãn Châu là một trong những dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Trung Quốc, với 10,38 triệu người, chỉ sau dân tộc Choang và Hồi. Người Mãn Châu chủ yếu tập trung sinh sống nhiều nhất ở Liêu Ninh và Hà Bắc (Trung Quốc).
Vậy, sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ năm 1912 với vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi, những người được cho là hậu duệ của gia tộc Ái Tân Giác La đã đi đâu?
Trong tiếng Mãn Châu, từ "Ái Tân" có nghĩa là vàng. Đây có thể là nguyên nhân một số hậu duệ của nhà Thanh sau đó đổi thành họ Kim.
Một số học giả ước tính rằng, vào thời Tuyên Thống (niên hiệu của Phổ Nghi khi là hoàng đế Đại Thanh), tổng số thành viên của gia tộc Ái Tân Giác La không dưới 400.000 người.
Vậy, hơn 100 năm sau khi nhà Thanh sụp đổ, vì sao hiện nay có rất ít người mang họ Ái Tân Giác La? Hậu duệ của gia tộc cao quý này đã đi đâu?
Trước khi sụp đổ, triều đại nhà Thanh từng có giai đoạn phát triển cực thịnh, sử gọi là Khang Càn thịnh thế.
Trên thực tế, sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, do lo sợ gặp rắc rối, đồng thời để hòa nhập với thời đại mới, nhiều thành viên của gia tộc Ái Tân Giác La đã thay tên đổi họ và sống lưu lạc khắp nơi. Để giữ kín bí mật về gia thế danh gia vọng tộc, hầu hết con cháu của Ái Tân Giác La đều đổi thành họ Kim và họ Triệu. Một số ít thì đổi sang các họ khác của người Hán.
Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, nhiều người thuộc hậu duệ của dòng họ Ái Tân Giác La đã bắt đầu đổi lại tên họ để chứng minh họ thuộc dòng dõi cao quý của nhà Thanh.
Phát hiện ngôi làng hậu duệ của dòng họ Ái Tân Giác La
Theo một cuộc khảo sát và nghiên cứu của Đại học Vân Nam về các làng dân tộc thiểu số của Trung Quốc vào năm 2003, cuối cùng các chuyên gia cũng tìm thấy một ngôi làng là nơi sinh sống tập trung của hậu duệ hoàng tộc nhà Thanh ở khu vực miền núi phía đông tỉnh Liêu Ninh.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người dân ở ngôi làng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm di truyền và nghi thức truyền thống của hoàng tộc nhà Thanh. Cụ thể, nhóm nghiên cứu từ Đại học Vân Nam đã tiến hành thu thập các mẫu má.u từ ngôi làng này và thành lập "ngân hàng gene" dân tộc thiểu số đầu tiên của Trung Quốc.
Hiện nay vẫn còn nhiều hậu duệ của hoàng tộc Ái Tân Giác La. Họ sinh sống tập trung trong những ngôi làng, khu vực nhất định và luôn cố gắng gìn giữ văn hóa, truyền thống của dòng họ cao quý.
Ngoại trừ các đặc điểm về di truyền, người trong ngôi làng này còn rất coi trọng đạo đức gia đình, lễ tiết gia phong.
Đương nhiên những người hậu duệ của họ Ái Tân Giác La này cũng rất coi trọng việc giáo dục văn hóa. Những đứ.a tr.ẻ trong làng đều phải học " Tam Tự Kinh" và " Bách Gia Tính" ngay từ khi còn nhỏ.
Từ những phát hiện trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy các phong tục truyền thống của nhà Thanh vẫn được duy trì và gìn giữ tại ngôi làng này.
Theo những người dân trong làng kể lại, hậu duệ trực tiếp của hoàng tộc Ái Tân Giác La chủ yếu hiện sinh sống ở ba tỉnh Đông Bắc (Trung Quốc). Ngoại trừ các hoạt động nghi lễ quan trọng, hầu như không có sự tiếp xúc nhiều giữa các nhánh hậu duệ này.
Nhiều hậu duệ của dòng họ Ái Tân Giác La hiện đang sinh sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Vùng Đông Bắc là "nơi khởi phát" của triều đại nhà Thanh, đồng thời là quê hương của người Mãn Châu. Do đó, sau khi nhà Thanh sụp đổ, khoảng 70.000 thành viên hoàng tộc Ái Tân Giác La đã trở về quê hương ở vùng Đông Bắc, thay tên đổi họ va trở thành dân thường. Từ hoàng thân quốc thích với hoàng đế, nhiều người họ Ái Tân Giác La đã trở thành nông dân, làm ruộng để kiếm sống.
Tuy nhiên, thực tế cũng có một số thành viên hoàng tộc của nhà Thanh lại lựa chọn di cư ra nước ngoài để có cuộc sống ổn định và giàu sang. Đơn cử như việc sau khi Phổ Nghi được người Nhật ủng hộ trở thành Hoàng đế của Đại Mãn Châu Đế quốc, những người họ hàng thân thích đã lợi dụng mối quan hệ để cùng gia đình di cư sang Nhật Bản. Những người giàu có hơn thì chọn di cư sang Mỹ và một số nước châu Âu.
Ảnh hiếm ghi lại chân dung thành viên gia đình của Từ Hy Thái hậu, bất ngờ nhất là nhan sắc hai cô cháu gái Nhờ có Từ Hi Thái hậu, nhiều thành viên trong gia đình bà được sống trong nhung lụa, có chức vị cao trong triều đình. Từ trước đến nay, Từ Hi Thái hậu đã luôn là một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, sử sách cho rằng bà là một người tàn nhẫn, thao túng người thân...