Vị tổng giám đốc ‘thổi’ giá thiết bị từ 100 triệu lên 130 tỷ
– Với việc “thổi giá” thiết bị lặn gấp 1.300 lần để rút tiền Nhà nước, vị cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II và 2 đồng phạm đã bị cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình.
Ngày 6/4, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “tham ô tài sản” do bị cáo Vũ Quốc Hảo (SN 1955, nguyên Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II) cùng đồng phạm thực hiện.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, Vũ Quốc Hảo nguyên là Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II (viết tắt là ALCII) – trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quá trình điều hành hoạt động, với mục đích rút tiền của Nhà nước, Vũ Quốc Hảo đã chủ động bàn bạc với Khương Minh Hiệp – Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đại Phú Gia và một số đối tượng thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải.
Bị cáo Vũ Quốc Hảo.
Ban đầu, Công ty Cát Long Hải do Phạm Minh Tuấn là Chủ tịch Hội đồng quản trị và em họ Vũ Quốc Hảo là Vũ Hùng Sơn làm Giám đốc. Theo giấy đăng ký, Công ty Cát Long Hải có vốn điều lệ là 16 tỉ đồng nhưng thực chất toàn bộ số tiền trên do Vũ Quốc Hảo đi vay mượn của các đơn vị, cá nhân.
Cùng thời gian này, qua mối quan hệ làm ăn, Hảo quen với ông Kochi (người Nhật Bản). Biết ông Kochi có tàu lặn Tinro 2 (sản xuất năm 1975), Hảo nảy sinh ý định sử dụng tàu này làm tài sản bảo đảm để ký hợp đồng thuê tài chính với ALCII nên thỏa thuận để ông Kochi đưa tàu lặn làm tài sản góp vốn vào Cát Long Hải.
Video đang HOT
Khi ông Kochi cho biết tàu Tinro 2 không có hồ sơ pháp lý, Hảo cho biết sẽ nghĩ cách hợp thức hóa con tàu trên cho Công ty Cát Long Hải. Sau đó, Hảo chi tiền thuê tàu Hải Dương 9 chở tàu Tinro 2 ra tận địa phận cảng Cửa Cấm (Hải Phòng) cố ý tạo tình huống cho con tàu này bị bắt giữ.
Sau đó, Tinro 2 được Sở Tài chính Hải Phòng xử lý bán thanh lý tang vật theo quy định, không qua đấu giá. Hảo chỉ đạo Tuấn làm thủ tục xin mua lại Tinro 2 với giá 100 triệu đồng và tiến hành hoàn thiện thủ tục pháp lý theo kế hoạch.
Do tàu Tinro 2 trị giá chỉ 100 triệu đồng nên Hảo tiếp tục thông đồng với Hoàng Lộc (Tổng giám đốc công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam) và Lê Phúc Đức (Giám định viên) để “thổi giá” con tàu này lên gấp hơn 1.300 lần – thành 130 tỉ đồng.
Ngay sau thao tác trên, Hảo chỉ đạo tiếp hàng loạt cấp dưới là lãnh đạo, cán bộ ALCII thực hiện hợp đồng mua bán, cho thuê tài chính để giải ngân cho Công ty Cát Long Hải 130 tỉ đồng.
Với hành vi phạm tội như trên, xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt 3 bị cáo Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Lộc cùng mức án tử hình về tội “tham ô tài sản”, 4 bị cáo lãnh án chung thân, các bị cáo còn lại lãnh án từ 15 đến 20 năm tù.
Sau khi án tuyên, có 6 bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo Nguyễn Văn Tài có đơn xin xét xử vắng mặt do sức khỏe yếu.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày.
M.Phượng
Theo_VietNamNet
Những màn phù phép 'thổi giá' tàu lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh vừa tống đạt quyết định đưa vụ án "thổi giá tàu lặn Tinro từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng" xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII) ra xét xử phúc thẩm trong các ngày 19 và 20/3.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, trong quá trình điều hành Công ty ALC II, với mục đích rút tiền của Nhà nước thông qua việc ký và thực hiện các hợp đồng cho thuê tài chính, Vũ Quốc Hảo (nguyên TGĐ) đã chủ động bàn bạc với Khương Minh Hiệp (TGĐ Công ty cổ phần Đại Phú Gia) và một số đối tượng thành lập Công ty cổ phần Cát Long Hải.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Thông qua mối quan hệ làm ăn, Hảo biết ông Kochi (người Nhật Bản) có tàu lặn Tinro 2 đang khai thác tại Bà Rịa - Vũng Tàu nên đề nghị ông này đưa vào làm tài sản góp vốn Công ty Cát Long Hải.
Do tàu Tinro 2 không có hồ sơ pháp lý, để hợp thức hóa, Hảo đã chi tiền thuê tàu Hải Dương 9 chở tàu Tinro 2 ra tận địa phận cảng Cửa Cấm (Hải Phòng) tạo tình huống cho con tàu này bị bắt giữ. Do tàu Tinro 2 không có tài liệu, hồ sơ pháp lý nên Cục Hải quan Hải Phòng tạm giữ đúng theo ý đồ của Hảo.
Sau đó, Tinro 2 được Sở Tài chính Hải Phòng xử lý bán thanh lý tang vật và Phạm Minh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cát Long Hải) làm thủ tục xin mua lại với giá 100 triệu đồng. Sau đó, Hảo đã bàn bạc với Tuấn, Vũ Đức Hòa (Giám đốc Công ty CP Cát Long Hải) móc nối với Hoàng Lộc (giám định viên- TGĐ Công ty cổ phần Thẩm định giá VN (Vivaco) giám định giá tàu Tinro lên tới 130 tỉ đồng.
Sau khi có được chứng thư thẩm định giá nêu trên, Hảo đã chỉ đạo cho hàng loạt cấp dưới thực hiện hợp đồng mua bán, cho thuê tài chính để giải ngân cho Công ty Cát Long Hải 130 tỉ đồng. Số tiền này, Hảo đã chỉ đạo cho Hòa sử dụng 79 tỉ đồng giải chấp các khoản nợ vay mua đất, trích nộp tiền đặt cọc cho ALCII 40,3 tỉ, chi sửa tàu và mua bảo hiểm cho tàu Tinro... chỉ còn hơn 14 triệu đồng.
Với hành vi phạm tội như trên, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 11 bị cáo về tội tham ô tài sản. Tháng 9/2014, xử sơ thẩm, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt tử hình 3 bị cáo Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Lộc. Có 4 bị cáo lãnh án chung thân, còn lại cũng lãnh án từ 15 đến 20 năm tù.
Ngoài hình phạt tù, tòa còn tuyên buộc 4 bị cáo Hảo, Tuấn, Hòa và Lê Thị Minh Huệ (kế toán trưởng Công ty Cát Long Hải, lãnh án chung thân) liên đới bồi thường cho Công ty ALC số tiền đã chiếm đoạt trên 130 tỷ đồng.
Sau khi án tuyên, cả 11 bị cáo đều có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, nhiều đương sự có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo xin xem xét số tài sản đã bị kê biên do liên quan đến vụ án.
Theo A. Huy
Công an nhân dân
Tuyên án vụ tham nhũng tại ALC II: 3 án tử, 4 chung thân và 69 năm tù Nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại công ty cho thuê tài chính 2 là đặc biệt nghiêm trọng, TAND TPHCM đã tuyên phạt 3 án tử hình, 4 chung thân và 69 năm tù cho các bị cáo còn lại. Sau 10 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 26/9, TAND TPHCM...