Vị thủ tướng đứng ở đuôi máy bay trên cao 5.000m vẫy chào chiếc F-16
Một vị thủ tướng mới đây có hành động mạo hiểm hiếm thấy khi đứng ở đuôi một chiếc máy bay đang bay để vẫy tay chào phi công lái chiến đấu cơ F-16 áp sát ngay trước mặt.
Thủ tướng Đan Mạch Lars Rasmussen hồi đầu tuần này đứng phía sau máy bay vận tải C-130, để vẫy chào phi công lái chiến đấu cơ F-16 đang hộ tống mình, theo Daily Mail.
Trong video, ông Rasmussen đứng ở độ cao khoảng 5.000 mét mà không có bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào. Thủ tướng Đan Mạch ra hiệu cho 2 chiếc F-16 tiến lại gần và vẫy tay chào phi công.
Tờ Daily Mail bình luận đây là hành động hết sức nguy hiểm, ông Rasmussen hoàn toàn có thể bị cuốn ra ngoài bởi áp lực không khí.
Nguồn tin của báo Anh cho biết, 2 chiến đấu cơ F-16 khi đó đang có nhiệm vụ huấn luyện, nâng cao năng lực hộ tống.
Thủ tướng Đan Mạch vẫy tay chào phi công lái chiếc F-16 áp sát ngay phía sau máy bay vận tải C-130.
Đoạn video xuất hiện tròn một tuần sau khi 4 chiếc F-16 Đan Mạch tham gia tập trận cùng đồng minh NATO. 4 chiến đấu cơ này sẽ tuần tra trong không phận đồng minh, thay thế cho 4 chiếc F-15 của Mỹ.
NATO hiện đang tăng cường quân đội, xe thiết giáp và máy bay dọc theo biên giới Nga ở phía đông. Đây được coi là sự hiện diện quân sự lớn nhất của NATO kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Video đang HOT
Khoảng 1.200 binh sĩ NATO đóng quân ở Lithuania và hàng ngàn binh sĩ khác đang có mặt tại Estonia, Latvia và Ba Lan.
Căng thẳng đạt đến mức cao trào kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga năm 2014. Nga cũng bị cáo buộc hỗ trợ phe nổi dậy ở miền đông Ukraine.
4 chiếc F-16 của Đan Mạch tham gia tuần tra không phận đồng minh NATO kể từ tuần trước.
Kể từ đó, các máy bay Nga xuất hiện ngày càng nhiều gần không phận châu Âu. Năm ngoái, chiến đấu cơ Đan Mạch đã xuất kích 37 lần để ngăn chặn máy bay Nga, gấp đôi so với một năm trước đó.
Đan Mạch tuần trước cũng đóng góp 200 binh sĩ vào chiến dịch của NATO ở Estonia. Thủ tướng Đan Mạch Rasmussen khi đó nói: “Hành động của Nga tạo nên mối đe dọa chưa từng có tiền lệ và bất ổn an ninh trong khu vực Baltic”.
“Khi tôi gặp ông Puin ở Copenhagen trong nhiệm kỳ đầu tiên làm thủ tướng vào năm 2010, mọi người đã nghĩ rằng đây là sự bắt đầu của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa châu Âu và Nga, rằng chúng ta có thể giảm chi tiêu quân sự”, ông Rasmussen nói.
“Nhưng hành động gây hấn của Nga ở Crimea là minh chứng khẳng định Đan Mạch cần phải thực tế và nâng cao an ninh quốc gia”.
Theo Danviet
'Vận tải cơ ma' khiến lính Pháp hoang mang năm 1988
Một máy bay C-130 xuất hiện trên căn cứ Pháp tại Chad và bị trúng tên lửa, nhưng không ai biết được nguồn gốc chiếc máy bay.
Vận tải cơ C-130 với hệ thống đèn hạ cánh. Ảnh: Flickr.
Tối 7.7.1988, lực lượng Pháp đóng tại căn cứ Faya-Largeau ở Chad nhận lệnh báo động chiến đấu, khi một máy bay vận tải C-130 xuất hiện một cách bí ẩn trên bầu trời. Lính Pháp phóng tên lửa và đánh trúng mục tiêu, nhưng không tìm thấy dấu hiệu nào của chiếc C-130 sau đó, khiến nhiều người cho rằng đó là một vận tải cơ ma, theo War is Boring.
Quân đội Pháp được cử tới đồn trú ở Chad để hỗ trợ an ninh sau cuộc xung đột giữa quốc gia châu Phi này với nước láng giềng Libya năm 1987. Khi có thông tin tình báo rằng quân đội Libya đang điều chuyển lực lượng ở phía nam, khu vực giáp với Chad vào tháng 3/1988, các căn cứ Pháp trên lãnh thổ Chad được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Đầu tháng 7.1988, binh sĩ Pháp tăng cường cảnh giác trước cuộc gặp giữa ngoại trưởng Chad và Libya, do lo ngại khả năng Libya mở cuộc tấn công bất ngờ trong giai đoạn này.
Tại căn cứ không quân Faya-Largeau, nhiệm vụ phòng không được giao cho Trung đoàn pháo binh dù số 35. Đơn vị này được biên chế ba khẩu đội tên lửa vác vai Stinger, bố trí ở các trận địa trên ngọn đồi gần căn cứ. Để tránh bị khẩu đội Stinger bắn hạ, các máy bay Pháp và Chad phải tiếp cận ngọn đồi ở độ cao nhất định, đồng thời bật đèn hạ cánh.
Trong ngày 7 và 8.7, không quân Libya tiến hành nhiều chuyến trinh sát bằng tiêm kích Mirage 5DR và MiG-25R trên khu vực Bardai, Ounianga Kebir và Faya-Largeau, làm tăng căng thẳng cho binh sĩ thuộc Trung đoàn 35.
Lúc 20h tối 7.7, một phi cơ không xác định tiếp cận căn cứ Faya-Largeau ở độ cao 400-500 m. Nó bay qua mà không đáp ứng các yêu cầu phân biệt địch ta, trong khi cửa khoang hàng mở rộng và phát ra một dòng khí mờ. Căn cứ phát báo động tấn công hóa học, toàn bộ binh sĩ phải mặc đồ bảo hộ và mặt nạ phòng độc, ba khẩu đội Stinger được phép khai hỏa.
Lính Pháp thử nghiệm tên lửa Stinger tại Chad. Ảnh: War is Boring.
Chiếc máy bay được xác nhận là vận tải cơ C-130. Trong lần bay qua thứ hai, nó bật đèn chiếu nhưng vẫn không phản hồi yêu cầu nêu danh tính. Khi phi cơ cách căn cứ Faya-Largeau khoảng 4 km, cả ba khẩu đội Stinger đồng loạt khai hỏa. Tên lửa đầu tiên gặp lỗi kỹ thuật, quả thứ hai tự hủy sau khi bay hết tầm, quả đạn cuối cùng đánh trúng mục tiêu và phát nổ.
Tuy nhiên, lính Pháp không thể tiếp cận khu vực rơi dự kiến của chiếc C-130, do trời quá tối và địa hình bị cài mìn dày đặc. Sáng hôm sau, một máy bay tuần tra Pháp xuất hiện trên bầu trời trong 15 phút và sau đó biến mất. Chỉ huy Pháp đột ngột thay đổi nhân sự của các khẩu đội Stinger và không đề cập tới chiếc máy bay bị bắn hạ.
5 ngày sau, một phi cơ khác bay qua căn cứ Faya-Largeau trong điều kiện tương tự, nhưng với cửa khoang hàng đóng chặt. Lính Pháp không khai hỏa trong vụ việc này.
Danh tính và số phận của phi cơ C-130 vẫn là bí ẩn. Một số chuyên gia cho rằng đó là vận tải cơ C-130H của không quân Libya, trong khi nhiều người nhận định đây là máy bay L-100 hoặc C-130 phục vụ tình báo Mỹ.
Theo cựu đại sứ Chad tại Pháp Ahmad Allam-Mi, chính phủ Pháp từng thông báo cho Chad về những chuyến bay qua Faya-Largeau của một máy bay được cho là trong biên chế không quân Libya.
Tuy nhiên, nhà đàm phán Libya El Houdeiri bác bỏ cáo buộc này, cho rằng Libya không liên quan tới những chuyến bay bí ẩn đó. Chính phủ Libya khẳng định "các quốc gia phản đối thỏa thuận hòa bình" đã tiến hành hoạt động bay nhằm phá hoại tiến trình đàm phán của nước này với Chad.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Chiếc máy bay vận tải từng được Việt Nam đưa vào "tầm ngắm" để thay thế C-130 Đến đầu năm 1981, toàn bộ số máy bay hệ hai của Trung đoàn 918 (trong đó có C-130) đã phải ngừng hoạt động. Chiếc máy bay vận tải từng được Việt Nam đưa vào "tầm ngắm" để thay thế C-130 Từ năm 1979 đến năm 1984 là khoảng thời gian diễn ra quá trình hiện đại hóa nhanh chóng và mạnh mẽ...