Vị thế ‘mong manh’ của Thổ Nhĩ Kỳ giữa Nga và NATO
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ thành công trong việc cân bằng mong manh giữa đối tác kinh tế là Nga và các đồng minh NATO.
Nhưng với áp lực ngày càng gia tăng, Ankara “đang đi trên lớp băng mỏng” và sẽ khó khăn hơn trong mùa Đông này.
Tổng thống Nga Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: EPA
Theo Sine Ozkarasahin, nhà phân tích an ninh và quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách đối ngoại (EDAM) có trụ sở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào Nga 45% khí đốt, nhưng việc tiếp tục hợp tác với Moskva đang trở nên khó khăn hơn trước áp lực từ các đồng minh phương Tây. Khi áp lực gia tăng, lập trường tương đối trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng khó duy trì.
Chuyên gia Ozkarasahin cho rằng trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đã khá thành công trong việc tạo ra sự cân bằng mong manh giữa các đồng minh phương Tây và đối tác kinh tế Nga của mình. Chiến lược này được thể hiện rõ trong các cuộc đàm phán ngoại giao sâu rộng và trung gian hòa giải liên tục giữa Kiev và Moskva. Tuy nhiên, với sức ép ngày càng tăng khi xung đột kéo dài, chiến lược trên của Ankara ngày càng gặp nhiều thách thức.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga – Ukraine, Ankara đã thực hiện một nỗ lực đáng kể để chứng minh vị thế là một thành viên đáng tin cậy của NATO đối với các đồng minh của mình. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên trong NATO cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí quan trọng. Viện trợ quân sự của Ankara tập trung vào nguồn cung cấp thiết bị bay không người lái (UAV), đặc biệt là các máy bay không người lái Bayraktar TB2 đã được chứng minh tính hiệu quả trên thực tế.
Bên cạnh việc cung cấp máy bay không người lái, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đưa ra các giải pháp cho một số vấn đề chiến lược cấp bách ở Ukraine. Vài ngày sau khi xung đột nổ ra, Ankara đã viện dẫn Công ước Montreux và đóng cửa eo biển Dardanelles và Bosporus đối với tàu chiến Nga. Trong bối cảnh cảng Odessa bị phong tỏa và cuộc khủng hoảng lương thực nguy cơ bùng phát, Ankara đã làm trung gian cùng với Liên hợp quốc để thiết lập một hành lang ngũ cốc cho phép các tàu bị mắc kẹt ở cảng của Ukraine có thể xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.
Video đang HOT
Ngoài ra, với tư cách là nhà trung gian, Thổ Nhĩ Kỳ đã môi giới thỏa thuận trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, khi Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách chứng tỏ mình là một quốc gia NATO đáng tin cậy, những ràng buộc về địa kinh tế với Nga vẫn tồn tại. Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới trên biển với Nga và sự cân bằng quyền lực giữa Moskva – Ankara là rất quan trọng đối với an ninh ở khu vực Biển Đen. Hai nước cũng có những ràng buộc kinh tế, chủ yếu thể hiện trong lĩnh vực du lịch và thương mại.
Đó là lý do tại sao, trong khi giúp củng cố khả năng quân sự của Ukraine, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng cho rằng Ankara có thể coi Su-35 do Nga sản xuất như một sự lựa chọn cho việc hiện đại hóa không quân nước này. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ đang có một dự án năng lượng chiến lược với Nga – nhà máy điện hạt nhân Akkuyu – cũng như một thỏa thuận gần đây về một dự án đường ống sẽ kết nối khí đốt của Nga với châu Âu.
Tuy nhiên, với việc xung đột ở Ukraine kéo dài và nguy cơ leo thang, Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Về mặt lý trí, Ankara sẽ cần các đồng minh phương Tây thừa nhận những lo ngại về an ninh chính đáng của mình.
Trong nhiều thập kỷ, chiến lược ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy tính hiệu quả ở hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp của Ukraine, thời gian cho vai trò trung gian của Ankara có thể đã bị thu hẹp. Thực tế này được thể hiện trong tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vào đầu tháng 10/2022. Quan chức ngoại giao này lưu ý rằng cả hai bên Ukraine và Nga đã “nhanh chóng rời xa giải pháp ngoại giao” và rằng “một lệnh ngừng bắn khả thi” giữa hai bên phải được “thiết lập càng sớm càng tốt”.
Tuyên bố trên phản ánh một thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phụ thuộc vào Nga trong các lĩnh vực quan trọng khác nhau, bao gồm năng lượng, du lịch và an ninh. Về năng lượng, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phụ thuộc vào Nga với 45% lượng khí đốt. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, vẫn chưa rõ liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể trả cái giá mà Nga yêu cầu hay không. Bất chấp những kế hoạch mới nhằm biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một trung tâm năng lượng giúp trung chuyển khí đốt của Nga sang các thị trường châu Âu, vấn đề an ninh (nguồn cung) và hoạt động của đường ống TurkStream không ổn định sẽ làm gia tăng tính dễ bị tổn thương đối với Ankara và các đồng minh phương Tây.
Nói một cách ngắn gọn, kế hoạch mới đề xuất thành lập một trung tâm phân phối ở Thổ Nhĩ Kỳ để xuất khẩu nhiều khí đốt hơn sang châu Âu thông qua TurkStream, mặc dù sẽ có lợi cho ông Erdogan trong nước, nhưng có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình thế khó khăn hơn trước với các đồng minh phương Tây, những nước đang tích cực tìm cách giảm sự phụ thuộc năng lượng của họ vào Nga.
Về mặt tài chính, hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bị phương Tây gây sức ép, điều này đã khiến các ngân hàng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngừng thanh toán theo hệ thống Mir của Nga. Quyết định này thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xem xét các lựa chọn thay thế khác để tham gia vào các giao dịch với Nga.
Tóm lại bà Ozkarasahin nhấn manh, bị áp lực bởi cả hai bên, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng rơi vào thế khó, đặc biệt trong mùa Đông này. Để trấn an các đồng minh NATO, Ankara có thể sẽ cần đến một cuộc đối thoại cởi mở nhấn mạnh lợi ích chung, cũng như sự đồng cảm với các mối quan tâm và nhu cầu an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguyên nhân sâu xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, với quyết định ngăn cản nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, đang giúp nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp Nga Putin trong một cuộc gặp ở Moskva năm 2020. Ảnh: AFP
Phần Lan và Thụy Điển đã bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã công khai tuyên bố không ủng hộ động thái này. Vậy nguyên nhân sâu xa ở đây là gì?
Trang tin Inews.co.uk (Anh) ngày 22/5 dẫn lời một cựu quan chức hàng đầu của NATO cho rằng mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm gia tăng tầm quan trọng chiến lược của nước này.
Tiến sĩ Jamie Shea, cựu Phó Tổng thư ký NATO, nhận định Thổ Nhĩ Kỳ có "truyền thống" sử dụng cách tiếp cận này. Năm 2009, ông Erdogan phản đối bổ nhiệm Anders Fogh Rasmussen, cựu Thủ tướng Đan Mạch, làm Tổng thư ký của NATO, vì những lý do tương tự như những lý do mà Ankara đang viện dẫn trong trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan.
"Tổng thống Erdogan nghĩ rằng bằng cách gây ra thách thức vào thời điểm quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng NATO như một đòn bẩy để giải quyết các vấn đề song phương", Tiến sĩ Shea nói.
Một tình huống tương tự cũng xảy ra vào năm 2019 khi NATO muốn áp dụng các kế hoạch dự phòng quốc phòng mới cho ba quốc gia Baltic - Estonia, Latvia và Litva.
Karabekir Akkoyunlu, giảng viên về chính trị Trung Đông tại Đại học Soas ở London nhận xét: "Dường như ông Erdogan cho rằng xung đột ở Ukraine đã nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cả Nga, Ukraine và phương Tây. Mặc dù không ai thích hành động cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng không ai muốn xa lánh Ankara".
Ngoài ra, quan điểm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan cũng có thể do tình hình chính trị ở trong nước.
Năm 2019, đảng Công lý và Phát triển (APK) do ông Erdogan lãnh đạo đã bị đánh bại tại 5 trong số 6 thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả Istanbul và Ankara, trong các cuộc bầu cử địa phương. Thổ Nhĩ Kỳ đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng do kinh tế suy yếu, đồng lira giảm giá mạnh trong vài tháng qua và lạm phát gia tăng. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm tới và cuộc "phô trương quyền lực" trên trường quốc tế có thể đưa cử tri quay trở lại ủng hộ ông Erdogan và đảng APK.
Theo ông Akkoyunlu, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ do đó sẽ nhấn mạnh vào một số loại bảo đảm hoặc hành động hợp tác từ các quốc gia này, mà ông Erdogan có thể thể hiện như một chiến thắng ở trong nước.
Tuy nhiên, trong khi những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề người Kurd là một nguyên nhân, Tiến sĩ Shea lưu ý: "Đó cũng là một cách để có thêm nguồn cung cấp vũ khí đến Thổ Nhĩ Kỳ từ châu Âu và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã không hài lòng với việc các nước khác từ chối cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể Ankara muốn chấm dứt các hạn chế do một số nước châu Âu, trong đó có Phần Lan và Thụy Điển, áp đặt đối với xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ".
Một vấn đề đặc biệt hóc búa là tranh cãi với Mỹ về thỏa thuận cung cấp máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ vỡ vào năm 2019 sau khi Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Mỹ ngừng cung cấp máy bay phản lực F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã hối thúc Quốc hội chấp thuận nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như bán phiên bản mới nhất, điều này có thể giúp làm dịu sự bất bình của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan.
Về phần mình, Tiến sĩ Akkoyunlu kết luận: "Trong khi dường như ông Erdogan đang nâng cao vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với phương Tây, ông ấy cũng đang gửi một tín hiệu đến Điện Kremlin về giá trị của Ankara đối với Nga".
Tổng Thư ký NATO đến Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận việc gia nhập của Phần Lan, Thụy Điển Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 26/10 thông báo rằng ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters Theo nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ), ông Stoltenberg cho biết thêm: "Tôi hoan nghênh Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác...