Vị thế mới của kinh tế Việt Nam từ góc nhìn ông Trương Đình Tuyển
Hôm 18/12/2019, tại tòa nhà báo Nông thôn Ngày nay đã diễn ra sự kiện “Bình chọn 10 sự kiện kinh tế 2019″ và “Tọa đàm Kinh tế 2020: triển vọng từ cộng đồng ASEAN”.
Phát biểu tại sự kiện, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế – ông Trương Đình Tuyển đã chỉ ra vị thế mới, triển vọng mới của Việt Nam trong khối kinh tế ASEAN năm 2020.
Trong khuôn khổ sự kiện, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển chỉ ra rằng 2020 sẽ là năm quan trọng để Việt Nam khẳng định vị thế mới trên trường quốc tế khi vừa giữ cương vị Chủ tịch ASEAN vừa đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Đây cũng là năm đánh dấu mốc son 25 năm đồng hành cùng ASEAN của nước ta.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển phát biểu tại Tọa đàm kinh tế 2020: Triển vọng từ Cộng đồng ASEAN
Theo ông Tuyển, gắn bó với khối thương mại ASEAN là cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020. Thị trường 642 triệu dân với tổng diện tích hơn 1,7 triệu km2, ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu.
Trong những năm gần đây, tăng trưởng GDP bình quân của cả khu vực đạt trung bình 5,4%, cao hơn mức bình quân toàn cầu 3% và được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng quanh mức này trong khoảng 5 năm tiếp theo.
Chỉ tính riêng năm 2019, quy mô GDP ASEAN ước đạt khoảng 3.000 tỷ USD với tăng trưởng GDP của khối ước đạt 4,9%, cao hơn mức bình quân toàn cầu ước tính.
Video đang HOT
“Sắp bước sang năm thứ 5 năm thành lập, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cho đến nay được đánh giá là cộng đồng liên kết kinh tế thành công bậc nhất thế giới chỉ sau liên minh Châu Âu EU, với nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cùng hàng loạt nỗ lực hợp tác kinh tế nội khối”, Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.
Quang cảnh Tọa đàm kinh tế 2020: Triển vọng từ Cộng đồng ASEAN
Ông Tuyển chỉ ra rằng Việt Nam đã và đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong khối ASEAN, đồng thời đã sẵn sàng cho vị thế Chủ tịch ASEAN năm 2020. Đây không chỉ là một trách nhiệm to lớn mà còn mang đến những cơ hội đầy triển vọng cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập trên cơ sở kế thừa thành tựu của các nước Chủ tịch ASEAN tiền nhiệm; phát huy kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội, đăng cai các sự kiện chính trị – kinh tế lớn trong khối và quốc tế… Qua đó, xây dựng một cộng đồng ASEAN trên cơ sở gắn kết chặt chẽ và phát triển bền vững.
Song song với những triển vọng, Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cũng nhấn mạnh nhiều hạn chế, bất cập từ cộng đồng kinh tế ASEAN.
Đầu tiên là trình độ phát triển kinh tế thấp so với thế giới, trình độ sản xuất công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn yếu kém, mức thu nhập bình quân đầu người của đa số các quốc gia chỉ nằm ở ngưỡng trung bình. Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2018 chỉ ra bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 2.587 USD, kém mức bình quân thế giới 8.400 USD.
Thứ hai, hệ thống phân phối và đầu tư vào mạng lưới phân phối tại ASEAN còn hạn chế, gây khó khăn cho vấn đề đầu ra, nhất là đầu ra các mặt hàng nông sản vốn có tính cạnh tranh cao trong chính khối kinh tế.
Cuối cùng, liên quan đến cơ chế hoạt động của nội bộ khối ASEAN, mỗi quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận. Do đó trong nhiều trường hợp, khó đưa ra được tuyên bố chung khi các quốc gia không đạt tới mức độ đồng thuận nhất định, làm trì hoãn các quyết sách kinh tế kịp thời.
2020 là một năm nhiều ý nghĩa với cộng đồng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Với ASEAN, đây là năm bản lề quan trọng để nhìn lại chặng đường 5 năm trong tiến trình Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 – 2025. Với Việt Nam, vị thế Chủ tịch ASEAN sẽ đem đến cho đất nước nhiều tiềm năng mới, luồng gió mới cho môi trường đầu tư kinh doanh cũng như triển vọng kinh tế. Do đó, làm thế nào để “đón gió”, tận dụng những tiềm lực từ ASEAN để phát triển kinh tế sẽ là bài toán mà các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp phải giải trong năm kinh tế tiếp theo.
Phát huy vai trò xung kích của Thanh niên Việt Nam hướng tới năm Chủ tịch ASEAN 2020
Nhân dịp kỷ niệm 52 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (8/8/1967 - 8/8/2019) và hướng tới năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, chiều 7/8, tại Hà Nội .
Đoàn Thanh niên Ban Đối ngoại Trung ương Đảng phối hợp với Đoàn Thanh niên Văn phòng Chính phủ, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao và Đoàn Thanh niên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tọa đàm "Cộng đồng ASEAN và năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam".
Tham dự buổi tọa đàm có bà Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Nguyễn Hải Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Quốc tế Trung ương Đoàn; ông Trần Hữu, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên ở nhiều đơn vị.
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương Trần Hữu cho biết, bên cạnh việc đề xuất các giải pháp tăng cường hơn nữa hình ảnh, vai trò và vị thế của Việt Nam tại khu vực và quốc tế, nhất là trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, tọa đàm còn nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Khối về Cộng đồng ASEAN. Đây là hoạt động ý nghĩa phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên Khối các cơ quan Trung ương trong công cuộc hội nhập quốc tế, gắn hoạt động chuyên môn với công tác đoàn.
Theo các diễn giả, sau 52 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã và đang đạt được những thành tựu đáng tự hào. ASEAN dần trở thành một đại gia đình gắn kết các thành viên. Từ một khu vực vốn dĩ bị chia rẽ bởi sự khác biệt về ý thức hệ và trình độ phát triển trở thành một cộng đồng chia sẻ những nguyên tắc, giá trị chung, cùng hướng tới việc hiện thực hóa Tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN 2025.
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này vào năm 1995, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN. Sau 25 năm gia nhập ASEAN, 10 năm kể từ lần gần nhất đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ một lần nữa đảm nhiệm trọng trách trong năm 2020, trong đó có cả những cơ hội và thách thức mới.
Ông Dương Hải Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao ví ASEAN như tâm của một vòng tròn đồng tâm, có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh của khu vực. Với cơ chế của ASEAN, các quốc gia thành viên có cơ hội để cùng trao đổi về các vấn đề nóng của khu vực, giúp điều hòa các tranh chấp.
Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng gay gắt. Đây là thời điểm hết sức quan trọng để ASEAN khẳng định lại mình. Nếu ASEAN có thể đoàn kết, gắn mình vào những nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tìm ra cách xử lý hài hòa các mối quan hệ thì không chỉ giúp ASEAN tiếp tục giữ được vai trò trung tâm mà còn bảo vệ, hỗ trợ cho các nước thành viên.
Nhận xét về tình hình ASEAN hiện nay, ông Nguyễn Thành Hưng , Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh về khoảng cách phát triển trong ASEAN, cũng như sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề này. Giá trị lớn nhất mà ASEAN mang lại cho nhóm nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển không phải bằng tiền mà là qua các chương trình nghị sự, quá trình huy động vốn đầu tư, nhân lực và đặc biệt là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, vốn có thể thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia thành viên, qua đó giải quyết vấn đề khoảng cách phát triển nội khối.
Về công tác chuẩn bị cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, kế hoạch chuẩn bị được đánh giá là đang theo đúng lịch trình, tiến độ, đảm bảo yêu cầu đặt ra. Ông Nguyễn Thành Hưng cho rằng năm Chủ tịch ASEAN 2020 là cơ hội để Việt Nam xây dựng chủ đề phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tại buổi Toạ đàm, các diễn giả cũng rất hào hứng trả lời những câu hỏi của các đoàn viên thanh niên tham gia trao đổi.
Nguyễn Hường
Theo Congthuong
Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Viện Đại biểu Quốc hội Belarus Belarus coi thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus, chiều 12/12, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Minsk, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Viện...