Vị thế BĐS Miền Trung tăng cao 6 tháng cuối năm đón nhận sức hút đầu tư lớn
Với vị thế du lịch được xếp vào top đầu cả nước, bất động sản miền Trung đang kéo dòng tiền của các nhà đầu tư trước đây vốn chỉ tập trung vào TP.HCM hay Hà Nội đang đổ về một cách nhanh chóng.
Vị thế của bất động sản miền Trung
Theo lý giải từ các chuyên gia, những năm trước đây, thị trường bất động sản ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội được nhà đầu tư săn đón ở hầu hết các phân khúc. Tuy nhiên, hiện nay với sự hạn chế về quỹ đất, cũng như việc siết chặt phân lô bán nền đã làm chuyển hướng dòng tiền của các nhà đầu tư ra xa. Dòng tiền này đang đổ dồn về thị trường bất động sản ven biển và nổi lên là thị trường tại Huế và Đà Nẵng.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có đường bờ biển dài, không gian biển rộng nhưng ít xảy ra các tai biến thiên nhiên. Do đó, loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang là kênh đầu tư thu hút đa số các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước.
Biết rằng, để sở hữu một sản phẩm bất động sản ven biển, nhà đầu tư nhiều khi phải chấp nhận chi thêm 15 đến 10% giá trị so với đất nền ở bên trong thành phố. Bởi, bất động sản ven biển thường có giá trị nghỉ dưỡng, sinh thái mà chỉ khu vực ven biển mới có thể mang lại.
Bên cạnh đó, tiềm năng du lịch của Việt Nam đang được chú trọng và phát triển, lượng khách du lịch hàng năm trong ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến khách quốc tế. Tính riêng trong giai đoạn từ 2017-2019, bình quân khách nước ngoài tăng trưởng 27%.
Không chỉ có tiềm năng về du lịch, tại các tỉnh miền Trung cơ sở hạ tầng cũng được phát triển đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của du khách. Trong đó, tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây là trục giao thông “xương sống” đã đi vào hoạt động, với tổng chiều dài 1.450 km, chạy xuyên qua 13 tỉnh (trong đó 13 cảng biển thì có 7 cảng biển loại I), với 25 triệu dân của 4 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam thực sự mở ra cơ hội làm ăn lớn cho cả khu vực. Ngoài ra, nội thành các tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế cũng không ngừng đầu tư nâng cấp các tuyến đường, “cơi nới” các chính sách thu hút nhà đầu tư.
Giá đất tăng mạnh nhờ chính sách “mở cửa” đón đầu
Nếu như năm 2018, việc phát triển quỹ đất còn nhỏ giọt thì sang đầu năm 2019 các trung tâm phát triển quỹ đất tại các tỉnh miền Trung đã liên tục giao bán để điều tiết thị trường. Điều này cho thấy trong những tháng cuối năm 2019, thị trường bất động sản miền Trung có dấu hiệu bứt phá mạnh.
Video đang HOT
Nhờ phát triển kinh tế du lịch trọng điểm – nâng cấp hạ tầng giao thông kéo theo sức điều chuyển định cư, thu nhập của người dân tăng mạnh, tạo ra cầu ở và đầu tư tại địa phương lớn. Theo ghi nhận, giá đất tại Thừa Thiên Huế có sự biến động theo từng khu vực như đất Xuân Phú tăng từ 16 triệu đồng/m2 lên 35 triệu đồng/m2, đất Thủy Vân tăng từ 8 triệu đồng/m2 lên 16 triệu đồng/m2. Tại thị trường Đà Nẵng, giá đất năm 2019 tăng gấp lần so với năm 2017.
Giá đất tăng cao kéo theo nhu cầu được đầu tư ngày càng lớn. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2019, Đà Nẵng đã trao giất chứng nhận đầu tư và thông báo cho phép nghiên cứu đầu tư cho 10 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 4 tỷ USD.
Tại Huế trong 6 tháng đầu năm, đã cấp mới 16 dự án đầu tư và điều chỉnh tăng vốn 04 dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm đạt trên 15.000 tỷ đồng.
Giá đất tăng cao giúp sinh lợi từ việc đầu tư, kéo theo nhu cầu được đầu tư ngày càng lớn.
Năm 2019, tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút và triển khai đầu tư các dự án trọng điểm như: Khu du lịch Six Miles Coast Resort (Chủ đầu tư Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô); dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây…
Đáng chú ý trong đó, dự án Khu du lịch Six Miles Coast Resort được nhiều nhà đầu tư đánh giá là sở hữu vị thế ấn tượng độc nhất nằm ngay dưới chân Đèo Hải Vân thuộc Vịnh Lăng Cô – Top 10 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Thêm vào đó, Six Miles Coast Resort được chú trọng đầu tư, bởi chủ đầu tư đã khéo léo đưa “linh hồn” văn hóa Cố Đô vào trong kiến trúc xây dựng các biệt thự của mình.
Chính những dự án được đầu tư bài bản và vẫn giữ được những văn hóa địa phương đã tạo sức đầu tư cũng như thúc đẩy ngành du lịch tại đây.
Với vị thế sẵn có về tiềm năng du lịch thiên nhiên, cùng với các di tích lịch sử, văn hoá, chắc chắn các tỉnh Miền Trung sẽ nhận thêm nhiều làn sóng đầu tư để bứt phá mạnh mẽ 6 tháng cuối năm 2019 và sang những năm tiếp theo.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Vay 'khủng' 1.300 tỷ đồng, bà Nguyễn Thanh Phượng gây bất ngờ
Vừa phát hành thành công 800 tỷ đồng trái phiếu, công ty chứng khoán của bà Nguyễn Thanh Phượng "thừa thắng xông lên" tiếp tục huy động thêm 500 tỷ đồng cũng với kênh này. Cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt đã hồi phục khá mạnh trên thị trường chứng khoán.
VCSC do bà Nguyễn Thanh Phượng sáng lập vừa trải qua một năm kinh doanh khá thuận lợi với khoản lãi vượt 1.000 tỷ đồng, tăng 26%
Thị trường chứng khoán phiên sáng nay (16/1) diễn ra trong tình trạng giằng co khi số mã tăng và giảm không cho thấy sự cách biệt đáng kể nào. Toàn thị trường ghi nhận có 244 mã giảm, 25 mã giảm sàn so với 212 mã tăng, 28 mã tăng trần.
Theo đó, VN-Index không tránh khỏi rung lắc và đang tạm dừng phiên sáng với mức giảm nhẹ 0,25 điểm tương ứng 0,03% còn 909,43 điểm. HNX-Index cũng sụt 0,17 điểm tương ứng 0,16% còn 102,42 điểm.
Thanh khoản thị trường thấp với 70,92 triệu cổ phiếu tương ứng 1.863,91 tỷ đồng trên sàn HSX và 10,11 triệu cổ phiếu tương ứng 121 tỷ đồng trên HNX.
Phiên này, sự ảnh hưởng của các mã vốn hóa lớn thị trường có sự hạn chế nhất định khi hầu hết đều đi ngang hoặc tăng-giảm không đáng kể. Một số mã lớn như VHM, VNM, NVL, VJC, BID, VCB... giảm gây bất lợi cho VN-Index, tuy nhiên, ở chiều ngược lại vẫn ghi nhận trạng thái tăng tại VPB, HPG, PLX, MSN, TCB, MBB...
Điều tương tự cũng diễn ra ở sàn Hà Nội khi mà VGC, PTI, PVX, SHS hỗ trợ thị trường song ACB, VCS, NTP... sụt giảm lại có tác động tiêu cực đến HNX-Index.
Thị trường giao dịch lình xình, tuy nhiên, VCI của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) vẫn có phiên tăng thứ 2, tăng 0,89% lên 39.850 đồng dù khớp lệnh khiêm tốn. Trong phiên hôm qua, mã này cũng đã đạt mức tăng khá mạnh 1.350 đồng tương ứng 3,54% sau chuỗi giao dịch không mấy thuận lợi trước đó.
Diễn biến này đã giúp giảm biên độ giảm của VCI trong khoảng 1 tháng qua xuống còn 17% và VCI đang mất hơn 34% giá trị so với 3 tháng trước.
Doanh nghiệp do bà Nguyễn Thanh Phượng đồng sáng lập và làm Chủ tịch HĐQT mới đây vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn bổ sung vào hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, VCSC sẽ phát hành 50.000 trái phiếu ghi danh, không chuyển đổi với giá phát hành bằng với mệnh giá 10 triệu đồng. Trái phiếu sẽ được phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với kỳ hạn 24 tháng. Tổng giá trị dự kiến của đợt phát hành là 500 tỷ đồng.
VCSC sẽ phát hành trái phiếu theo nhiều đợt, bắt đầu từ tháng 1/2019 và ngày phát hành cụ thể do Tổng Giám đốc quyết định. Công ty sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi trung hạn bình quân của BIDV và VietinBank cộng 4,5%/năm.
Đợt phát hành này nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của VCSC, giúp ổn định nguồn vốn, tăng cường hiệu quả kinh doanh và tái cơ cấu các khoản nợ với lãi suất theo hướng ổn định hơn.
Bên cạnh đó, khả năng mở rộng hạn mức tín dụng từ các ngân hàng khá hạn chế vì room cho vay đối với lĩnh vực chứng khoán bị hạn chế. Tiêu chuẩn định giá tài sản cầm cố thế chấp cũng khá nghiêm ngặt và thường ở tỷ lệ thấp.
Trước đó, VCSC vừa hoàn tất phát hành riêng lẻ 800 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp - loại trái phiếu ghi danh, không chuyển đổi. Trái phiếu có mệnh giá 10 triệu đồng, tương ứng có 80.000 trái phiếu được phát hành.
Trái phiếu này của VCSC có kỳ hạn 24 tháng. Đối tượng phát hành là các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Trái chủ được quyền yêu cầu VCSC mua lại trái phiếu sau 7 ngày phát hành.
Số trái phiếu này đã được phát hành thành nhiều đợt cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó các nhà đầu tư trong nước (chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân) đã mua 621,4 tỷ đồng còn lại nhà đầu tư nước ngoài mua 178,6 tỷ đồng.
VCSC vừa kết thúc năm 2018 với doanh thu thuần ước tính đạt hơn 1.838 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với năm trước, lãi trước thuế trên 1.011 tỷ đồng, tăng gần 26% so với năm trước. Tổng tài sản cuối năm 2018 của VCSC ở mức 6.509 tỷ đồng, trong đó, vay ngắn hạn chiếm 15% tài sản, với gần 985 tỷ đồng.
Mai Chi
Theo Dân trí
Vì đâu FDI Trung Quốc vào Mỹ chạm đáy 7 năm? Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Mỹ tiếp tục sụt giảm năm thứ hai liên tiếp sau khi đạt đỉnh. Kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ là một trong những yếu tố quyết định triển vọng FDI Trung Quốc vào Mỹ. Ảnh: Reuters Theo số liệu được công bố bởi đơn vị nghiên cứu...