Vì tài sản mẹ sẵn sàng biến tôi thành đứa trẻ mồ côi
Dẫu biết trên đời không có bí mật nào được che giấu mãi mãi. Nhưng ngay lúc này đây, tôi ao ước mình không biết về tất cả những điều đó, ít nhất là khi tôi vẫn còn sống trên cõi đời này.
Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên ngày dì Hân bước vào căn nhà lạnh lẽo của cha con tôi. Bao nhiêu lâu không biết đến một bàn tay phụ nữ nhẹ nhàng tắm táp, dịu dàng bón từng muỗng cơm gọn ghẽ… tôi cũng không còn nhớ nữa. Chỉ biết mẹ ruột đã không còn sống với cha con tôi từ khi tôi còn chưa biết quen hơi là gì. Chuyện của người lớn thế nào tôi không bao giờ có cơ hội tường tận vì ba cấm tiệt, không cho tôi mở miệng nói chỉ một tiếng mẹ. Kể cả khi tôi quấn quýt và yêu thương dì Hân đến thế nào đi nữa, ba cũng bắt tôi phải gọi dì chứ không được xưng mẹ – con.
Sự xuất hiện của dì Hân làm đứa trẻ mồ côi như tôi cảm thấy ấm lòng. (Ảnh minh họa)
Mùa đông năm 2005 ba tôi mất. Vậy là từ đó tôi mồ côi. Nhưng may sao có dì Hân bên cạnh, tôi không đến nỗi lẻ loi. Dì một tay lo tang gia, vun vén cho việc làm ăn của 2 cửa hàng sắt thép ba để lại. Vì ra đi đột ngột, ba để lại 1 ngôi nhà và 1 mảnh đất đang mua dở dang. Dì Hân thêm tiền (phần từ tài sản của ba tôi, phần dì lấy của riêng góp vào) để hoàn tất thủ tục, cho tôi đứng tên. Dì Hân không có bất cứ yêu cầu nào về quyền lợi của dì ngoại trừ việc được tiếp tục thay tôi điều hành công ty đến lúc tôi học đại học, đủ sức quản lý tài sản thừa kế của mình.
Ba tôi mất đi khi hai người chưa kịp có con chung nên tôi hiểu, phần nào đó trong thâm tâm dì Hân thấy hụt hẫng, thiếu ràng buộc với tôi. Do đó, tôi ít khi bộc lộ sự phản kháng với dì dù quan điểm của tôi lắm lúc hoàn toàn khác với dì. Ngay cả khi dì “xin phép” tôi được đón T., con riêng của dì với đời chồng trước, về sống chung một nhà, đỡ đần dì trong việc quản lý 2 cửa hàng, tôi cũng thản nhiên đồng ý dù tính tôi khó hòa nhập với người lạ. Khi về một nhà, T. lại bộc lộ tính cách xuề xòa, ăn nói bỗ bã của dân lao động miền quê. Tôi không thích thì tránh mặt đi chứ không khi nào bộc lộ sự khó chịu, điều tôi nghĩ sẽ khiến dì Hân buồn. Trong ngôi nhà chắp vá của mình, tôi cứ nghĩ chỉ cần mỗi người cố gắng một chút thì sẽ ổn. Dù mất ba, mẹ không biết đang ở đâu nhưng tôi vẫn còn dì, nay lại có thêm chị gái thì còn gì để phải đòi hỏi nữa?
Theo sắp xếp của dì Hân, tôi yên tâm sang Singapore học đại học. Sau 4 năm, tôi háo hức quay về với dự định ấp ủ lâu nay là tiếp quản công việc của ba, đỡ đần dì Hân phần việc nặng nhọc. Thế nhưng, ngay khi đặt chân về Việt Nam, tôi đã vấp phải sự chống đối từ T. Lấy lý do dì Hân bị bệnh huyết áp nặng, không đủ sức khỏe để gặp gỡ, giao dịch liên tục với khách hàng, T. đã soán ngôi để trở thành người thực sự điều hành hệ thống cửa hàng (nay đã mở rộng lên con số 5). Sau khi tiếp sức để tôi và dì cùng tiến hành thành lập công ty thành công, T. tìm mọi cách gây sức ép lên dì Hân, buộc tôi phải giao quyền quản lý cao nhất tại công ty cho cô ta. Vốn quen không chống đối hay làm dì buồn lòng, tôi miễn cưỡng đồng ý.
Video đang HOT
Là người quen lao động tay chân, T. áp dụng triệt để những phương pháp mạnh chân mạnh tay để điều phối công việc làm ăn. Dì Hân và tôi cực lực phản đối, suốt ngày theo thuyết phục lẫn điều chỉnh hậu quả của những quyết sách của T. nhưng không xuể. Sự thô lỗ, cạn tình, chỉ biết đến tiền của T. khiến bạn hàng lâu năm của cửa hàng ngày xưa dần bỏ đi hết. Việc làm ăn thua lỗ, T. lại lớn tiếng đổ lỗi do tôi và dì Hân “can thiệp vớ vẩn”. Và dù công ty đứng trước bờ vực phá sản chỉ sau mười tháng thành lập, T. cũng mặc kệ, khăng khăng làm điều mình thích. Dì Hân thuyết phục tôi nắm quyền điều hành để giữ lấy công ty nhưng khi chứng kiến dì bị T. dằn vặt, làm khó, tôi không thể làm điều đó.
Đến nước này, dì Hân đành tiết lộ sự thật động trời cho tôi hay: Tôi mới chính là con gái riêng của dì với đời chồng trước đó còn T. là con riêng của ba tôi và người vợ trước. Vốn dĩ dì Hân và ba tôi đã có tình cảm với nhau trước khi hai người còn có gia đình riêng. Mẹ T. không chịu nổi sự phản bội của người chồng nên đã ôm con bỏ đi. Gần như ngay lập tức, dì Hân dùng tình cảm gây sức ép để đưa tôi về nhà nuôi nấng, còn việc ra đi của mẹ con T. được kể như chuyện người phụ nữ phụ tình chồng, bỏ con theo người đàn ông khác như lâu nay tôi vẫn nghe. T. được đưa về nhà vì trước khi chết, mẹ T. đã kể lại mọi chuyện, dùng sự thật được che giấu ngày xưa buộc dì Hân phải chia sẻ quyền hành đối với tài sản gia đình tôi nếu không muốn tôi biết được những sự thật động trời ấy. Chỉ có 1 điều quan trọng duy nhất mà T. không biết là tôi không phải con gái của ba tôi, không phải là chị em, máu mủ gì với T. như cô ấy vẫn nghĩ.
Tôi không thể làm theo lời dì Hân, cũng không thể cất lên một tiếng gọi người đã sinh ra mình là mẹ. (Ảnh minh họa)
Tôi không thể làm theo lời dì Hân, cũng không thể cất lên một tiếng gọi người đã sinh ra mình là mẹ. Bởi với tôi lúc này, tiếng gọi ấy đã quá xa vời đối với một người hơn 20 năm che giấu tình cảm ruột rà với tôi chỉ để âm mưu chiếm đoạt bạc tiền của mình thành công. T. dù có thế nào đi nữa thì vẫn là người thừa kế hợp pháp của những tài sản tôi và dì Hân đang có quyền sở hữu.
Tôi phải làm thế nào đây khi một bên là lẽ phải, sự thanh thản của lương tâm khi trả lại T. những gì vốn dĩ thuộc về cô ấy, một bên là người mẹ đẻ vẫn đang canh cánh ước muốn tham quyền đoạt lợi về cho tôi? Dì Hân đang tìm mọi lý lẽ, kể cả dùng bệnh tật để ép tôi phải chiếm lấy công ty. Dù biết rằng T. không đủ mưu mô, đầu óc để giữ vững công ty hoạt động như ao ước của người cha đã quá cố của cô ấy. Nhưng nếu tôi vẫn sống trong sự lọc lừa này thì tôi có được thanh thản hay không?
Theo Thế Giới Trẻ
Lên bàn đẻ vẫn còn không nguôi nỗi đau bị chồng phản bội
Chị bế con bước đi, bỏ lại đằng sau những đau đớn tổn thương đã 3 năm nay chị phải chịu đựng với người chồng phản bội.
Chị phát hiện ra chồng vẫn qua lại với người yêu cũ khi vô tình nghịch điện thoại của anh. Vấn đề này, vợ chồng chị đã cãi nhau nhiều lần, anh cam kết hứa hẹn nhiều lần. Và bây giờ anh vẫn tái phạm. Chị gọi anh vào phòng nói chuyện, không muốn làm ảnh hưởng đến con trai đang chơi ngoài phòng khách. Anh chối, chị chìa bằng chứng là chiếc điện thoại với những lời yêu thương nhung nhớ. Anh bao biện chỉ là trêu nhau. Chị quá hiểu kết thúc của những lời trêu chọc bao giờ cũng là trên giường.
Anh chị bắt đầu chiến tranh lạnh. Chị biết có lẽ đây sẽ là dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân này. Nhưng chị vẫn còn nhiều thứ để níu kéo. Chị vẫn rất yêu thương nhà chồng, con chị vẫn cần có bố. Chị muốn con được hưởngtình yêu thương trọn vẹn. Đừng thiếu hụt như chị, một đứa trẻ mồ côi.
Nỗi đau không thể nào quên...
Hôm sau, cô nhân tình của chồng gửi cho chị mấy cái tin nhắn, đại khái trách chị sao nỡ làm anh buồn. Họ chẳng làm gì nhau cả, họ giờ là bạn bè trong sáng. Chị cười nhạt, không là gì của nhau sao còn tâm sự cả chuyện vợ chồng cãi cọ. Không là gì của nhau sao có tư cách vào mà dạy dỗ chị... Nghĩ ngợi một hồi, chị bế con, bắt xe về nhà chồng. Con chị còn bé lắm, mới gần 2 tuổi, mới nói được mẹ mẹ, pa pa, con mèo, măm măm và mấy câu lung tung chưa rõ nghĩa. Ngồi ô tô mà thằng bé cứ nghịch cặp tóc của bác ngồi trước, cười hớn hở. Còn chị, nước mắt chỉ chực trào ra. 2 nămlàm mẹ, 3 năm làm vợ, cả lúc lên bàn đẻ, chị chưa khi nào nguôi nỗi đau bị chồng phản bội, nỗi đau làm chị quặn thắt đến khó thở, đến mức muốn ngủ mãi mà không phải dậy.
Chị nhờ mẹ chồng gọi đầy đủ cả nhà đến và họp gia đình. Chị trình bày mình muốn li hôn vì chồng ngoại tình. Mẹ chồng chị dựng ngược lên bảo không thể có chuyện đó. Chị đưa hết bằng chứng ra, các chị chồng xem xét rồi bảo chẳng chứng minh được điều gì. Mấy cái này ai chẳng làm giả được. Ô hay, thế chị tự nhiên đi làm giả mấy cái này để làm gì.
Chị khóc, kể rằng đích thân chị, khi bụng to 8 tháng, từng bắt quả tang chồng trai trên gái dưới. Cô bạn thân của chị nhìn thấy chồng bạn đưa gái vào nhà nghỉ, tức quá, lôi chị đi đánh ghen và chụp ảnh tại trận. Chị chỉ đứng lặng mà khóc mặc cô ấy xông vào túm tóc, bạt tai ả nhân tình kia. Lần đấy chị động thai, may vẫn giữ được con. Nhưng chị giấu không muốn nói ra. Giờ chị đưa ảnh mọi người xem, xem có nhận ra cô người yêu cũ ngày xưa chồng chị từng dắt về ra mắt mà bị bố mẹ chồng phản đối vì "tướng sát chồng".
Miệng nói câu li hôn, nhưng thực ra thâm tâm chị vẫn mong gia đình chồng hiểu chuyện, cho chị một lời an ủi, trách móc anh một câu, chửi đổng cô kia một câu, rồi xoa dịu chị trở về với gia đình. Ai ngờ mẹ chồng chị bảo: "Thôi con ạ, phận đàn bà, ngày xưa bố chồng mày cũng thế, mẹ vẫn tha thứ đấy thôi". Còn bố chồng chị thủng thẳng: "Đàn bà lo đẻ con và bếp núc thôi, đừng quản chồng quá".
Thế ra đây là "truyền thống" đáng tự hào của nhà chồng à? Hoá ra chị chỉ là cái máy đẻ, chỉ là thân phận rúc xó bếp, trong khi chị cũng đi làm, cũng lo kinh tế như ai kia. Hoá ra chị cũng chẳng khác gì người dưng nước lã. Người xưa nói "khác máu tanh lòng", giờ chị hiểu cả. Chị bế con đứng dậy, nói câu cuối: "Con cám ơn bố mẹ vì quãng thời gian qua. Con sẽ li hôn và nuôi cháu. Con tin chừng này bằng chứng là quá đủ để toà cho con đượcnuôi con. Ông bà nhớ cháu thì hãy lên thành phố, con chào ông bà, em chào các chị".
Chị quay lưng bước thẳng ra ngoài, sau lưng là tiếng í ới gọi lại của nhà chồng. Chắc chẳng ai nghĩ người hiền lành đến nhút nhát như chị lại nói được những câu dứt khoát như thế. Chị rất hiền, phải, hiền đến cam chịu. Nhưng cái gì cũng có giới hạn, khi không còn gì để chị bấu vào thì chị sẽ phải tự tìm đường thoát cho mình khỏi người chồng phản bội.
Chị sẽ bắt đầu lại, cùng con, và vì con!
Theo Afamily
Vợ không biết đẻ còn to gan dọa 'xử lý' chồng "Chồng à, em tính mình sẽ xin trẻ mồ côi về nuôi. Vì em không chịu được cảnh anh chung đụng với người phụ nữ khác. Nếu chồng mà léng phéng, vợ sẽ cắt "cái ấy" của chồng luôn." Vợ tôi là người phụ nữ xinh đẹp, có tài kinh doanh và cũng là trụ cột kinh tế trong nhà. Cô ấy yêu...