Vì sao WHO đổi tên mới virus corona từ Covid-19 sang SARS-CoV-2?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo mới, tên chính thức cho virus corona mới gây bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2.
Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Vì sao WHO lại đổi tên mới cho virus corona từ Covid-19 thành SARS-CoV-2?
WHO cho biết virus và các bệnh do virus gây ra thường có tên khác nhau. Chẳng hạn, HIV là virus gây ra bệnh AIDS. Mọi người thường biết tên của một căn bệnh, chẳng hạn như bệnh sởi, song ít rành tên của loại virus gây ra sởi là rubeola.
Có nhiều quy trình khác nhau và mục đích để đặt tên cho virus và bệnh, theo WHO.
Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gien của chúng để tạo điều kiện phát triển các xét nghiệm chẩn đoán, vắc xin và thuốc. Các nhà virus học và cộng đồng khoa học thực hiện công việc này, do đó virus được Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đặt tên.
Tên mới của virus corona là SARS-CoV-2 có ý nghĩa gì?
Video đang HOT
Bệnh được đặt tên để cho phép thảo luận về phòng chống dịch bệnh, lây lan, mức độ nghiêm trọng và điều trị. Sự chuẩn bị và ứng phó với bệnh của con người là vai trò của WHO, vì vậy các bệnh được WHO đặt tên chính thức trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD).
ICTV trước đó ngày 11.2 công bố tên của virus gây bệnh COVID-19 là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2). Tên này được chọn vì virus mới có sự tương đồng về gien với virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Dù liên quan, hai virus này là khác nhau, theo WHO.
Ngày 22/2, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại về số ca nhiễm chủng mới của virus corona (Covid-19) mà không có bất cứ liên kết dịch tễ rõ ràng nào, mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc vẫn tương đối thấp.
Trong một phát biểu trên mạng xã hội Twitter, ông Ghebreyesus cho biết các trường hợp không có mối liên kết dịch tễ rõ ràng bao gồm những người chưa từng du lịch tới Trung Quốc, cũng như chưa từng tiếp xúc với một ca nhiễm Covid-19 được xác nhận.
Trích dẫn các báo cáo, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh virus Covid-19 vẫn ở thể nhẹ đối với 80% số các bệnh nhân, và ở tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch đối với 20% còn lại. Virus này gây tỷ lệ tử vong 2% trong số những trường hợp đã ghi nhận.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: “Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi hiện vẫn là khả năng virus corona COVID-19 lây lan ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn.
Theo danviet.vn
WHO: Cơ hội ngăn chặn Covid-19 đang giảm dần
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo cơ hội khống chế sự lây nhiễm của virus corona đang dần hẹp lại bởi sự gia tăng ca bệnh ngoài Trung Quốc.
Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp báo vào ngày 21/2. Trước đó Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nhận định số trường hợp mắc bệnh bên ngoài Trung Quốc còn thấp là "cơ hội hiếm có" để ngăn chặn sự lây lan toàn cầu.
Song một tuần qua, số ca nhiễm mới gia tăng đột biến ở khắp Trung Đông và Hàn Quốc. Ông Tedros cảnh báo: "Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn có thể ngăn chặn được dịch bệnh, nhưng cơ hội dần hẹp lại".
Tổng giám đốc WHO cũng cho rằng nếu các quốc gia không huy động mọi nguồn lực khống chế sự lây lan của virus, "sự bùng phát có thể đi theo bất cứ chiều hướng nào".
Dịch Covid-19 khởi phát vào tháng 12/2019, đến nay đã giết chết hơn 2.200 bệnh nhân và lây nhiễm cho hơn 75.500 người tại Trung Quốc. Trên thế giới có hơn 1.150 trường hợp dương tính và 15 ca tử vong.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp vào ngày 21/2. Ảnh: WHO
Ngày 21/1, nhiều nước Trung Đông trong đó có Israel và Lebanon lần đầu xác nhận có ca dương tính, trong khi Iran thông báo 4 người đã chết và 18 người nhiễm bệnh.
Trong khi đó tại Hàn Quốc, số ca bệnh mới tăng chóng mặt chỉ trong chưa đầy một tuần, khiến đây trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nền nhất bên ngoài Trung Quốc. Đến sáng nay số ca nhiễm ở Hàn Quốc lên đến 346, có hai người tử vong.
Ở một thị trấn nhỏ thuộc miền bắc Italy, chính quyền đã đóng cửa quán bar, trường học và căn phòng trong 5 ngày sau khi xác nhận 6 trường hợp dương tính nCoV.
Ông Tedros nhấn mạnh dù lượng bệnh nhân ngoài đại lục còn "tương đối nhỏ", song "các ca nhiễm mới không có mối liên hệ dịch tễ rõ ràng như du lịch hoặc tiếp xúc với người bệnh".
WHO kêu gọi các nước nâng cao cảnh giác và thực hiện "rất rất nghiêm túc" công tác dập dịch.
"Chúng ta không được để đến tình cảnh phải nhìn lại và hối tiếc vì không tận dụng các cơ hội đã có", ông nói.
Khi các ca bệnh trên toàn thế giới tăng đột biến, số người nhiễm mới ở Trung Quốc có xu hướng giảm trong vòng một tuần. Đây là bằng chứng cho thấy, những biện pháp cứng rắn của chính quyền đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên nước này vừa phát hiện nhiều trường hợp dương tính tại hai bệnh viện ở Bắc Kinh và 500 người khác ở các nhà tù.
Tại cuộc họp của Bộ Chính trị do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì, giới chức Trung Quốc cho biết dịch Covid-19 chưa đạt đỉnh, tình hình tại tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán vẫn đang "căng thẳng và phức tạp".
Ngày 22/2, phái đoàn chuyên gia quốc tế của WHO sẽ đến ổ dịch Vũ Hán. Đến nay, nhóm nghiên cứu đã làm việc tại Bắc Kinh, Tứ Xuyên và Quảng Đông.
Phái đoàn 12 chuyên gia đầu ngành đến từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nga, Singapore, Hàn Quốc... đã hợp tác với những người đồng nghiệp Trung Quốc để tìm hiểu về nCoV, bao gồm tốc độ lây truyền và cách điều trị hiệu quả nhất.
Thục Linh (Theo Bangkok Post, SCMP)
Theo vnexpress.net
Covid-19: Hàn Quốc khống chế dịch thất bại, nửa ngày có thêm 87 ca nhiễm mới Chính quyền Hàn Quốc thừa nhận thất bại trong nỗ lực khống chế dịch Covid-19 và cho biết họ đang chuyển chiến lược sang ngăn chặn sự lây lan tại địa phương. Trong cuộc họp cấp cao về dịch Covid hôm 22/2, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun thừa nhận chính phủ đã quá tập trung vào việc kiềm tỏa các nguồn bệnh...