Vì sao virus corona “ưa thích” tấn công người già?
Nghiên cứu hơn 72.000 hồ sơ bệnh nhân liên quan đến dịch Covid-19, cơ quan y tế Trung Quốc nhận thấy người già, đặc biệt là những người mắc bệnh nền từ trước (như hen suyễn, tiểu đường, huyết áp cao…) dễ bị biến chứng nặng hơn khi nhiễm virus corona và cũng có tỷ lệ tử vong cao đáng lo ngại.
Người già dễ nhiễm virus corona và có nguy cơ tử vong cao vì Covid-19 hơn những người trẻ tuổi.
Người già dễ nhiễm Covid-19, tỷ lệ tử vong cao
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc trên 72.314 hồ sơ bệnh nhân, trong đó 44.672 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona mới, thì đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất của Covid-19 là người già trên 80 tuổi, với tỷ lệ tử vong nếu nhiễm bệnh lên đến 14,8%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong trung bình ở Trung Quốc là 2,3% và toàn cầu là 3,4% theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). (Tỷ lệ tử vong trung bình vì Covid-19 = số ca tử vong/tổng số ca nhiễm bệnh).
Tỷ lệ tử vong/tổng số các ca nhiễm Covid-19 cũng tăng dần theo các nhóm tuổi với chỉ số lần lượt là: 0,4% cho nhóm từ 40-49 tuổi; 1,3% cho nhóm từ 50-59; 3,6% cho nhóm từ 60-69 tuổi; 8% cho nhóm từ 70-79 tuổi; và 14,8% cho nhóm trên 80 tuổi.
Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở nhóm có độ tuổi dưới 30, khi chỉ có 8 trường hợp tử vong trên 4.500 ca nhiễm Covid-19.
Trong khi đó, tại tâm dịch Vũ Hán, 80% bệnh nhân nhiễm Covid-19 tử vong là người già.
Cũng theo CDC, 87% các ca nhiễm virus corona ở nước này là ở những người từ 30 đến 79 tuổi. Chỉ có 8,1% trường hợp nhiễm bệnh ở tuổi 20; 1,2% là thanh thiếu niên và 0,9% là trẻ từ 0-9 tuổi.
Trong khi đó, phân tích về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc, WHO cho biết, 78% các trường hợp nhiễm bệnh tính đến ngày 20/2 là những người từ 30 đến 69 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp ở những người dưới 18 tuổi, chỉ chiếm 2,4% trong tổng số các ca nhiễm.
Video đang HOT
WHO cũng nhận thấy, người già, đặc biệt là những người mắc bệnh từ trước (như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim) dường như dễ bị biến chứng nặng hơn khi nhiễm virus corona và cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.
Theo đó, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở những người già mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim hoặc hô hấp được cho là cao hơn ít nhất 5 lần so với người khỏe mạnh.
Cụ thể, nguy cơ tử vong có thể lên đến 10,5% ở những người bị các chứng về tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim…); 7,3% ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Còn những người mắc các chứng bệnh như cao huyết áp hay ung thư, tỷ lệ tử vong lần lượt ở mức 6% và 5,6%, trong khi ở những người mạnh khỏe, chỉ số này chỉ ở mức 0,9%.
Tại Ý, theo số liệu tính đến ngày 4/3 do báo The Guardian đăng tải, Covid-19 đã giết chết 79 người ở Ý, tất cả đều trong độ tuổi 63-95 và mắc sẵn các bệnh nặng.
Nguyên nhân người già có tỷ lệ tử vong cao vì Covid-19
Tiến sĩ Ellie Carmody, Trợ lý giáo sư, Khoa Truyền nhiễm tại NYU Langone Health – trung tâm y học hàng đầu của Mỹ có trụ sở ở New York lý giải, những người trẻ tuổi có một lợi thế tiến hóa to lớn so với người già khi có mức độ “dung nạp miễn dịch” cao hơn đối với virus. Điều này có nghĩa là người trẻ tuổi có thể mắc bệnh nhẹ và hệ miễn dịch của họ không chuyển sang chế độ “phản ứng quá mức” khi cố gắng kiểm soát căn bệnh.
Tiến sĩ Carmody gọi đây là hiện tượng “Goldilocks”, ở những người trẻ tuổi, phản ứng miễn dịch với virus là “vừa phải”, còn ở những người lớn tuổi, hệ thống miễn dịch dễ bị rối loạn và có thể phản ứng quá mạnh hoặc quá yếu.
Trong khi đó, bác sĩ Liangkai Chen đến từ Trường Y tế Công cộng, Đại học Y khoa Tongji thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong (HUST) ở Vũ Hán, Trung Quốc cùng các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng, người già ngoài sức đề kháng yếu hơn người trẻ còn dễ phát triển một hội chứng gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Những bệnh nhân dễ phát triển ARDS cũng có nhiều khả năng tử vong vì Covid-19 hơn.
“Chiến lược” giúp người già phòng tránh Covid-19
Tiến sĩ Nancy Messonnier, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Chủng ngừa và Bệnh Hô hấp (NCIRD) của Mỹ đã đưa ra những khuyến cáo về cách phòng tránh Covid-19 cho người già. Theo bà Messonnier, những người lớn tuổi sống ở những “điểm nóng” đang chứng kiến sự gia tăng mạnh các trường hợp nhiễm Covid-19 nên tìm mọi cách để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
Những “chiến lược” giúp họ không bị lây nhiễm virus bao gồm tránh đến nơi đông người, các cuộc tụ họp công cộng, tránh tiếp xúc với bất cứ ai bị bệnh hoặc có các triệu chứng đáng ngờ, tốt nhất họ nên ở trong nhà, không ra ngoài trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Theo bà Messonnier, việc tạm thời “cách ly” với xã hội trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành có thể giúp người già nói riêng và các nhóm tuổi nói chung tránh được nguy cơ nhiễm bệnh.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo những người lớn tuổi và những người phải dùng thuốc để kiểm soát các bệnh mãn tính như huyết áp cao và bệnh tiểu đường cần phải đảm bảo họ luôn có đủ thuốc cũng như những sự trợ giúp y tế cần thiết trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng.
Dưới đây là những khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dành cho mọi người, bao gồm người già để ngăn ngừa Covid-19:
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
- Ở nhà khi bị bệnh.
- Đeo khẩu trang hoặc dùng khăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi sau đó ném khăn giấy vào thùng rác.
- Làm sạch/khử trùng các vật dụng và bề mặt thường xuyên chạm vào.
Theo danviet.vn
Chủ động đề phòng dịch bệnh
Các nghiên cứu, thống kê cho thấy, phần lớn số trường hợp chết do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (Covid-19) là những người già, có các bệnh lý khác đi kèm nên hệ miễn dịch suy yếu.
iều này cho thấy vai trò của khả năng miễn dịch góp phần giảm nguy cơ mắc và giảm mức độ trầm trọng của bệnh cảnh lâm sàng.
oàn viên, thanh niên Thủ đô tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Ảnh: HÀ THU
Bộ Y tế đã có những khuyến cáo cộng đồng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà-phòng, bảo đảm an toàn thực phẩm, tránh đến nơi đông người... Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp dự phòng này, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) đề xuất một số giải pháp chăm sóc dinh dưỡng và an toàn thực phẩm nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. ây cũng là yếu tố quan trọng mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để phòng tránh bệnh tật trong mùa dịch.
Những năm gần đây, thực phẩm chứa lợi khuẩn được người tiêu dùng quan tâm sử dụng do đặc tính có lợi cho sức khỏe. Probiotic hay lợi khuẩn gồm một nhóm các vi khuẩn khác nhau, có lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, do phương thức sống cộng sinh tự nhiên, thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của nhiều loài động vật. Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi" (vi khuẩn có lợi cho con người). Những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. ây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của "vật chủ" cộng sinh. Probiotic tăng cường sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch và nhiều lợi ích khác.
Hệ miễn dịch là một hàng rào tự nhiên bảo vệ cơ thể, probiotic có thể tăng cường miễn dịch thông qua việc thúc đẩy sự sản xuất các kháng thể, các tế bào có chức năng miễn dịch như tế bào sản xuất IgA, tế bào lympho T và tế bào diệt tự nhiên (Nature killer cell)... Nghiên cứu của đại học Reading (Anh) cho thấy nhóm nghiên cứu gồm những người tình nguyện uống sản phẩm có probiotic trong vòng bốn tuần có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn so với nhóm đối chứng không uống probiotic.
Người Việt Nam có một số thói quen ăn uống không đúng, dễ làm lây nhiễm từ người mang mầm bệnh sang người lành. Khi nguy cơ dịch Covid-19 lây lan thì những thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe cần sớm thay đổi. Trong bữa ăn của người Việt Nam, nhiều người thường có thói quen dùng chung một bát nước mắm/bát gia vị, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác để tỏ sự tôn trọng với người lớn, sự hiếu khách và bày tỏ sự gần gũi thân mật, thậm chí còn gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng thay vì cho vào bát mới ăn.
ể hạn chế sự lây nhiễm các loại bệnh, cần thay đổi thói quen ăn uống như: Trên bàn ăn cần có thìa (muỗng)/đôi đũa sạch để dùng chung, mỗi người có thể tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa/ thìa dùng chung. Mỗi người có bát nước chấm/đĩa gia vị riêng để dùng tùy theo sở thích.
Ngoài ra, một thói quen cũng cần bỏ ngay là ăn mớm hay nhai mớm. Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn còn xảy ra ở một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường là trẻ nhỏ, lứa tuổi ăn bột hay cháo. Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Khi cho trẻ ăn bột, một số người có thói quen cho thìa bột vào miệng mình để ngậm cho nguội trước khi bón cho trẻ. Những thói quen nêu trên làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm của người mang mầm bệnh cho người lành qua con đường ăn uống, đường hô hấp.
TRƯƠNG TUYẾT MAI VÀ NGUYỄN VĂN TIẾN
Theo nhandan
Hengsan Việt Nam phát khẩu trang miễn phí đến người dân Trước diễn biến ngày càng phức tạp của bệnh dịch nCoV, Công ty Hengsan Việt Nam đã mua hàng ngàn chiếc khẩu trang y tế và tổ chức phát miễn phí cho người dân, ưu tiên người già và trẻ em - đối tượng mẫn cảm với dịch bệnh. Dịch bệnh do chủng mới của virus corona (COVID-19) gây ra khiến số người...