Vì sao Vietnam Airlines im lặng sau dấu hỏi về khoản lỗ hơn 4.000 tỷ tại Jetstar Pacific?
Dù dư luận đặt câu hỏi về khoản lỗ ròng hơn 4.000 tỷ tại Jetstar Pacific suốt thời gian qua và “ai là người chịu trách nhiệm?” nhưng phía Vietnam Airlines vẫn im lặng.
Như Chất lượng Việt Nam Online (Vietq.vn) đã đề cập trước đó, trong bản cáo bạch niêm yết của CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines; VNA), năm 2018 CTCP Hàng không Jetstar Pacific (JPA) ghi nhận doanh thu đạt 8.890 tỷ đồng, tăng 20% so với 2017; lãi sau thuế đạt 43,26 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản lỗ ròng vẫn ở mức rất cao, hơn 4.000 tỷ đồng. Điều đáng chú ý, VNA khẳng định khoản lỗ này không ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh chung, đặc biệt JPA vẫn là “cần câu cơm” của hãng hàng không này.
Sau khi công bố những con số kinh doanh trên, dư luận đặt dấu hỏi cho khoản lỗ ròng hơn 4.000 tỷ tại JPA. Đặc biệt, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Để làm rõ vấn đề này, Chất lượng Việt Nam Online đã liên lạc với đại diện của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, dù đã gửi câu hỏi cho bộ phận có trách nhiệm của hãng hàng không này để tham vấn nhưng suốt nhiều tuần trôi qua, VNA vẫn chưa hề hồi âm, mặc cho dư luận bàn tán.
Mới đây, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2019, phóng viên một lần nữa đề cập đến con số lỗ ròng hơn 4.000 tỷ của JPA. Vấn đề được đặt ra là, cổ đông lớn nhất của Jetstar Pacific là Vietnam Airlines (VNA) chiếm tới 68% cổ phần. Năm 2012, ông Dương Chí Thành khi đó là Phó Tổng giám đốc của VNA đã được điều động sang Jetstar Pacific giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Và ông Lê Hồng Hà khi đó giữ chức Giám đốc Văn phòng miền Trung của VNA cũng được điều động sang Jetstar để làm Tổng giám đốc.
Đáng nói là giai đoạn này, từ năm 2012 đến 2016, Jetstar tiếp tục thua lỗ nặng nhưng hai vị này vẫn được điều động trở lại VNA để giữ chức vụ cao hơn là Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc VNA hiện nay. Qua sự việc trên, dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm đối với khoản lỗ tại Jetstar Pacific và vấn đề bổ nhiệm nhân sự ở đây.
Giải đáp thắc mắc này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Jetstar Pacific từ tháng 2/2012 chuyển từ SCIC sang VNA. Từ khi chuyển sang, công ty này lỗ hơn 3.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà VNA xây dựng ở Jetstar Pacific thì đến năm 2020 giảm lỗ và không lỗ.
Video đang HOT
Vietnam Airlines im lặng về khoản lỗ ròng hơn 4.000 tỷ tại JPA.
“Trách nhiệm cá nhân hoặc trách nhiệm đối với việc lỗ này, chúng tôi sẽ đề nghị VNA báo cáo cụ thể rõ hơn. Cái này hàng năm có tính toán và có báo cáo tài chính”, Thứ trưởng nói. Ông nhấn mạnh nguyên nhân không phải do VNA sinh ra Jetstar Pacific mà để lỗ như thế.
“Hiện nay theo dõi các năm 2017, 2018 thì giảm lỗ rất nhiều. VNA đang cố gắng đến ngoài 2020 thì đơn vị này không lỗ nữa. Còn trách nhiệm cá nhân cụ thể như thế nào, chúng tôi sẽ yêu cầu VNA có báo cáo cụ thể hơn”, ông Nhật nói.
Nêu ý kiến về sự việc trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong giai đoạn 2008-2012, Jetstar là hãng hàng không liên doanh, phía Úc chiếm 30% và phía Việt Nam chiếm 70%. “Từ 2012, SCIC bắt đầu bàn giao cho VNA. Trong thời điểm bàn giao này chúng ta lỗ ròng 2.400 tỷ đồng. Và sau khi bàn giao cho VNA, đến 2014 đã lãi được 8 tỷ đồng và 2015 lãi 112 tỷ đồng”, ông nói.
Tuy nhiên, đến năm năm 2016, hãng lỗ 901 tỷ đồng do thị trường liên quan đến khách du lịch, trong đó có ảnh hưởng của Formosa. Năm 2017 lỗ 304 tỷ đồng. Đến năm 2018 có lãi trở lại, dù rất nhỏ, đạt 34 tỷ đồng. Như vậy tổng lỗ của hãng là 2.400 tỷ, cộng với 1.300 tỷ giai đoạn 2016-2017 là 4.400 tỷ.
“Kết quả cụ thể lỗ như thế nào, trách nhiệm Bộ GTVT sẽ thông tin cho báo chí. Chúng tôi chỉ nêu viễn cảnh như thế thôi chứ chưa đặt vấn đề gì, nhưng tinh thần là chúng tôi rất tôn trọng và lắng nghe cơ quan báo chí. Nhân sự sang trong điều kiện như thế nào? Sang trong bối cảnh, điều kiện đã lỗ rồi, chứ không phải sang đó gánh cả cái lỗ, giai đoạn 2008-2012 rồi 2012-2018. Chúng tôi xin phép được thông tin công khai như thế để biết”, ông Mai Tiến Dũng nói.
Thảo Nguyên
Theo vietq.vn
Vietnam Airlines sắp chuyển sàn niêm yết sang HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa có văn bản chấp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines.
Theo đó, hơn 1,41 tỷ cổ phiếu HVN đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chấp nhận niêm yết trên sàn HOSE thời gian tới. Đây là toàn bộ số cổ phiếu tương ứng với mức vốn điều lệ hơn 14.181 tỷ đồng hiện tại của hãng hàng không này.
Trước đó, cổ phiếu Vietnam Airlines được niêm yết trên UPCoM với mã cổ phiếu HVN. Cổ phiếu này bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán từ đầu năm 2017 với giá tham chiếu 28.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh là 19.010 đồng). Sau nhiều biến động trong 2 năm niêm yết trên sàn này, hiện HVN khép lại giao dịch năm 2018 ở mốc 33.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh).
Như vậy, dù đã giảm rất mạnh so với giá đỉnh hồi tháng 4 đầu năm, so với thời điểm niêm yết, cổ phiếu HVN vẫn tăng trên 70% giá trị.
Nếu giữ nguyên ở mức giá này khi chuyển sàn niêm yết, vốn hóa của Vietnam Airlines sẽ là gần 47.000 tỷ đồng. Con số này đủ giúp hãng hàng không có mặt trong top 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE.
Vietnam Airlines sẽ sớm chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE. Ảnh: Việt Hùng.
Hồi tháng 5, tại ĐHĐCĐ thường niên của hãng hàng không này, các cổ đông cũng đã thông qua chủ trương chuyển sàn giao dịch cổ phiếu từ UPCoM sang niêm yết trên sàn HOSE.
Trong cơ cấu cổ đông hiện nay của Vietnam Airlines, cổ đông Nhà nước vẫn chiếm đa số cổ phần với tỷ lệ 86% vốn điều lệ. Tuy nhiên, cổ đông này đang có kế hoạch giảm sở hữu xuống 51% vào năm 2020.
Ngoài ra, năm 2016, ANA Holdings, công ty mẹ của hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways đã chi khoảng 108 triệu USD để mua lại 8,77% vốn điều lệ Vietnam Airlines và vẫn giữ tỷ lệ đó đến nay.
Mới đây, cổ đông Nhà nước cũng quyết định chi ra hơn 1.647 tỷ đồng để mua lại hơn 164,7 triệu cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn của Vietnam Airlines.
Đây là số cổ phiếu nằm trong tổng 191 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ mà hãng này phát hành với giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu. Phần lớn số tiền thu được từ đợt tăng vốn sẽ dùng để phát triển đội tàu bay trong giai đoạn đến năm 2019.
Theo báo cáo tài chính quý III/2018, 9 tháng từ đầu năm, hãng hàng không này ghi nhận tổng cộng 73.504 tỷ đồng doanh thu, tăng 18% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu về lại giảm 13% cùng kỳ chỉ đạt 1.969 tỷ. Nguyên nhân đến từ việc Vietnam Airlines đã không còn ghi nhận doanh thu đột biến đến từ mảng kinh doanh khác ghi nhận trên báo cáo. Nhưng so mới kế hoạch lợi nhuận cả năm đặt ra khá dè dặt, hãng hàng không này vẫn vượt 3% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau 9 tháng.
Vietnam Airlines là hãng hàng không có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, hãng cũng sở hữu 51% tại Jetstar Pacific, một liên doanh hàng không giá rẻ cùng Tập đoàn Quantas của Úc. Tuy nhiên, Jetstar Pacific đã liên tục thua lỗ trong nhiều năm trở lại đây.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
'Đang chờ Vietnam Airlines báo cáo trách nhiệm cá nhân đối với khoản lỗ 4.000 tỷ của Jestar Pacific' Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho hay Bộ đang chờ Vietnam Airlines báo cáo về trách nhiệm cá nhân đối với khoản lỗ hơn 4.000 tỷ của Jestar Pacific. Bộ Giao thông vận tải đang chờ Vietnam Airlines báo cáo trách nhiệm cá nhân đối với khoản lỗ 4.000 tỷ của Jestar Pacific. Tại cuộc họp báo Chính phủ...