Vì sao VietBank dừng việc bỏ 1.400 tỷ mua tòa nhà LIM II?
Trước đó VietBank dự kiến bỏ 1.400 tỷ mua tòa nhà LIM II, số 62A, Cách mạng tháng 8, Phường 6, Quận 2, Tp.HCM…
Những ngày đầu năm 2020, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) công bố thông tin về việc điều chỉnh phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2018.
Trước đó, từ 25/10/2018 đến 20/3/2019, VietBank đã thực hiện chào bán hơn 94,1 triệu cổ phiếu trong đó hơn 84,3 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và hơn 9,7 triệu cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động.
Qua đợt phát hành này, VietBank huy động được gần 941,2 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng này dự tính sử dụng 500 tỷ từ đợt huy động trên cùng với vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để mua, nhận chuyển nhượng bất động sản là Tòa nhà LIM II, số 62A, Cách mạng tháng 8, Phường 6, Quận 2, Tp.HCM.
Phương án sử dụng tiền huy động ban đầu
Giá mua tài sản dự kiến là 1.400 tỷ đồng, bất động sản trên thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chợ Đũi. Kế hoạch này VietBank cũng đã đưa ra trình ý kiến cổ đông tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018
Ngày 31/5/2018, hai bên đã tiến hành ký hợp đồng đặt cọc và dự kiến trong vòng 12 tháng kể từ khi ký hợp đồng trên, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến nay phương án sử dụng vốn được thay đổi. VietBank cho biết, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chợ Đũi (nay là Công ty TNHH Lương Thạch) và VietBank không thống nhất được một số nội dung trong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản và sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng đặt cọc ngày 31/5/2018.
Do đó, toàn bộ số tiền huy động được từ đợt chào bán ra công chúng sẽ được điều chỉnh để ngân hàng tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động theo Thông tư 41, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh để thự hiện kế hoạch kinh doanh, đầu tư trái phiếu và đầu tư, đổi mới hệ thống lõi ngân hàng, hệ thống thẻ và hoạt động ngân hàng số.
Theo Nguyên Minh
Vneconomy
Dồn tiền cuối năm, bà Thái Hương thêm 1.000 tỷ, Bầu Hiển tăng 3.000 tỷ
Các ngân hàng dồn dập tăng vốn vào thời điểm cuối năm trước thời điểm áp dụng chuẩn Basel II còn vài ngày. Tăng vốn từng giúp các đại gia thoát vượt rào sở hữu và giờ đây có thể là hoàn thành chuẩn Basel.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành quyết định về việc sửa đổi nội dung vốn điều lệ tại giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á - BacABank (BAB). Theo đó, BacABank chính thức nâng vốn điều lệ từ 5.500 tỷ đồng lên 6.500 tỷ đồng.
Trước đó khoảng 10 ngày, BacABank cũng đã niêm yết bổ sung 100 triệu cổ phiếu thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, nâng số lượng cổ phiếu niêm yết lên 650 triệu cổ phiếu.
Với cú tăng vốn lần này, nhiều khả năng BacABank của nữ đại gia Thái Hương sẽ cải thiện tỷ lệ an toàn vốn và hướng tới chuẩn Basel II theo quy định bắt buộc tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN (thông tư 41) áp dụng từ 1/1/2020 đối với tất cả các ngân hàng.
Tính tới giữa tháng 12/2019, hệ thống mới có 18 ngân hàng đạt chuẩn này, bao gồm: Vietcombank, MBBank, Tecombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, VietBank, VietCapitalBank, SeABank, ShinhanBank, LienVietPostBank, NamABank, Standard Chartered Bank Việt Nam, BIDV.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) cũng đã được NHNN chấp thuận tăng vốn từ hơn 12 ngàn tỷ đồng lên trên 15 ngàn tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Các ngân hàng miệt mài tăng vốn.
Tại ĐHCĐ 2019, SHB đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 5.534 tỷ đồng lên mức hơn 17.570 tỷ đồng từ việc phân phối cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ra công chúng, trong đó có 252,6 triệu cổ phiếu là để trả cổ tức 2017 và 2018.
Hồi cuối tháng 8/2019, Ngân hàng SeABank của nhà nữ đại gia Nguyễn Thị Nga BRG cũng đã có nghị quyết chào bán 168 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp để tăng vốn điều lệ lên 9.369 tỷ đồng sau khi đã tăng vốn thêm hơn 1,44 ngàn tỷ trong đợt bán cuối 2018.
Trong năm 2019, nhiều ngân hàng khác cũng đã tăng vốn như ABBank của đại gia Vũ Văn Tiền, BIDV, LienVietPostBank, Vietcombank, MBBank, VIB, OCB, NamABank...
Hoạt động tăng vốn là yêu cầu bắt buộc với nhiều ngân hàng trong bối cảnh NHNN tăng cường quản trị, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống.
Trước đó, hồi năm 2015, việc tăng vốn của BacABank đã giúp lãnh đạo ngân hàng này thoát vượt rào sở hữu. Sau khi tăng vốn từ 3,7 ngàn tỷ đồng lên 4,4 ngàn tỷ đồng khi đó, tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT BacABank đã xuống mức cho phép (dưới 5%).
Gần đây, dòng tiền đổ vào các cổ phiếu ngân hàng khá mạnh. Cổ phiếu BIDV trong phiên cuối tuần là điểm sáng của thị trường với cú tăng mạnh 4,5% lên 46.200 đồng/cp. Cổ phiếu Vietcombank cũng đang vượt ngưỡng 90.000 đồng/cp.
Đây đều là các ngân hàng đã đạt được chuẩn Basel 2.
Ngân hàng vẫn là một lĩnh vực hấp dẫn các đại gia Việt. Cuối 2017, nhiều doanh nhân đã bỏ vị trí lãnh đạo tại các tập đoàn lớn để chọn ngân hàng. Bà Thái Hương CEO BacABank đã quyết định không đứng tên tại TH để làm CEO của ngân hàng này; ông Dương Công Minh quyết định làm chủ tịch Sacombank thay vì chủ tịch của Tập đoàn Him Lam. Ông Đỗ Minh Phú cũng từ bỏ Doji để làm chủ tịch TPBank...
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), 27/12 chỉ số VN-Index tăng nhẹ. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup vẫn chưa thoát áp lực bán đáng kể trong thời gian qua. Cổ phiếu ngành tiêu dùng MSN đi ngang sau một chuỗi ngày giảm sâu. Đa số các cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực.
BIDV tăng nhẹ lên gần 47.000 đồng/cp; Vietcombank tăng 1.100 đồng lên 91.600 đồng/cp...
Thị trường giao dịch khá ảm đạm.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.
Theo Rồng Việt, TTCK đang giao dịch trong những ngày cuối năm 2019 và xu hướng của thị trường vẫn đang đi ngang (sideway). Do vậy, các nhà đầu tư có thể mua bán lướt sóng với tỉ lệ vừa phải và giữ mức an toàn tài chính tránh những biến động khó lường ở những ngày cuối năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/12, VN-Index tăng gần 5 điểm xuống 963,59 điểm; HNX-Index tăng 0,28 điểm lên 102,6 điểm. Upcom-Index tăng 0,05 điểm lên 55,66 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 5 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Sức khoẻ ngân hàng: Lợi nhuận lớn, trích lập dự phòng cao Chưa kết thúc năm tài chính 2019, các ngân hàng đã rầm rộ công bố lợi nhuận cả năm, song vẫn có ngân hàng phải trích dự phòng cao. Chưa kết thúc năm tài chính 2019, các ngân hàng đã rầm rộ công bố lợi nhuận cả năm. Sớm cán đích lợi nhuận Ông Phạm Duy Hiếu, quyền Tổng giám đốc ABBank cho...