Vì sao Việt Nam không phục hồi F-5E như trực thăng UH-1?
Trong khi trực thăng UH-1 đã trở lại bầu trời sau nhiều năm ngừng bay thì tiêm kích F-5E của Việt Nam lại không được may mắn như vậy.
Hôm 3/5, sau khi nhà máy A42 trực thuộc Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân thông báo bàn giao một chiếc tiêm kích F-5E trong kho lưu trữ cho bảo tàng tỉnh Bình Phước để trưng bày đã làm nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên.
Được biết toàn bộ phi đội tiêm kích chiến lợi phẩm F-5E/F Tiger II của Việt Nam đã phải ngừng bay do thiếu phụ tùng thay thế.
Ngoài một vài chiếc đã chuyển giao cho đồng minh Đông Âu để nghiên cứu tính năng thì có tin cho rằng số còn lại đã bị bán đi dưới dạng phụ tùng, do vậy Việt Nam hiện không còn chiếc F-5E nào nữa.
Tuy nhiên diễn biến mới nhất cho thấy chúng ta vẫn còn F-5E trong tình trạng bảo quản, từ đó dẫn tới câu hỏi tại sao Việt Nam lại không phục hồi khả năng bay cho chúng, nhất là khi trước đó đã làm thành công với loại chiến lợi phẩm khác là trực thăng UH-1?
Tiêm kích F-5E mang phù hiệu Không quân Việt Nam được trưng bày tại một bảo tàng ở Đông Âu
Để trả lời câu hỏi, đầu tiên phải thấy rằng F-5E khác hoàn toàn UH-1. Chiếc trực thăng Mỹ này được so sánh như “công nông biết bay”, cực kỳ đơn giản và tin cậy trong cả khai thác lẫn bảo dưỡng.
Trong khi đó, F-5E là một phương tiện rất phức tạp, tuy rằng chưa được trang bị nhiều thiết bị điện tử tinh vi như chiến đấu cơ thế hệ 4 nhưng vẫn là quá tầm đối với Việt Nam.
Video đang HOT
Chính vì tính phổ dụng của mình, ngoài phục vụ trong biên chế quân đội nhiều quốc gia, UH-1 còn có các biến thể dân sự xuất hiện rộng rãi khắp thế giới, phụ tùng dành cho UH-1 mua được từ rất nhiều nguồn khác nhau với giá cả phải chăng, lợi thế này F-5E không hề có.
Ngoài ra còn một yếu tố nữa cũng cực kỳ quan trọng, đó là UH-1 đảm nhiệm chủ yếu vai trò trực thăng vận tải, vũ khí đi kèm là yếu tố không mang tính tiên quyết, khi cần thiết nó gắn được bất cứ loại súng máy hay rocket nào lên để yểm trợ bộ binh.
Đối với F-5E, phục hồi chức năng bay nhưng không có bom hay tên lửa tương thích thì hoàn toàn vô nghĩa, khi chưa tự chế tạo được thì việc mua về trong tình cảnh bị cấm vận là quá khó khăn.
Với những lý do trên, tiêm kích F-5E đã không được Việt Nam phục hồi khả năng bay như trực thăng UH-1 sau nhiều năm phải nằm trong kho bảo quản.
Tuy vậy trong hoàn cảnh đã thay đổi như hiện tại (được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí, có quan hệ hợp tác quốc phòng sâu rộng với Israel – quốc gia đã nâng cấp rất nhiều F-5E cho các nước Đông Nam Á), khả năng F-5E của Việt Nam lại tung cánh trên bầu trời nếu số lượng cất trữ còn tương đối lớn là điều vẫn có thể xảy ra.
(Theo Đất Việt)
Đòn yểm trợ rung chuyển mặt đất của Su-30 Việt Nam
Cùng với lực lượng tăng thiết giáp, tiêm kích Su-30 của Không quân Việt Nam dội bão lửa trong cuộc diễn tập bắn đạn thật phối hợp tại Trường bắn TB-3.
Không quân dội bão lửa
Sư đoàn 370 và 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) vừa tổ chức hai ban bay bắn, ném bom đạn thật tại Trường bắn TB-3 đối với các loại máy bay chiến đấu Su-30MK2, Su-22M4 và trực thăng Mi-8, Mi-171.
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác huấn luyện năm 2016 của các đơn vị. Qua thực hành bay bắn, ném ban ngày và ban đêm, đợt huấn luyện thực hành đã đạt được kết quả cao, an toàn tuyệt đối về người và trang bị.
Không chỉ tấn công mặt đất với bài bắn thông thường, Không quân Việt Nam còn cho tiêm kích Su-30MK2 thực hiện những bài đánh phối hợp, yểm trợ với lực lượng tăng thiết giáp. Hồi tháng 10/2014, Sư đoàn 330 diễn tập tấn công địch có sự chi viện hỏa lực từ máy bay tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng Mi-8.
Cụ thể, vào sáng 24/10, tại Trường bắn Chi Lăng, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chỉ đạo Sư đoàn 330 thực hành diễn tập chỉ huy cơ quan một bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa, có một tiểu đoàn thực binh và diễn tập chỉ huy một bên cho các Lữ đoàn binh chủng có hiệp đồng với Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân).
Tiêm kích Su-30 Việt Nam.
Nhờ công tác tổ chức tốt, điều hành đúng trình tự cùng với sự cố gắng của các chiến sĩ, cuộc diễn tập đã đạt kết quả tốt, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị. Thông qua cuộc diễn tập, Quân khu 9 đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp chiến đấu.
Trong cuộc diễn tập trên, những chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam đã công khai phô diễn khả năng tác chiến đa năng, vượt trội và đầy sức mạnh.
Cuộc diễn tập được Trung tướng Nguyễn Phương Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 9 đánh giá đạt kết quả tốt, các đơn vị tham gia hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hợp đồng tác chiến
Diễn tập được coi là phương thức huấn luyện cao nhất mang tính tổng hợp toàn diện, sát thực tế chiến đấu và là điều kiện tốt nhất để bộ đội rèn luyện, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đối với lực lượng tăng thiết giáp, trong thời gian qua, hầu hết các đơn vị đều đóng góp và tham gia vào thành công của các cuộc diễn tập, nhất là diễn tập quy mô lớn, hiệp đồng quân binh chủng.
Trong những tình huống chiến đấu khó, phức tạp như tiến công địch đổ bộ đường không hay tiến công địch phòng ngự trận địa, lực lượng tăng thiết giáp đã phối hợp tốt với lực lượng phòng không - không quân, pháo binh, chế áp ngăn chặn địch.
Đồng thời nhanh chóng yểm trợ bộ binh cùng chiếm lĩnh trận địa và tiêu diệt mục tiêu. Kết quả này cho thấy phần nào phản ánh quá trình huấn luyện nghiêm túc, đúng trọng tâm của các đơn vị.
Trong điều kiện tác chiến mới, chiến tranh hiện đại cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác huấn luyện và chiến đấu của lực lượng tăng thiết giáp. Trọng tâm là việc huấn luyện nâng cao khả năng cơ động, phát huy tối đã ưu thế hỏa lực mạnh.
Sự phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng và áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình điều hành, chỉ huy huấn luyện chiến đấu. Tất cả những nội dung này tiếp tục được binh chủng tăng thiết giáp đưa ra và yêu cầu các đơn vị xử trí và giải quyết trong cuộc diễn tập chỉ huy, tham mưu một bên hai cấp trên địa bàn phía Nam.
Không chỉ dừng lại ở một địa bàn, một đơn vị cụ thể, các tình huống cụ thể trong diễn tập được đưa ra sâu, sát với từng địa bàn, từng quân đoàn và các đơn vị tăng thiết giáp.
Sự trưởng thành, khả năng chiến đấu giỏi của bộ đội không chỉ đến từ quá trình huấn luyện, khổ luyện bền bỉ, không chỉ đến từ thời gian huấn luyện dài ngày mà hơn hết, nó phải đến từ những bài học thực tế sát điều kiện chiến đấu. Và hướng đi này đang được các đơn vị tăng thiết giáp thực hiện hiệu quả.
(Theo Đất Việt)
Việt Nam báo cáo LHQ đã mua những vũ khí hiện đại nào? Hàng năm Việt Nam đều gửi báo cáo lên Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc (UN Register of Conventional Arms) về chủng loại, số lượng vũ khí đã mua trong kỳ. Việt Nam báo cáo LHQ đã mua những vũ khí hiện đại nào? Việt Nam đã báo cáo lên LHQ những gì? Như đã thông tin...