Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19?

Theo dõi VGT trên

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Thủ tướng đề xuất các biện pháp phòng chống COVID-19 trong tình hình mới, trong đó khẳng định chưa thể công bố hết COVID-19 tại Việt Nam.

Bộ Y tế nhận định, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra “dịch chồng dịch” do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng…) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính…).

Chưa công bố hết dịch do còn nhiều thách thức

Về việc chưa công bố hết dịch COVID-19, Bộ này phân tích do còn nhiều thách thức. Theo đó việc công bố dịch, công bố hết bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng các điều kiện:

(1) Triển khai các biện pháp chống dịch quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

(2) Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày. Đối với dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc công bố dịch trên quy mô toàn quốc.

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19? - Hình 1

Việt Nam chưa công bố hết dịch COVID-19. (Ảnh: Trương Thanh Tùng).

Hiện nay, việc công bố hết dịch COVID-19 có những thách thức như sau:

Trong trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Khi công bố hết dịch, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch sẽ không được áp dụng như nghiên cứu, sản xuất hoặc mua, tiếp nhận, cấp phép, sử dụng vaccine, trang thiết bị y tế, thuốc và sinh phẩm y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân… trong tình trạng khẩn cấp, sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Video đang HOT

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức. Người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; việc kích hoạt áp dụng trở lại các biện pháp hành chính, xã hội sẽ bị động.

Hiện nay, WHO vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là tình trạng đại dịch trên toàn cầu. Tại Việt Nam vẫn ghi nhận số mắc, tử vong và đang có xu hướng gia tăng trở lại. Các biện pháp phòng, chống dịch đang được triển khai linh hoạt để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc duy trì công bố dịch như hiện nay đảm bảo được sự quan tâm và huy động nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch.

“Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để có điều chỉnh phù hợp và không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh”, Bộ này cho biết.

COVID-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm nhóm A và 2 tình huống chống dịch năm 2022-2023

Cũng tại tờ trình này, Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tuy nhiên, từng bước giảm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng linh hoạt, phù hợp một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Bộ Y tế đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch năm 2022 – 2023 trên cơ sở kế hoạch chiến lược chuẩn bị và đáp ứng Covid-19 của WHO với 2 tình huống:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong.

Bao gồm các biện pháp đặc thù như: (1) Giám sát phát hiện; (2) Kiểm soát ra vào vùng có dịch; (3) Cách ly/ theo dõi sức khỏe; (4) Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; (5) Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (6) Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.

Chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Theo đó, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỷ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Đối với dịch COVID-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

Các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đồng thời miễn dịch (do vắc xin và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó Bộ Y tế đánh giá dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào chính thức công bố COVID-19 là bệnh lưu hành. Trong nước, mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững tuy nhiên vẫn cần luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có nguy hiểm?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, BA.4 và BA.5, hai chủng phụ của biến thể Omicron, đang thúc đẩy làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới nhất trên toàn cầu.

BA.5 hiện chiếm tới 64% đến 70% các ca mắc được báo cáo. Đây cũng là những biến thể lây lan nhanh nhất được báo cáo cho đến nay và dự kiến ​​sẽ trở thành chủng thống trị tại Mỹ, Anh và châu Âu trong vòng vài tuần tới.

Nguy cơ tái nhiễm cao hơn

BA.4 và BA.5 dường như có khả năng thoát khỏi phản ứng kháng thể ở cả những người đã nhiễm COVID-19 trước đó, cũng như những người đã được tiêm chủng đầy đủ và tiêm mũi tăng cường.

Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp chí Y học New England, mức độ kháng thể trung hòa do lần mắc bệnh hoặc tiêm chủng trước đó chống lại biến thể BA.4 và BA.5 thấp hơn vài lần so với chủng virus SARS- CoV-2 ban đầu. Tuy nhiên, Tiến sĩ Dan Barouch, tác giả của bài báo khẳng định vaccine vẫn cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại bệnh nặng do BA.4 và BA.5.

Biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có nguy hiểm? - Hình 1

(Ảnh minh họa: BBC)

Các nhà sản xuất vaccine đang nghiên cứu các mũi tiêm cập nhật có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn chống lại các biến thể.

Nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học tại Đại học Columbia cũng cho thấy, virus BA.4 và BA.5 có nhiều khả năng thoát khỏi các kháng thể trong máu của những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ và tăng cường so với biến thể phụ khác của Omicron, làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19.

Theo các tác giả, kết quả của họ cho thấy nguy cơ tái nhiễm do BA.4 và BA.5 cao hơn, ngay cả ở những người đã có một số miễn dịch trước đó chống lại virus. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính 94,7% dân số Mỹ từ 16 tuổi trở lên có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 nhờ tiêm chủng, sau những lần mắc bệnh trước đó hoặc cả hai.

Bộ Y tế cho biết, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; Trong khi tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, việc tăng tỷ lệ nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đi kèm với tăng số ca mắc mới.

Vị chuyên gia này cho rằng, điều quan trọng là phải lưu ý bảo vệ những người trong nhóm nguy cơ như người mắc bệnh nền, người già, người chưa tiêm vaccine, người suy giảm miễn dịch, tránh tình trạng những đối tượng này mắc COVID-19 sẽ dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, ca bệnh chuyển nặng dẫn đến tử vong.

Biện pháp bảo vệ hiện nay vẫn là dự phòng cá nhân như khử khuẩn, đeo khẩu trang trong môi trường kín, trong vùng nguy cơ cao như bệnh viện, nơi đông người, tiếp xúc gần với người bị nhiễm. Bên cạnh đó cần phải tiêm vaccine mũi nhắc lại, nhằm hạn chế số ca mắc không tăng lên, không được để dịch bùng phát hay "vỡ trận", gây quá tải hệ thống y tế.

PGS.TS Trần Đắc Phu cũng một lần nữa khẳng định việc tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) là rất cần thiết để phòng bệnh, nếu không may nhiễm thì bệnh sẽ nhẹ, hệ thống y tế không bị quá tải, giảm thấp nhất ca nặng, hạn chế ca tử vong.

"Chúng ta phải tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu, những ai chưa tiêm đủ thì nên đi tiêm đủ, những ai đã trì hoãn việc tiêm thì cũng nên đi tiêm lại khi bảo đảm điều kiện sức khỏe, nhất là người già, người mắc bệnh nền"- ông Phu nói.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác; Đồng thời đề nghị các địa phương tăng tốc tiêm vaccine cho trẻ em; mũi 3, mũi 4 cho những người có chỉ định. Các chuyên gia trong nước cần cập nhật tình hình dịch, nhất là với các biến thể mới; kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp.

Về phía các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị, địa phương trong giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bảo đảm chất lượng và an toàn sinh học để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, hạn chế các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong.

Cục cũng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur phối hợp với các đơn vị để thu thập mẫu bệnh phẩm, thực hiện giải trình tự gen, phát hiện sớm các biến thể mới nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; thường xuyên thực hiện đánh giá nguy cơ, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho Bộ Y tế các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả với từng địa phương trong khu vực phụ trách.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025
Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăngVi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng
15:31:14 05/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025

Tin đang nóng

Thi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng ThápThi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng Tháp
22:01:57 06/02/2025
Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"Bạn thân tiết lộ tình trạng của Uông Tiểu Phi: Tái phát bệnh tâm thần, liên tục gào thét "Tôi muốn chết"
20:44:01 06/02/2025
NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"
19:54:11 06/02/2025
Phản ứng đầu tiên của ca sĩ Lynda Trang Đài trước tin bị bắt vì trộm cắp vặtPhản ứng đầu tiên của ca sĩ Lynda Trang Đài trước tin bị bắt vì trộm cắp vặt
21:47:00 06/02/2025
Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!
22:31:57 06/02/2025
Cô gái được Vũ Cát Tường cầu hôn sau nhiều năm hẹn hò bí mật là ai?Cô gái được Vũ Cát Tường cầu hôn sau nhiều năm hẹn hò bí mật là ai?
21:22:45 06/02/2025
Phát hiện 1 đôi chị - em Vbiz lệch 6 tuổi hẹn hò bí mật, 2 bức ảnh lọt ống kính nói lên tất cảPhát hiện 1 đôi chị - em Vbiz lệch 6 tuổi hẹn hò bí mật, 2 bức ảnh lọt ống kính nói lên tất cả
20:22:58 06/02/2025
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửaXôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
20:26:06 06/02/2025

Tin mới nhất

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

15:05:00 06/02/2025
Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

12:54:41 06/02/2025
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

12:43:40 06/02/2025
Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm, bao gồm vết thương ở tai phải, da đầu, cánh tay phải và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

11:38:54 06/02/2025
Trong đó có 23 trẻ đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My, 10 trẻ đang được điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Leng, 3 trẻ điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam. 7 trẻ đã khỏi bệnh được ra viện.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

15:02:22 05/02/2025
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đã bị bệnh tim, việc đi bộ sẽ không còn hữu ích. Nhưng đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tim theo nhiều cách. Nó giúp cơ tim mạnh hơn, các triệu chứng giảm theo thời gian và giảm nguy cơ tử vong do vấn ...
Những người không nên uống hoa đu đủ đực

Những người không nên uống hoa đu đủ đực

18:48:32 04/02/2025
Trên đây là những thông tin về ai không nên uống hoa đu đủ đực cũng như tác dụng và một vài lưu ý khi sử dụng loại hoa này để tránh làm cơ thể gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

18:44:21 04/02/2025
Các chất chống oxy hóa trong táo ta giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu cho thấy táo ta có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhậ...

Có thể bạn quan tâm

Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy

Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy

Netizen

23:23:18 06/02/2025
Trong lúc leo sang mái nhà hàng xóm để chơi, bé trai không may bị rơi từ nóc xuống dưới đất khiến người xem bàng hoàng.
Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"

Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"

Hậu trường phim

23:00:44 06/02/2025
Tại sao tôi không có quyền tin rằng, mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam? Tôi muốn làm điều đó , Trấn Thành bày tỏ.
Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn

Những cảnh giường chiếu gây sốc nhất trong phim Hàn

Phim châu á

22:45:39 06/02/2025
Phim truyền hình Hàn Quốc ngày càng trở nên táo bạo hơn với những cảnh nóng khiến nhiều khán giả phải đỏ mặt khi xem.
Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này

Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này

Lạ vui

22:24:48 06/02/2025
Trong một diễn biến ấm lòng và đầy bất ngờ, những gì tưởng chừng là một cuộc giải cứu mèo con đã trở thành câu chuyện đầy thú vị.
Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới

Chàng trai Hải Dương cao 1,88m thi Nam vương Du lịch Thế giới

Sao việt

22:20:57 06/02/2025
Hưng Nguyễn cho biết anh đang tích cực rèn luyện hình thể, học tiếng Anh để sẵn sàng chinh chiến tại cuộc thi Nam vương Du lịch Thế giới 2025.
Lâm Y Thần tiết lộ lý do lập di chúc khi ở đỉnh cao sự nghiệp

Lâm Y Thần tiết lộ lý do lập di chúc khi ở đỉnh cao sự nghiệp

Sao châu á

22:13:40 06/02/2025
Diễn viên Lâm Y Thần tiết lộ cô lập di chúc từ những năm tuổi 20 và vừa cập nhật văn bản quan trọng này cách đây ít lâu.
Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Vợ Ryan Reynolds lại bị kiện, đòi bồi thường 7 triệu USD

Sao âu mỹ

22:06:38 06/02/2025
Vụ việc diễn ra sau khi vợ tài tử Ryan Reynolds cáo buộc bạn diễn Justin Baldoni quấy rối tình dục và bị anh này kiện ngược, đòi bồi thường 400 triệu USD.
Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Thầy giáo gặp cảnh 'con anh, con em' với vợ kém tuổi khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:04:02 06/02/2025
Hành trình hôn nhân của cặp đôi Minh Phúc - Kim Huyên với những nỗi khổ liên quan đến chuyện con anh con em được chia sẻ trong Mảnh ghép hoàn hảo khiến NSND Hồng Vân xót xa.
Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Hà Nội: Thiếu niên bị đâm nhập viện tại lễ hội chùa Đậu

Pháp luật

22:03:56 06/02/2025
Hai thanh thiếu niên có mâu thuẫn từ trước, sau đó gặp nhau tại lễ hội chùa Đậu (huyện Thường Tín, Hà Nội) và xảy ra ẩu đả khiến một người bị đâm bằng dao phải nhập viện.
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng

Tin nổi bật

22:02:22 06/02/2025
Một số học sinh tại THPT ở Đồng Nai vừa bị phát hiện có hành vi cho vay nặng lãi, với lãi suất cao gấp 12-28 lần so với quy định pháp luật.
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?

Thế giới

21:54:56 06/02/2025
Ông Trump được cho là đã suy nghĩ về kế hoạch tiếp quản và tái thiết Gaza, song tuyên bố mới đây không khỏi khiến công chúng gây sốc.