Vì sao việc phê duyệt mã sản phẩm nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc còn chậm?
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tính đến ngày 22/02/2022, đã có 1.656 doanh nghiệp được cấp mã số xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay, việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm.
18 nhóm thực phẩm phải đăng ký khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
Theo báo cáo số 1133/BC-BNN-CBTTNS của Bộ NNPTNT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đáp ứng yêu cầu, quy định tại Lệnh 248, Lệnh 249 của thị trường Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc đã và đang tiến hành cải cách toàn diện và có các yêu cầu cao hơn về giám sát đối với thực phẩm nhập khẩu.
Hệ thống khung pháp lý để kiểm soát gồm: Biện pháp quản lý thực phẩm xuất nhập khẩu (Lệnh 249) và Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc (Lệnh 248) với các nội dung mới rất nghiêm ngặt tác động đến các đối tượng.
Theo các quy định này, Trung Quốc gia tăng các quy định kiểm soát gồm nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát thực phẩm nhập khẩu tương ứng, nộp báo cáo kiểm nghiệm theo lô hoặc tăng cường đình chỉ, tạm dừng hoặc cấm đối với doanh nghiệp nếu vi phạm an toàn thực phẩm hoặc cả đối với hoạt động đánh giá rủi ro thực hiện bởi các cơ quan nhà nước.
Đưa quy định cấm nhập khẩu thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm.
Trung Quốc gia tăng các quy định kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Trong ảnh: Xe chở nông sản chờ thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: VGP.
Video đang HOT
Đặc biệt, theo Lệnh 248, doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải đăng ký khi xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc, gồm: thịt và các sản phẩm từ thịt, vỏ ruột, sản phẩm thủy sản, sản phẩm từ sữa, yến sào và sản phẩm từ tổ yến, sản phẩm từ ong, trứng và các sản phẩm từ trứng, chất béo và dầu thực phẩm, thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mì, thực phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm công nghiệp xay xát ngũ cốc và mạch nha, rau củ tươi và khô (rau tách nước, sấy), đậu khô, gia vị, các loại hạt (quả hạch) và hạt giống, trái cây sấy khô, hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng. Đây đều là những sản phẩm Việt Nam đang xuất khẩu số lượng khá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Sản phẩm không thuộc nhóm 18 loại đã nêu doanh nghiệp phải tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện đăng ký.
Việc phê duyệt mã sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc còn chậm
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT cho biết, ngay sau khi Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng lệnh mới trong kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Bộ NNPTNT đã nhanh chóng phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp; ban hành các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký thông tin với cơ quan Hải quan Trung Quốc.
Có 187/270 doanh nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đã được cấp mã xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong ảnh: Thanh long là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc. Ảnh: Báo Bình Thuận.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, Bộ NNPTNT cũng tích cực trong trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai đáp ứng quy định mới; từ tháng 11/2021 đến nay, Bộ NNPTNT tiếp nhận các vướng mắc từ các cơ quan có thẩm quyền, của khối doanh nghiệp để trao đổi trực tiếp hoặc thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, đến ngày 22/02/2022, có 1.656 doanh nghiệp được cấp mã số, trong đó, 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được cấp mã số, đảm bảo hoạt động xuất khẩu ổn định và không bị gián đoạn.
Có 187/270 doanh nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đã được cấp mã, tuy nhiên do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% khối lượng theo đề xuất Cục Bảo vệ thực vật đề xuất đăng ký và đang tiếp tục.
Có 11 doanh nghiệp xuất khẩu sữa thuộc thẩm quyền Cục Thú y quản lý; số còn lại là mã số cấp cho doanh nghiệp thực hiện theo loại hình tự đăng ký; doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế.
Bộ NNPTNT cũng nêu rõ một số khó khăn trong việc xin cấp mã số của doanh nghiệp xuất khẩu như tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc do hệ thống mới vận hành như: tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ Tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi…
Việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp.
Từ thực tế đó, Bộ NNPTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT tiếp tục làm đầu mối trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc và phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý tại các địa phương để triển khai tiếp việc đăng ký doanh nghiệp.
Tăng cường trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin điện tử một cửa của Hải quan Trung Quốc; tháo gỡ việc chậm cấp mã số doanh nghiệp cho các mặt hàng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật và những vướng mắc phát sinh.
Triển khai theo Nghị định thư về yêu cầu Thú y và sức khỏe cộng đồng đối với sản phẩm sữa Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc ký ngày 26/42019.
Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục tăng cường đôn đốc và trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh 248 &249.
Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2022 tăng 5%
Theo Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng năm 2022 ngành công thương Hà Nội vẫn đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5%.
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel tại khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội) chuyên lắp ráp hệ thống dây dẫn điện cho các loại ô tô, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2022, Sở sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, qua đó triển khai có hiệu quả Kế hoạch về hội nhập quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể từ nay đến cuối năm 2022 tổ chức triển khai Kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2021, nhưng ngành dịch vụ vẫn tăng 2,71% so với năm 2020, trong đó giá trị tăng thêm hoạt động bán buôn bán lẻ là 1,88%. Đặc biệt xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế khi kim ngạch đạt 16 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2020, một số mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Cụ thể, hàng dệt may tăng 18,3%, máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 19,8%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 40,2%, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 39,3%, giày dép tăng 55%.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu, UBND thành phố Hà Nội đưa ra những giải pháp tháo gỡ những vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, tập trung thực hiện 7 giải pháp chủ yếu, gồm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đồng thời, thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan trung ương trên địa bàn, kết nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương, các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực... Đặc biệt, thành phố Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nguồn vốn, công nghệ chất lượng cao, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5% trong năm nay, trong thời gian tới ngành công thương Hà Nội cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thương mại thông qua công cụ và nền tảng trực tuyến, nhất là năng lực ứng phó với các biện pháp phòng vệ và tranh chấp thương mại quốc tế. Đồng thời, tăng cường các công cụ và biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp cam kết trong các FTA như công cụ về thuế quan, phi thuế quan, tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và thành phố, các doanh nghiệp cũng phải chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thị trường khởi sắc nhưng doanh nghiệp vẫn khó có lãi Vượt qua nhiều khó khăn trong năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có tâm thế vững vàng và đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2022 khi số lượng đơn hàng gia tăng. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và logistics không ngừng tăng lên đang "bào mòn" lợi nhuận của doanh nghiệp. Tín hiệu vui về xuất khẩu Sản...