Vì sao VFF không vội vàng tìm Phó Chủ tịch tài chính?
Trong cuộc họp Ban chấp hành (BCH) VFF hôm 3/7 tại Hà Nội, một trong những chủ đề được thảo luận, đó là tìm Phó Chủ tịch (PCT) phụ trách tài chính thay ông Cấn Văn Nghĩa. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ chính mình, VFF sẽ không vội vã trong vấn đề này.
Thông tin từ chính các thành viên trong BCH VFF cho hay, chuyện tìm PCT phụ trách tài chính và vận động tài trợ cho VFF hiện rất được quan tâm, vì đây là vị trí liên quan trực tiếp đến kinh – tài của VFF.
Cuộc họp của VFF trong ngày 3/7 cũng cơ bản phát thảo những tiêu chí quan trọng nhất dành cho người ngồi ở vị trí này. Các tiêu đấy, về cơ bản, nhân vật thay ông Cấn Văn Nghĩa ngồi ghế PCT tài chính tới đây phải là người có tâm, có tầm, có kinh nghiệm quản lý bóng đá và dứt khoát phải có… tiền.
Và thật ra, ngay trong nội bội BCH VFF hiện tại cũng có ít nhất 3 nhân vật hội đủ các tiêu chí vừa nêu, đó là các ông Trần Anh Tú (chủ tịch VPF, chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Thái Sơn Nam), ông Lê Văn Thành (chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thể thao Động Lực), và ông Phạm Thanh Hùng (chủ tịch CLB bóng đá Than Quảng Ninh, PCT Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh).
Đã có sẵn ứng viên, nhưng VFF chưa vội vã trong việc chọn tân PCT phụ trách tài chính
Những người này hoạt động bóng đá đã lâu, có kinh nghiệm làm bóng đá, đồng thời họ cũng đều đã tham gia ứng cử vào vị trí PCT tài chính VFF trước khi nhiệm kỳ 8 bắt đầu. Trong đó, ông Lê Văn Thành từng thua ông Cấn Văn Nghĩa ở cuộc bỏ phiếu “hiệp phụ” tại Đại hội VFF nhiệm kỳ 8, còn ông Trần Anh Tú và ông Phạm Thanh Hùng rút lui trước Đại hội nêu trên không lâu, vì những lý do khác nhau.
Hiện giờ, sau khi ông Cấn Văn Nghĩa rút lui và ghế PCT tài chính VFF tạm để trống, đã có nhiều ý kiến cho rằng họ là những ứng cử viên sáng giá thế chỗ ông Nghĩa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bản thân VFF lại không vội vã. Cơ quan điều hành bóng đá Việt Nam muốn dành thời gian nửa năm, từ đây cho đến khi Đại hội thường niên của VFF vào tháng 12 tới đây, để các nhân vật được VFF nhắm đến thể hiện năng lực điều hành, quản lý bóng đá, cũng như thể hiện tâm huyết của mình với các hoạt động của bóng đá Việt Nam.
Sau đó, những người có quyền bỏ phiếu trong Đại hội thường niên vào cuối năm nay có dịp thẩm định năng lực của những người được VFF nhắm đến, trước khi đưa ra những quyết định chính xác hơn, sâu sắc hơn, lựa chọn PCT mới phụ trách mảng tài chính và tài trợ cho VFF, tránh những là phiếu được cho là chưa chính xác như hồi Đại hội nhiệm kỳ 8 hồi cuối năm ngoái.
Sau một lần… hụt chân vì những lựa chọn chưa chính xác của chính mình, VFF đã thận trọng hơn, cầu toàn hơn. VFF hiểu rằng vị trí PCT phụ trách tài chính và vận động tài trợ quá quan trọng, không cho phép họ lạc lối thêm lần nữa!
Theo Dantri
Ai chọn ghế Phó Chủ tịch tài chính VFF?
Tại Đại hội VFF khóa VIII, khi ông Cấn Văn Nghĩa vượt qua ba ứng viên nặng ký và trúng cử ghế Phó Chủ tịch phụ trách tài chính thì cả làng bóng đá ngạc nhiên. Thậm chí có rất nhiều người am hiểu về làng bóng nội phải thốt lên: "Dây nào mà mạnh thế?".
Ai chọn ghế Phó Chủ tịch tài chính VFF? - ảnh 1Ông Cấn Văn Nghĩa ký kết hợp đồng tài trợ cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: CTV
Sở dĩ có câu hỏi đấy vì ghế Phó Chủ tịch tài chính được xem là chiếc ghé nóng nhất trước Đại hội VFF. Còn nhớ ghế này khi bầu Tú vừa mon men đòi ứng cử thì bầu Đức lên diễn đàn vùi dập không thương tiếc cùng nỗi lo "vừa đá bóng, vừa thổi còi" khi ôm cả chức Chủ tịch VPF lại đòi ôm cả việc phụ trách tài chính bên VFF. Chính tiếng nói quá mạnh và quá dữ của bầu Đức mà bầu Tú giờ chót rút lui.
Lúc này thì cái ghế nóng đấy lại liên tiếp có những cái tên muốn ứng cử gồm ba doanh nhân Nguyễn Hoài Nam (Tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya VN), Trần Văn Liêng (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Ca cao VN), Lê Văn Thành (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP thể thao Động Lực) và một cái tên rất quyền lực ở sân Mỹ Đình: Cấn Văn Nghĩa (nguyên giám đốc Khu liên hợp Mỹ Đình - đã nghỉ hưu từ ngày 1-9-2018).
Cũng cần biết là chiếc ghế nóng trên trước đó ngoài bầu Tú đã không ít người rút lui không tranh cử gồm bầu Đức, ông Nguyễn Công Khế (Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn truyền thông Thanh Niên), ông Phạm Thanh Hùng (Chủ tịch CLB Quảng Ninh).
Bầu Tú Futsal từng ứng cử ghế Phó Chủ tịch tài chính nhưng sau đó phải rút lui. Ảnh: QUANG THẮNG
Cả đại hội VFF khóa VIII ai cũng biết trong bốn cái tên bước ra bầu bán ghế Phó Chủ tịch tài chính thì trong chương trình hành động, đề án của ông Cấn Văn Nghĩa là yếu nhất và xa vời với những hoạt động tài chính trong bóng đá nhất. Ngược lại, những thành viên khác thi thực hiện chương trình hành động rất chi tiết và bài bản, trong đó có người từng gắn bó, tham gia với các CLB nước ngoài...
Nhưng việc được chọn vào ghế nóng lại là việc được giao phó toàn bộ cho 67 lá phiếu gồm các thành viên trực thuộc Tổng cục TDTT, các CLB bóng đá, các LĐBĐ địa phương đại diện.
Nhưng điều đáng nói ở đây là những người mang sứ mệnh lớn quyết định về nhân sự cho cả nền bóng đá với lá phiếu trong tay lại có khi rất hời hợt và thiếu trách nhiệm với việc bầu bán. Có thể đơn cử trường hợp cụ thể nhất tại cuộc chọn người tài là đại biểu của CLB bóng đá SL Nghệ An đề cử ông Nguyễn Lân Trung làm Phó Chủ tịch VFF phụ trách truyền thông, nhưng đến khi bầu thì ông Trung không có một phiếu nào, chứng tỏ phía SL Nghệ An đề cử người vào mà không bầu cho người mình đề cử.
Xét lại thì tại Đại hội VIII vừa qua không ít thành viên được đề cử đến giờ chót khi kiểm phiếu không có phiếu bầu nào. Điều đó được chính những người trong VFF ngao ngán bởi đề cử người mình tín nhiệm thì một đàng và khi bầu thì làm một nẻo.
Đó cũng là một phần cho việc xì xầm "Ông đó ở dây nào?" mà qua kết quả bầu bán nhiều người thắc mắc với chiếc ghế nóng ở VFF.
Doanh nhân Trần Văn Liêng từng ứng cử ghế Phó Chủ tịch tài chính với tuyến bố "Phản đối việc mua phiếu để chạy ghế lãnh đạo VFF" đã bị loại rất sớm dù đề án và chương trình hành động rất bài bản. Ảnh: CTV
Trở lại với việc ông Cấn Văn Nghĩa đánh bại rất nhiều người làm kinh tế giỏi và làm bóng đá lâu năm cùng với chương trình hành động cụ thể và thuyết phục, giới bóng đá thắc mắc: Vì sao phiếu tập trung vào người ít hiểu biết về tài chính bóng đá lại mới nghỉ hưu rời chức giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình thì đậu vào vị trí nóng?
Sau khi ông Cấn Văn Nghĩa từ chức, ghế nóng ở VFF đang rất "lạnh" bởi vấn đề tài chính liên quan đến thương thảo mới hợp đồng với HLV Park Hang-seo. Cũng cần biết là không phải tự dưng gần thời điểm ông Nghĩa từ chức có hàng loạt những chỉ trích nhắm vào ông đồng thời chỉ ra cách kiếm tiền cho VFF.
Hai ngày trước, với cách trả lời "Không lo được tiền lương cho ông Park Hang-seo khi thương thảo hợp đồng mới tôi sẽ từ chức" của ông Cấn Văn Nghĩa rõ ràng ông ấy không ở trong tư thế từ chức.
Thế nhưng đùng một cái...
Dư luận hướng nhiều đến việc ông không xoay nổi tiền cho việc thương thảo hợp đồng mới nhưng những người am hiểu trong làng bóng lại nghĩ nhiều đến kết quả thanh tra của khu liên hợp Mỹ Đình nơi ông từng làm Giám đốc (!?).
Bây giờ ai ngồi vào cái chỗ "lạnh" đấy sau khi lên án ông Nghĩa lúc đương chức mới là vấn đề nóng.
Theo Pháp luật TPHCM
Ông Cấn Văn Nghĩa nói lý do từ chức phó Chủ tịch VFF Sáng 25/6, thường trực Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức chấp thuận đơn xin từ chức của phó Chủ tịch phụ trách tài chính và vận động tài trợ Cấn Văn Nghĩa. Trong buổi sáng ngày 25/6, thường trực Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã có cuộc làm việc với Ban Tổng thư...