Vì sao VASEP đề nghị Big C giảm tổng mức chiết khấu xuống 15%?
VASEP đề nghị Big C không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016 này và điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống 15% hoặc thấp hơn.
Tin tức trên Tri thức Trực tuyến, mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi kiến nghị của các doanh nghiệp thủy sản thuộc CLB hàng nội địa VASEP tới hệ thống Big C Việt Nam. Nội dung văn bản này đề nghị Big C không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời giảm tổng mức chiết khấu cho doanh nghiệp xuống 15%.
VASEP cho biết, trong thời gian vừa qua, một số hệ thống siêu thị lớn có sự thay đổi chủ dẫn tới thay đổi nhân sự và hoạt động chưa ổn định đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của cả siêu thị lẫn doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng.
Để chuẩn bị cho các hợp đồng mới, tháng 3 và 4/2016 vừa qua, một số siêu thị, trong đó có Big C, đã gửi thư đến các doanh nghiệp đề xuất tăng chiết khấu. Mức đưa ra kha cao, thêm 4,25-5% khiến hầu hết các doanh nghiệp đều thấy quá khó khăn cho việc cân đối làm sao vẫn hợp tác với Big C vẫn có thể sống sót và được một chút lợi nhuận để tái đầu tư.
VASEP nhận định, bối cảnh sản xuất – kinh doanh hàng hóa đặc thù này đang có chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp thành viên đang hợp tác với Big C với tổng mức chiết khấu cao hơn 15%, trung bình là 17-20%, thậm chí có doanh nghiệp đến 25%. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP thì đây là những mức rất cao mà doanh nghiệp chắc chắn sẽ lỗ, không thể có lãi để tái đầu tư.
Vì vậy, VASEP đề nghị Big C không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016 này và điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống 15% hoặc thấp hơn.
Video đang HOT
Doanh nghiệp thủy sản kêu khó với mức tăng chiết khấu quá cao của Big C. (Ảnh minh họa).
Cuối tháng 4/2016, Tập đoàn Central Group của Thái Lan đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn trong lĩnh vực bán lẻ để mua lại Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino của Pháp, giá trị thương vụ khoảng 1,04 tỷ USD, tương đương 23.300 tỷ đồng.
Trước đó, Metro Cash & Carry cũng được chuyển nhượng từ doanh nghiệp Đức về tay người Thái. Theo một chuyên gia marketing, việc tăng mức chiết khấu và làm khó hàng hóa của doanh nghiệp Việt vào siêu thị là cách để hàng ngoại, đặc biệt là hàng Thái Lan tràn vào hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài này.
Thông tin trên báo Tuổi trẻ, không chỉ có chiết khấu cao và năm sau được điều chỉnh cao hơn năm trước, doanh nghiệp VN còn phải gánh thêm một rừng phí khác cho nhà bán lẻ.
Một doanh nghiệp liệt kê gần 15 loại phí mà đơn vị này đưa vào Big C bao gồm: chi phí tham gia chương trình khuyến mãi, chi phí cho dùng thử sản phẩm, chi phí hỗ trợ cho lễ hội khách hàng, phí hỗ trợ sinh nhật siêu thị, phí tập hợp đơn hàng, phí hỗ trợ khai trương siêu thị mới, chi phí tháng cho việc tham gia chương trình thẻ khách hàng, chi phí tháng cho thương lượng chung, chi phí tháng cho tối ưu hóa sản phẩm, chi phí cho việc nhập hàng mới, chi phí cho thuê mướn vị trí thử mẫu, hỗ trợ mở rộng siêu thị, hỗ trợ chi phí vận chuyển tháng…
Ngoài chiết khấu và phí hỗ trợ nhà bán lẻ như kể trên, doanh nghiệp cung cấp hàng cho siêu thị còn bị xử ép bởi chính sách tỉ lệ hàng hư hỏng.
Một thành viên của VASEP cho hay trong hợp đồng thương mại, nhà cung cấp đã có điều khoản khoán “tỉ lệ hàng hư hỏng” (thường là 1%), nghĩa là nhà cung cấp đã chiết khấu cho siêu thị 1% doanh số mua vào dù hàng có hỏng hay không.
Thế nhưng trong thực tế thì khi hàng hóa bị hư hỏng thật (không phải lỗi do nhà cung cấp) thì nhân viên đặt hàng của siêu thị vẫn ép nhà cung cấp phải nhận hàng hư về và đổi hàng khác, nếu doanh nghiệp không đồng ý thì siêu thị không đặt đơn hàng mới.
Như vậy, nhà cung cấp vừa phải chịu hết hàng hư hỏng thực tế, vừa phải chịu thêm tỉ lệ khoán hàng hư hỏng theo hợp đồng.
Không chỉ riêng doanh nghiệp thủy sản, nhiều doanh nghiệp thực phẩm khác cũng thừa nhận sân chơi siêu thị chưa bao giờ là cơ hội của doanh nghiệp nhỏ do yêu cầu quá cao, đặc biệt là chiết khấu cao khiến cho họ bán hàng không lợi nhuận nếu chấp nhận đưa hàng vào đây.
Giám đốc truyền thông một doanh nghiệp sữa cũng cho biết chiết khấu cho siêu thị Big C đứng hàng đầu trong các hệ thống bán lẻ.
Chính vì lý do chiết khấu cao, doanh nghiệp chịu đựng không được đã dẫn đến tình trạng cắt hàng, dừng hàng đột ngột.
“Vì chiết khấu quá cao nên có những năm công ty tôi dừng cung cấp một thời gian để phản ứng, sau đó mới phân phối lại” – vị này chia sẻ.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Big C ra 'đòn hiểm' đẩy doanh nghiệp Việt vào thế khó
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay nhiều doanh nghiệp hợp tác với Big C đang phải chịu mức chiết khấu hàng hóa trung bình lên tới 17 20%, thậm chí có doanh nghiệp đến 25%. Đây là mức rất cao khiến các đơn vị chắc chắn lỗ và không thể có lãi để tái đầu tư.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn gửi siêu thị Big C bày tỏ việc đòi mức chiết khấu quá cao vượt qua khả năng tồn tại của doanh nghiệp.
Theo công văn VASEP nêu rõ, năm qua, một số hệ thống các siêu thị lớn có sự thay đổi chủ dẫn tới nhân sự và hoạt động chưa ổn định đã ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của cả siêu thị và doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng. Để chuẩn bị cho các hợp đồng mới, thời điểm hiện tại tháng 3 4/2016, các siêu thị có gửi thư đến các doanh nghiệp đề xuất tăng chiết khấu.
Nhiều doanh nghiệp đang hợp tác cùng Big C với tổng mức chiết khấu cao hơn 15% (mức ngưỡng hiện tại để có thể tồn tại), trung bình 17-20%, thậm chí có doanh nghiệp đến 25%
Trong đó đáng chú ý, hệ thống siêu thị Big C đã đưa ra mức đề xuất tăng thêm chiết khấu khá cao (4,25% 5%), khiến hầu hết các doanh nghiệp đều thấy quá khó khăn cho việc cân đối làm sao vẫn hợp tác với Big C nhưng vẫn có thể sống sót và được một chút lợi nhuận để tái đầu tư.
Cũng theo VASEP, Hiệp hội bày tỏ mong muốn hợp tác với Big C trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh hàng hóa thủy sản đang có chi phí ngày càng tăng cao, nhiều doanh nghiệp đang hợp tác cùng Big C phải chịu tổng mức chiết khấu trung bình là 17-20%, thậm chí có doanh nghiệp đến 25%. Đây là những mức rất cao mà chắc chắn sẽ lỗ, không thể có lãi để tái đầu tư (hiện mức có thể tồn tại cao nhất chỉ đến 15%)
Vì vậy, VASEP đề nghị phía Big C chia sẻ và hợp tác lâu dài, không tăng thêm chiết khấu trong năm 2016, điều chỉnh giảm mức chiết khấu xuống dưới 15%.
Theo_VnMedia
Vụ chuyển nhượng Big C: Ngân sách VN thêm khoản thu lớn Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ thu được thuế từ thương vụ chuyển nhượng Big C giữa Tập đoàn Casino và Central Group. Mức thuế suất có thể lên đến 20%, tương đương với 4.600 tỉ đồng - một khoản tiền không nhỏ trong tình hình ngân sách đang khó khăn như hiện nay. Casino Group - đơn vị sở...