Vì sao vaccine phòng lao được đưa vào thử nghiệm chống Covid-19?
Bằng các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nơi trên khắp thế giới, các nhà khoa học đang cố gắng đưa một số vaccine có từ nhiều thập kỷ như vaccine chống lao, bại liệt vào nghiên cứu xem liệu chúng có thể bảo vệ con người chống lại dịch Covid-19, trước khi có được loại vaccine đặc trị cho căn bệnh này.
(Ảnh: Shutterstock).
Vaccine phòng chống lao được đưa ra thử nghiệm đầu tiên
Điều này có vẻ kỳ quặc, vì vaccine được sản xuất chỉ để nhằm vào mục tiêu điều trị một loại bệnh cụ thể. Nhưng vaccine được tạo ra nhờ sử dụng các vi khuẩn hay virus còn sống, vì thế nó đã làm tăng khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch để chống lại kẻ xâm nhập. Và trong quá khứ, các nhà khoa học đã từng thấy một số loại vaccine đôi khi đã “bảo vệ chéo” giúp cơ thể chống lại bệnh khác.
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy cách tiếp cận này sẽ làm tăng hệ miễn dịch đủ để chống lại virus corona. Nhưng nếu sản xuất một loại vaccine mới dự kiến cần thời gian đến 12-18 tháng, và một số nhà nghiên cứu đã “đi đường tắt” để tìm các cách tiếp cận nhanh hơn, và họ bắt đầu thử nghiệm với vaccine phòng lao BCG.
Tiến sĩ Mihai Netea, Trung tâm Y tế Đại học Radbound, Hà Lan nói: “Đây mới chỉ là giả thiết. Nhưng nếu nó hoạt động, đó có thể là một công cụ rất quan trọng để vượt qua giai đoạn nguy hiểm này cho đến khi có một loại vaccine thích hợp”.
Có gần 1.500 nhân viên y tế Hà Lan đã góp sức cho một nghiên cứu của nhóm do Tiến sĩ Netea dẫn đầu. Nó sử dung vaccine phòng lao có tên BCG, được tạo ra nhờ từ một loại vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu của mầm bệnh lao.
Ở Australia, các nhà nghiên cứu hy vong tuyển được 4.000 nhân viên y tế để xét nghiệm BCG, trong đó, 700 người đã được tiêm chủng ngừa bệnh lao hoặc được tiêm vaccine giả. Nghiên cứu tương tự đang được lên kế hoạch tại một số quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ.
Tiến sĩ Robert Gallo, Viện Virus trên người ở Đại học Y Maryland nói với báo chí, khả năng tiếp theo của việc nghiên cứu này là vaccine phòng bại liệt dạng uống được làm từ virus gây bệnh bại liệt bị làm yếu đi. Mạng lưới virus toàn cầu hy vọng các nghiên cứu tương tự sẽ bắt đầu với vaccine này và đang thảo luận với các cơ quan y tế, đồng sáng lập mạng lưới.
Tiến sĩ Denise Faustman, Trưởng khoa miễn dịch của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Mỹ, đã nghiên cứu BCG trong nhiều năm như một liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường loại 1 và hiện đang có kế hoạch thử nghiệm vaccine lao cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19. Trong quá trình chờ đợi để được tổ chức cho phép thử nghiệm tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham của Boston, bà đã nhận được hàng trăm cuộc gọi đăng ký từ các nhân viên y tế. Mục tiêu của bà là sẽ thử nghiệm trên khoảng 4.000 nhân viên y tế trong khoảng thời gian hai tháng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Faustman cũng cho rằng, vaccine sống rất nguy hiểm đối với người có hệ miễn dịch yếu và không nên tiến hành thử nghiệm chống lại Covid-19 bên ngoài phạm vi nghiên cứu.
“Bạn không nên mở rộng diện thử nghiệm”, bà nhấn mạnh. Nhưng “đó là cơ hội tuyệt vời để chứng minh có hay không tác dụng hiệu quả ngoài mục đích của loại vaccine chống lao này”.
Một số manh mối
Nhà khoa học Charles D. Brown nghiên cứu sản xuất vaccine lao BCG tại một phòng thí nghiệm do nhà nước điều hành ở Albany, NY, Mỹ ngày 2-12-1947. (Ảnh AP).
Vài năm trước, các nhà khoa học bắt đầu chú ý đến một vài loại vaccine sống mà Tiến sĩ Victor Nizet, một chuyên gia miễn dịch học ở Đại học Y khoa San Diego thuộc Đại học California, gọi là “một sự hiếm có mà con người cần phải quan tâm khi khai thác sử dụng”.
BCG được tiêm cho trẻ sơ sinh ở hầu hết các nước đang phát triển nhằm một phần chống lại bệnh lao, một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn. Nhưng các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng khi trẻ em được tiêm vaccine từ thủa nhỏ có tỷ lệ sống sót tốt hơn, không nhiễm các bệnh từ virus đường hô hấp.
Trong năm 2018, nhóm của Tiến sĩ Netea đã công bố một thử nghiệm trực tiếp hơn. Nó cho thấy rằng BCG kích thích hệ miễn dịch ban đầu đủ để ngăn chặn phần nào một số virus khác.
Còn với vaccine uống phòng bại liệt, Konstantin Chumakov, một chuyên gia vaccine tại FDA đã cho biết, mẹ của ông, một nhà khoa học của Liên Xô trước đây, đã công bố nghiên cứu vào những năm 1970 cho thấy, các trường hợp cúm giảm rõ rệt sau khi sử dụng vaccine này.
Năm 2015, các nhà nghiên cứu Thụy Điển cũng tìm thấy một vài sự bảo vệ chéo sau khi sử dung vaccine bại liệt bằng đường uống mà hiện đang sử dụng tại các nước đang phát triển, trong khi Mỹ và các khu vực khác đã loại trừ bại liệt bằng mũi tiêm vaccine bất hoạt cho trẻ em.
Thêm nữa, nghiên cứu trên medRxiv và một nghiên cứu sơ bộ khác được công bố gần đây đã đưa ra kết luận tương tự: dường như có mối tương quan giữa các quốc gia sử dụng vaccine BCG và giảm mức độ lây lan và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp Covid-19. Ví dụ, Bồ Đào Nha – nơi đang tiêm vaccine BCG cho trẻ sơ sinh – có hơn 16.000 trường hợp mắc Covid-19 nhưng chỉ có 535 trường hợp tử vong, trong khi nước láng giềng Tây Ban Nha có hơn 169.000 trường hợp và hơn 17.000 trường hợp tử vong.
Tương tự, Ireland, quốc gia có tiêm phòng vaccine BCG có 9.655 ca mắc và chỉ có 334 trường hợp tử vong, trong khi Vương quốc Anh có 89.554 ca mắc và 11.346 trường hợp tử vong. Dựa trên những con số này, Ireland có tỷ lệ tử vong 3,5% trong khi Vương quốc Anh có tỷ lệ tử vong là 12,7%. Tất nhiên, có sự khác biệt về số lượng dân số lớn tuổi giữa các quốc gia này, cùng với các biến số khác có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và nhiễm trùng.
Một nhân viên chăm sóc sức khỏe tiêm một liều vaccine BCG cho trẻ sơ sinh ở Madagascar. Ảnh: CDC.
Nhiều kiểu miễn dịch khác nhau
Có rất nhiều các loại phòng thủ miễn dịch chồng chéo. Mục tiêu thông thường là để cơ thể nhận biết được mối đe dọa cụ thể và làm cho kháng thể có thể chống lại mối đe dọa đó khi nó xuất hiện.
Nhưng điều đó cần có thời gian. Cho nên khi có các dấu hiệu việc lây nhiễm, những “chiến binh” đầu tiên của cơ thể, các tế bào bạch cầu, sẽ hành động để chống lại sự xâm nhập này theo nhiều cách khác nhau, được gọi là miễn dịch bẩm sinh. Nếu chúng không chống được thì cơ thể sẽ tạo ra các lực lượng đặc biệt hơn để tham gia việc chiến đấu này.
Nhà nghiên cứu Hà Lan Netea nói, BCG xuất hiện đã tái lập trình các tế bào miễn dịch bẩm sinh để chúng có thể loại bỏ mầm bệnh dễ dàng hơn.
Một chuyên gia miễn dịch học của UC-San Diego nhận định: “Tôi nghĩ cơ sở khoa học của việc này khá lô-gic. Điều chưa rõ là liệu virus corona có nằm trong phổ được bảo vệ của hệ miễn dịch bẩm sinh hay không”.
Một số nhà khoa học đưa ra lý thuyết cho rằng các quốc gia có sử dụng vaccine BCG diện rộng trong dân số có thể sẽ có bảo vệ tốt hơn trước đại dịch. Nhưng các vấn đề được đặt ra với sự thống kê chính xác vẫn còn là quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào.
Ngày 13-4, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cảnh báo không sử dụng vaccine phòng lao để chống lại Covid-19 cho đến khi các nghiên cứu chứng minh nó có tác dụng.
HOÀNG DƯƠNG (Tổng hợp)
Khuyến cáo tiêm bù vắc xin sau thời gian tạm hoãn
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá: Gián đoạn công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR) nhằm ngăn ngừa lây nhiễm dịch Covid-19 dù trong thời gian ngắn có thể làm gia tăng số người dễ mắc bệnh và tăng khả năng mắc các bệnh gây dịch có thể phòng ngừa bằng vắc xin (như bệnh sởi).
Trẻ cần được tiêm bù sau thời gian tạm dừng tiêm chủng mở rộng - Liên Châu
Các đợt bùng phát dịch của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
WHO khuyến cáo: Mỗi quốc gia cần tiến hành đánh giá nguy cơ dựa trên mức độ bùng phát lây nhiễm của dịch Covid-19, và đặc điểm dịch tễ của các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin ở khu vực của họ. Từ đó, các chiến lược cung cấp dịch vụ TCMR có thể cần được điều chỉnh và thực hiện trong điều kiện an toàn, không đe dọa tới sức khỏe của nhân viên y tế, người chăm sóc và cộng đồng.
Trong giai đoạn tạm dừng TCMR, cần củng cố, duy trì giám sát các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin, để có thể phát hiện và quản lý sớm các trường hợp bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin; cần xây dựng các chiến lược tiêm chủng bổ sung vắc xin cho hậu Covid-19.
Việc triển khai các chiến lược thay thế cho TCMR tại các trạm y tế xã có thể áp dụng như: dịch vụ ngoài trạm và lưu động, nhưng phải được đánh giá theo bối cảnh của từng địa phương, cũng như được điều chỉnh để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và cộng đồng.
Trong trường hợp chỉ có thể cung cấp các dịch vụ TCMR hạn chế, nên ưu tiên tiêm chủng phòng các bệnh dễ gây dịch như sởi, bại liệt, bạch hầu.
WHO cũng lưu ý: Cần thường xuyên theo dõi và đánh giá lại về sự cần thiết của việc trì hoãn các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn để tổ chức tiêm khi phù hợp nhất. Việc tiêm chủng bổ sung các vắc xin TCMR cần chú trọng với trẻ đã bỏ lỡ đợt tiêm chủng trong thời gian dịch, đánh giá khoảng trống miễn dịch để có giải pháp can thiệp phù hợp cho các đối tượng.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã tạm dừng tổ chức buổi tiêm chủng thường xuyên tại các trạm y tế xã, phường trong vòng 15 ngày, kể từ 1.4, nhằm đảm bảo công tác chống dịch Covid-19. Mỗi tháng, cả trăm ngàn liều vắc xin phòng các bệnh: uốn ván (tiêm cho phụ nữ mang thai và trẻ từ 2 tháng tuổi); lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản, sởi, rubella... được tiêm cho trẻ 0 - 60 tháng tuổi tại các trạm y tế xã, phường.
Liên Châu
Vaccine đã cứu nhân loại trước đại dịch nào? Đậu mùa, bại liệt, sởi... từng là đại dịch khiến nhiều người tử vong trong lịch sử nhưng đã giảm thiểu tối đa số người chết từ khi có vaccine. Vaccine là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Từ khi có loại vaccine đầu tiên phòng đậu mùa, con người đã xử lý thành...