Vì sao ung thư vú tái phát
Liệu pháp hormone trong điều trị ung thư vú đưa một số tế bào rơi vào trạng thái “ngủ”, khi “tỉnh dậy” chúng tái phát thành khối u mới.
Ảnh minh họa
Trạng thái “ngủ” là cách các tế bào ngay lập tức thay đổi để kháng lại phương pháp điều trị. Các phương pháp điều trị ung thư vú thường thành công, tuy nhiên một số trường hợp ung thư tái phát và tiên lượng xấu hơn.
Ông Luca Magnani, Khoa Dược, Đại học Hoàng Gia London, Anh, cho biết phương pháp điều trị bằng hormone hiện được sử dụng cho phần lớn bệnh nhân ung thư vú. Từ lâu, các nhà khoa học đã đặt câu hỏi, liệu pháp này thực chất có tiêu diệt được các tế bào ung thư vú không, hay chỉ là chuyển các tế bào sang trạng thái “ngủ yên”.
Video đang HOT
Ông cùng các chuyên gia đã nghiên cứu khoảng hơn 50.000 tế bào ung thư vú của con người, tìm hiểu hiệu quả của hỗ trợ trị liệu nội tiết – một dạng liệu pháp hormone – đối với những tế bào ung thư đó. Kết quả cho thấy hỗ trợ trị liệu nội tiết có thể làm chết một số tế bào ung thư và khiến một số tế bào ung thư khác rơi vào trạng thái “ngủ”.
Theo tiến sĩ Sung Pil Hong thuộc nhóm nghiên cứu, các tế bào “ngủ” này có khả năng di chuyển khắp cơ thể. Tuy nhiên, làm thế nào và tại sao một số tế bào ung thư rơi vào trạng thái “ngủ”, vì sao các tế bào “thức dậy” vẫn còn là một ẩn số.
“Cần phải tìm ra cách giữ nguyên các tế bào trong trạng thái ngủ mãi mãi, hoặc đánh thức rồi tiêu diệt”, các chuyên gia cho biết.
Đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh rằng liệu pháp hormone là một chiến lược rất hiệu quả chống lại ung thư vú. Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động, những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giải quyết, các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm.
Tiến sĩ Rachel Shaw, quản lý thông tin nghiên cứu tại tổ chức từ thiện Cancer Research, cũng giải thích rằng những phát hiện hiện tại sẽ mở ra lộ trình mới cho việc nghiên cứu chữa trị ung thư.
Lê Hằng
Theo Medical News Today/VNE
Hai xu hướng tái tạo vú trong điều trị ung thư
Bệnh nhân nữ Đào T.T (29 tuổi, ở Hưng Yên) đến Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) khám sau khi tự phát hiện thấy khối u nhỏ vùng ngực phải. Kết quả xác định chị T. bị ung thư vú giai đoạn 2.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư vú giúp điều trị hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ (BS) Vũ Anh Tuấn, công tác tại Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu - BV Bạch Mai, tham gia điều trị cho chị T., đánh giá do khối u ở vùng trung tâm, tức là ngay sau núm vú trái, nên phải cắt toàn bộ tuyến vú, không thể bảo tồn.
Cũng theo BS Tuấn, sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ bắt đầu phác đồ điều trị hóa chất. Sau điều trị một năm, bệnh nhân sẽ được đánh giá tình trạng toàn thân để thực hiện phẫu thuật tái tạo vú.
Hiện tại, có 2 xu hướng tái tạo là sử dụng mô tự thân và sử dụng chất liệu thay thế. Trong đó, sử dụng mô tự thân với "nguyên liệu" là các tổ chức của cơ thể mình như: vạt cơ lưng rộng, cơ bụng, để tái tạo tuyến vú. Phần tái tạo này thích nghi tốt với cơ thể, có thể thay đổi theo trọng lượng của cơ thể khi tăng hay giảm cân.
Tuy nhiên, đối với phẫu thuật sử dụng mô tự thân, việc phẫu thuật kéo dài và thường để lại vết sẹo lớn ở nơi khác như ở lưng hoặc ở bụng. Đây cũng là một phẫu thuật tương đối phức tạp, có thể phải sử dụng đến vi phẫu và có cả nguy cơ hoại tử mô.
Ngoài ra, có thể sử dụng các chất liệu thay thế như: túi giãn mô (là mô cấy được sử dụng để làm giãn nở các mô da vùng ngực sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú, để đạt được thể tích nhất định về lượng, chuẩn bị cho tái tạo vú sau ung thư). Sau khi có đủ lượng mô da, bệnh nhân sẽ được đặt túi ngực vĩnh viễn. Tái tạo núm vú và xăm quầng núm vú sẽ là "công đoạn" cuối giúp bệnh nhân có bầu ngực gần như tự nhiên.
BS cho biết thêm, với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm và vị trí khối u ở vùng rìa tuyến vú hoặc khối u chưa có biểu hiện xâm lấn thì có thể thực hiện kỹ thuật bảo tồn, đặc biệt là với bệnh nhân trẻ. Bảo tồn luôn đi đôi với xạ trị, dùng hóa chất đúng phác đồ, sau đó phải theo dõi và khám định kỳ tốt. Phẫu thuật bảo tồn có ưu điểm là có thể giữ lại hình thể tuyến vú một cách tự nhiên cho bệnh nhân, đảm bảo tính thẩm mỹ, đặc biệt đối với những bệnh nhân còn trẻ, chưa lập gia đình.
Theo Thanh niên
Cô gái 29 tuổi chưa chồng sốc khi phát hiện mắc ung thư vú Thanh vô tình sờ thấy khối u trên ngực nên đến bệnh viện thăm khám và bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo mình đã mắc ung thư vú. Nguyễn Thị Thanh (29 tuổi, ở Văn Giang, Hưng Yên) ân hận khi không đi sàng lọc ung thư vú từ sớm để có cơ hội điều trị tốt hơn. Chị chưa bao...