Vì sao Ukraine cần tiêm kích F-16?
Cùng với việc đào tạo phi công, các quốc gia phương Tây đang đánh tiếng sẽ chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine, theo yêu cầu của nước này.
Ukraine thiếu vũ khí!
Trong hơn một năm qua kể từ khi xảy ra cuộc xung đột, Không quân Ukraine bị thiệt hại nặng. Theo truyền thông Nga, Kyiv đã mất khoảng 100 máy bay phản lực và trực thăng các loại, bao gồm hầu hết tài sản lực lượng vũ trang Ukraine có trong tay trước tháng 2/2022, cũng như khí tài hàng không do NATO cung cấp.
Khi nguồn dự trữ các máy bay và trực thăng do Liên Xô sản xuất trong Hiệp ước Warsaw trước đây chuyển sang từ NATO giảm dần, Kyiv cần đến một nguồn mới để cung cấp máy bay chiến đấu dồi dào, chi phí thấp.
Máy bay phản lực F-16 do Mỹ sản xuất. Nguồn: @TreasChest
Ngoài ra, các cam kết của Anh và Pháp gửi tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow và SCALP-EG tới Ukraine khiến Kyiv cần loại máy bay phù hợp để mang những vũ khí này.
Mặc dù các tên lửa này được thiết kế để sử dụng trên các máy bay chiến đấu Tornado, Typhoon, Rafale và Mirage 2000 của Anh và Pháp, nhưng việc sửa đổi để sử dụng trên F-16 được cho là dễ dàng hơn so với việc lắp đặt trên các máy bay chiến đấu hệ Liên Xô.
“Ngon, bổ, rẻ!”
F-16 là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất thế giới. Vào cuối những năm 1970, General Dynamics và Lockheed Martin sản xuất hơn 4.600 chiếc F-16, xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trong vòng đời hoạt động gần 50 năm.
Khối lượng sản xuất lớn như vậy có nghĩa là có thể có một số lượng lớn máy bay qua sử dụng giá rẻ, cũng như phụ tùng thay thế dồi dào. Tùy thuộc vào cấu hình, những chiếc F-16 có giá khá mềm, chỉ từ 12 – 16 triệu USD mỗi chiếc.
F-16 thường được phương Tây so sánh với chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Ảnh: Wordpress.
F-16 phiên bản cơ sở có thể được trang bị nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất và chống hạm, bao gồm các tên lửa AMRAAM, IRIS-T, Python, Sidewinder, HARM, JASSM, Maverick và tên lửa tầm xa JSOW để tấn công các mục tiêu mặt đất, nhiều loại bom dẫn đường và không dẫn đường, tên lửa chống hạm Harpoon và Penguin.
Các máy bay này cũng có thể mang bom hạt nhân B61 và B83 của Mỹ có lượng nổ lên tới 400 kiloton.
F-16 và Su-35. Nguồn: navbharattimes.indiatimes.com
Các nhà quan sát phương Tây cho rằng, F-16 có khả năng tương đương với Su-35, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư của Nga được phát triển vào những năm 1980, trang bị trong quân đội Nga từ giữa những năm 2010.
Mặt khác, việc điều khiển F-16 được cho dễ hơn các máy bay khác, điều giúp quá trình đào tạo phi công vận hành F-16 khá ngắn, theo Không quân Mỹ chỉ khoảng 4 tháng.
Ukraine nói phi công đang 'chết mòn' vì chờ tiêm kích Mỹ
Tướng Serhii Holubtsov của không quân Ukraine tuyên bố phi công nước này có thể lái tiêm kích F-16 chỉ sau 6 tháng đào tạo.
"Những phi công giỏi nhất của tôi đang chết dần khi chờ chiến đấu cơ F-16", tướng Holubtsov, chỉ huy các đội bay của không quân Ukraine, nói trong cuộc phỏng vấn với tờ The Times mới đây.
Ông Holubtsov nói rằng các máy bay của phương Tây gửi đến càng sớm thì Ukraine càng có thể sớm giành chiến thắng và cứu thêm nhiều mạng người.
Các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và Romania tuần tra tại Romania. ẢNH KHÔNG QUÂN MỸ
Vị chỉ huy cho biết một đánh giá của phía Mỹ gần đây nêu rằng các phi công của Ukraine có thể sử dụng chiến đấu cơ F-16 trong chưa đầy 6 tháng đào tạo. Ông nói rằng hai phi công vừa quay về Ukraine hồi tuần trước sau cuộc đánh giá gắt gao của quân đội Mỹ.
"Họ đã dành 3 tuần ở đó và được huấn luyện trên máy giả lập F-16 cách bay cùng nhau trong vai trò đang sử dụng vũ khí. Kết quả rất tốt và các phi công Ukraine có thể họ bay và vận hành hệ thống vũ khí trên F-16 trong chưa đầy 6 tháng", ông Holubtsov nói.
Nga nói Ba Lan, Slovakia chuyển MiG-29 cho Ukraine để thải vũ khí cũ
Ông Holubtsov phản bác đánh giá của các quan chức NATO cho rằng việc huấn luyện phi công Ukraine có thể kéo dài nhiều năm. Ông cũng nhấn mạnh là một số phi công có thể được đào tạo trong thời gian ngắn hơn nữa. "Kỹ năng của các phi công được đánh giá cực kỳ cao và hai người đó chỉ là phi công trung bình. Mỗi người có tố chất độc nhất nên cần có kế hoạch huấn luyện cá nhân. Nhưng sau kỳ đánh giá này, chúng tôi có thể rút ngắn đáng kể thời gian, tùy thuộc vào kinh nghiệm trước đó của các phi công Ukraine", vị chỉ huy nói.
Trong khi Ukraine nhiều lần kêu gọi nhưng Mỹ vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc chuyển giao chiến đấu cơ, nhấn mạnh rằng đó không phải là ưu tiên viện trợ vào thời điểm này.
Trong khi đó, Ba Lan và Slovakia gần đây cam kết sẽ chuyển giao các chiến đấu cơ MiG-29 thời Liên Xô cho Ukraine. Riêng quyết định này cũng đã được cân nhắc từ lâu do lo ngại làm leo thang xung đột.
Máy bay MiG-29 của Ba Lan biểu diễn trong một triển lãm hàng không năm 2013. ẢNH REUTERS
Về phần Ukraine, nước này cần một loại máy bay có nhiều phụ tùng để dễ dàng sửa chữa, thay vì nhiều loại khác nhau.
"Chúng tôi không giới hạn vào một mẫu cụ thể nào, mà là vào những đặc tính kỹ thuật. Nếu có những máy bay khác có thể mang theo và sử dụng cùng loại đạn, có chung đặc điểm như F-16, chúng tôi có thể sử dụng nó. Chúng tôi đã tập trung vào F-16 vì biết có hơn 4.000 chiếc trên toàn cầu, nên sẽ dễ để tìm được phụ tùng và thay thế", tướng Holubtsov nói.
Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine ngày 390 có diễn biến gì nóng?
Vị chỉ huy bác bỏ những lo ngại về việc chiến đấu cơ phương Tây sẽ nhanh chóng bị bắn hạ sau khi chuyển giao, nhấn mạnh Ukraine có nhiều sân bay để che giấu máy bay và đang nhận thêm các hệ thống phòng không để bảo vệ.
"Nếu chúng tôi có F-16 với tên lửa AIM-120 và tầm bắn 180 km, chúng tôi có thể đẩy máy bay Nga ra xa hơn nhiều (khỏi các thành phố tiền tuyến)", ông Holubtsov nói.
Mặt khác, vị chỉ huy cho rằng việc không quân Ukraine dần chuyển sang sử dụng các chiến đấu cơ theo tiêu chuẩn của NATO là điều không thể tránh khỏi. Các loại vũ khí cho máy bay mà Ukraine đã nhận như tên lửa chống radar HARM-88 hay bom JDAM không thể được sử dụng một cách hiệu quả từ máy bay cũ.
Ngoại trưởng Nga nói nước này sẽ coi F-16 ở Ukraine là mối đe dọa hạt nhân Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva không thể phớt lờ khả năng hạt nhân của máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất, có thể được các quốc gia phương Tây viện trợ cho Ukraine. Máy bay F-16 của Không quân Ba Lan tham gia cuộc tập trận của NATO. Ảnh: AFP "Bằng cách tiếp tục cung cấp vũ khí...