Vì sao “tự sướng” nhưng không thể nào xuất tinh được?
Em đã nhiều lần thủ dâm nhưng không thể nào xuất tinh được, chỉ xuất tinh khi nằm ngủ.
Thưa bác sĩ, em năm nay 18 tuổi cao khoảng 1m77, nặng 50kg. Em đã nhiều lần thủ dâm nhưng không thể nào xuất tinh được, chỉ xuất tinh khi nằm ngủ, khi thủ dâm em chỉ xuất ra nước tiểu hòa loãng với tinh dịch.
Cho em hỏi như vậy em có bị bệnh gì, liệu có phải là chứng xuất tinh ngược không ạ? (Kiên Sơn, HN)
Trả lời:
Kiên Sơn thân mến!
Video đang HOT
Thủ dâm ở cả nam và nữ đều không có vấn đề gì nếu biết điều độ, quan trọng nhất là tình huống chứ không phải lần nào thủ dâm cũng xuất tinh.
Tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn và số lượng chỉ có hạn, nếu em thủ dâm nhiều quá thì làm gì còn tinh trùng mà xuất. Cái em nhìn thấy không phải là nước tiểu đâu, đấy là tinh dịch đấy.
Qua câu hỏi anh cũng biết em có tìm hiểu qua về vấn đề vô sinh nam (xuất tinh ngược). Nhưng theo như những gì em mô tả thì anh nghĩ vấn đề này em chưa gặp phải, vì khi nằm ngủ em vẫn xuất tinh được. Có lẽ em chỉ đang gặp vấn đề về di mộng tinh thôi.
Em nên có quyết tâm để từ bỏ hẳn thủ dâm hoặc giảm thiểu hẳn tần suất thủ dâm xuống để có một cuộc sống điều độ hơn thì mọi chuyên sẽ bình thường.
Chúc em vui khỏe!
Bác sĩ Hoa Súng
Phòng khám Thịnh An
88-94 Dốc Phụ Sản, đường La Thành, Ngọc Khánh, Hà Nội
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe sinh sản của lứa tuổi mình, hãy gửi mail về gioitinh@kenh14.vn để được bác sĩ Hoa Súng tư vấn và giải đáp nhé!
Theo PLXH
Giãn tĩnh mạch tinh có gây vô sinh ở nam giới?
Giãn tĩnh mạch tinh là một trong những căn bệnh thường gặp ở nam giới, ước tính khoảng 15% nam giới mắc bệnh này. Nhiều người cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam. Thực hư thế nào?
Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thành Như, khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, phần lớn bệnh giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) không có biểu hiện rõ rệt, nhiều trường hợp GTMT không có triệu chứng. Một số dấu hiệu người bệnh có thể nhận biết như cảm giác nặng tức, khó chịu, đau tinh hoàn. Đặc biệt, đau tăng khi ngồi lâu, đứng lâu, hoặc hoạt động gắng sức như tập thể dục; đau về buổi chiều tối, nằm nghỉ thì hết đau. Nhìn thấy hoặc sờ thấy các tĩnh mạch giãn lớn ở vùng bìu. Một số người có tĩnh mạch giãn lớn trông như búi giun ở vùng bìu hai bên. Ngoài ra, dấu hiệu có thể nhận thấy ở người mắc bệnh GTMT là tinh hoàn nhỏ, mềm.
Hiện nay, nguyên nhân của GTMT vẫn chưa rõ và đang được nghiên cứu. Nhưng có lẽ do tư thế đi hai chân của loài người là yếu tố quan trọng dẫn đến một số bệnh lý bởi trọng lực gây ra như thoát vị bẹn (sa ruột), trĩ, giãn tĩnh mạch chân và GTMT.
Để chẩn đoán bệnh GTMT chúng ta có thể chụp X quang các tĩnh mạch tinh. Tuy nhiên, xét nghiệm này vừa phức tạp, vừa có thể gây biến chứng nặng như sốc phản vệ, chảy máu, nên trên thực tế không bác sĩ nào cho chụp X quang để biết bệnh nhân có bị GTMT hay không. Đối với GTMT thì siêu âm cũng có nhiều điều đáng lo ngại, tỉ lệ chẩn đoán dương tính giả (siêu âm nói có bệnh mà thực tế là không có bệnh) và âm tính giả (siêu âm nói không, nhưng thực tế bệnh nhân có bệnh) khá cao. Do vậy, biện pháp tốt nhất hiện nay là khám trực tiếp bệnh nhân ở tư thế đứng, rồi nằm, sẽ cho biết có bệnh hay không.
GTMT có thể gây những biến đổi mô học của hai tinh hoàn, khiến tinh hoàn ngừng phát triển hoặc giảm kích thước, tinh dịch đồ bất thường: chức năng sinh tinh giảm, tinh trùng ngưng trưởng thành, xơ hóa mô kẽ, chức năng tế bào sản xuất testosterone (nội tiết tố nam) bị giảm. Thông thường, sự điều hòa nhiệt độ ở tinh hoàn được bảo đảm bằng hai cơ chế: da bìu có khả năng co giãn cao, sẽ giãn ra khi nóng và búi tĩnh mạch tinh giúp làm nguội máu từ động mạch tới tinh hoàn. Khi tĩnh mạch tinh bị giãn, tinh hoàn sẽ có nhiệt độ cao và không làm nguội máu động mạch được nữa.
TS-BS Nguyễn Thành Như cho biết: Không phải hễ bị GTMT là bị vô sinh, 80% nam giới bị GTMT không bị hiếm muộn. Tuy nhiên, trong số những người vô sinh thì có đến 35 - 40% nam giới vô sinh nguyên phát (người đó chưa từng có con) bị GTMT và 69 - 81% nam giới vô sinh thứ phát (đã từng có con) bị GTMT.
GTMT có thể điều trị bằng hai phương pháp: phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn (vi phẫu thuật hay phẫu thuật nội soi) và thuyên tắc tĩnh mạch tinh. Trong các phương pháp phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh vi phẫu ngã bẹn - bìu hai bên có tỉ lệ thành công cao nhất. Sự phóng đại hình ảnh khi phẫu thuật với kính hiển vi hoặc kính lúp vi phẫu giúp bác sĩ nhận biết rõ ràng các tĩnh mạch tinh giãn, bảo tồn được động mạch và hệ bạch mạch quanh bó mạch tinh. Sau khi gây mê hay gây tê tủy sống, bác sĩ rạch một đường nhỏ ở vùng bụng dưới để tiến hành phẫu thuật, thừng tinh hai bên bẹn và vùng bìu được kéo ra qua vết mổ, các tĩnh mạch giãn được cột lại bằng các mối chỉ không tan.
Theo PNO