Vì sao Trung Quốc “thay máu” hàng ngũ tướng lĩnh cao cấp?
Báo “Quân giải phóng” Trung Quốc cho biết, quân đội Trung Quốc vừa có hàng loạt sự điều chuyển các tướng lĩnh cao cấp và chức vụ chủ chốt thuộc các quân khu và các quân binh chủng với tuổi đời bình quân rất trẻ.
Bản danh sách được báo “Quân giải phóng” đăng tải đã thể hiện, đây là đợt điều chuyển rất lớn, có liên quan đến 33 tướng lĩnh quân đội. Trong đó, 3 quân khu lớn là Bắc Kinh, Lan Châu và Thành Đô có nhiều biến động nhất với lần lượt 6, 6 và 7 vị trí chủ chốt. Trong số 33 tướng lĩnh, có 5 vị là trung tướng, còn lại đều là thiếu tướng.
Điểm nổi bật dễ nhận thấy trong đợt điều chuyển chức vụ này là tuổi đời bình quân của các tướng lĩnh còn rất trẻ. Theo tính toán, tuổi đời bình quân của 33 người là 57, có 4 tướng trên 60 tuổi, 2 vị già nhất là 62 tuổi, còn người trẻ nhất là 53 tuổi, còn đại bộ phận là từ 55-57 tuổi. Điều này thể hiện rõ nét xu hướng trẻ hóa hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của các quân khu và quân binh chủng.
Quân đội Trung Quốc đang “thay dòng máu trẻ” hàng ngũ tướng lĩnh cao cấp? (Ảnh minh họa)
Trong lực lượng hải quân, phó tư lệnh quân khu Tế Nam, tư lệnh hạm đội Bắc Hải là ông Điền Trung, sinh năm 1956, nhậm chức phó Tư lệnh quân chủng hải quân; phó Tư lệnh hạm đội Bắc Hải Đinh Nghị, sinh năm 1959 nhậm chức phó Tư lệnh hải quân; Phó tư lệnh hạm đội Đông Hải Khâu Diên Bằng, sinh năm 1956, nhậm chức phó tư lệnh quân khu Tế Nam kiêm Tư lệnh hạm đội Bắc Hải.
Binh chủng Pháo binh 2 (Tên lửa chiến lược) cũng có sự điều động lớn. Chủ nhiệm chính trị của binh chủng này là ông Vu Đại Thanh, sinh năm 1957 nhậm chức phó Chính ủy binh chủng. Chức vụ cũ của ông Vu được bàn giao lại cho ông Đường Quốc Khánh (cũng sinh năm 1957), nguyên là Chính ủy căn cứ pháo binh 2 số 52.
Trung tướng Điền Trung vừa được thăng chức lên Phó tư lệnh quân chủng hải quân
Còn tại Học viện Quốc phòng, Chủ nhiệm chính trị Ngô Kiệt Minh, 56 tuổi được thăng chức Phó chính ủy học viện.
Quân khu Bắc Kinh bổ nhiệm liền 2 vị Phó tư lệnh quân khu là tướng Trịnh Truyền Phúc, 62 tuổi – Ủy viên thường vụ Thành ủy Bắc Kinh, nguyên Tư lệnh đặc khu Bắc Kinh và ông Hàn Vệ Quốc (sinh năm 1956) – nguyên Tư lệnh Tập đoàn quân 12.
Đồng thời, tướng Hải Lực Tư (58 tuổi), phó Tư lệnh quân khu tự trị Nội Mông được điều chuyển về làm Cục trưởng Cục hậu cần quân khu Bắc Kinh, còn ông Trương Hải Thanh (sinh năm 1959), tham mưu trưởng Tập đoàn quân 38 nhậm chức Cục trưởng Cục trang bị quân khu Bắc Kinh.
Video đang HOT
Trung tướng Trịnh Truyền Phúc nhậm chức Phó tư lệnh quân khu Bắc Kinh
Tư lệnh Tập đoàn quân 39 – tướng Phan Lương Thời, 57 tuổi nhậm chức phó Tư lệnh đặc khu Bắc Kinh, còn tướng Lãnh Kiệt Tùng, sinh năm 1961, phó Tư lệnh Tập đoàn quân 65 nhận chức Tư lệnh quân khu tỉnh Sơn Tây.
Ở Quân khu Thẩm Dương, Tham mưu trưởng quân khu Hầu Kế Chấn được thăng chức phó Tư lệnh, Chủ nhiệm chính trị Cao Kiến Quốc (60 tuổi) được thăng chức phó Chính ủy quân khu.
Ngoài ra, Tư lệnh tập đoàn quân 20 Từ Kinh Niên, sinh năm 1957 lên lên chức Tham mưu trưởng quân khu, còn ông Dương Thành Hi (59 tuổi) – Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Vân Nam, Chính ủy quân khu tỉnh Vân Nam được điều chuyển về nhậm chức Chủ nhiệm chính trị quân khu Thẩm Dương.
Trung tướng Cao Kiến Quốc nhậm chức phó Chính ủy quân khu Thẩm Dương
Tại Quân khu Nam Kinh, Tư lệnh quân khu tỉnh An Huy là ông Hứa Vĩ, sinh năm 1955 được thăng chức Cục trưởng Cục trang bị, còn Cục trưởng Cục hậu cần quân khu Vu Thiên Minh xuống thế chỗ ông Hứa Vĩ; phó Tham mưu trưởng quân khu Vương Hải Thọ nhậm chức Tư lệnh quân khu tỉnh Chiết Giang; phó Chính ủy quân khu tỉnh Chiết Giang Mã Gia Lợi (57 tuổi) được điều sang nhậm chức Chính ủy quân khu tỉnh Giang Tây.
Một trong 2 quân khu giáp biên giới Việt Nam là Quân khu Thành Đô cũng có sự điều chuyển nhân sự lớn. Tướng Thạch Hương Nguyên – phó Tư lệnh quân khu Thẩm Dương (62 tuổi) sang làm phó Tư lệnh quân khu Thành Đô; Chủ nhiệm chính trị quân khu Sài Thiệu Lương, sinh năm 1960 được thăng chức lên làm phó Chính ủy.
Trung tướng Thạch Hương Nguyên – phó Tư lệnh quân khu Thẩm Dương chuyển sang làm phó Tư lệnh quân khu Thành Đô
Chính ủy Tập đoàn quân 41 Trần Bình Hoa, sinh năm 1955, nhảy vọt lên làm phó Chính ủy quân khu; còn Chính ủy Tập đoàn quân 40 Lưu Niệm Quang lên làm Chủ nhiệm chính trị quân khu.
Tư lệnh quân khu tỉnh Quý Châu, tướng Lí Á Châu (59 tuổi) sang làm Tư lệnh quân khu tỉnh Tứ Xuyên; Chủ nhiệm chính trị Tập đoàn quân 13 Lưu Gia Quốc, sinh năm 1958 nhậm chức Chính ủy quân khu tỉnh Tứ Xuyên; phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng quân khu tỉnh Tứ Xuyên Vương Thịnh Hòe sang nhậm chức Tư lệnh quân khu tỉnh Quý Châu.
Chủ nhiệm chính trị quân khu Thành Đô, Trung tướng Sài Thiệu Lương, được thăng chức lên làm phó Chính ủy quân khu Thành Đô
Ở Quân khu Lan Châu, Tư lệnh Tập đoàn quân 38 Hứa Lâm Bình, sinh năm 1957 được phong chức phó Tư lệnh quân khu Lan Châu; Tư lệnh đặc khu Nam Cương Trương Kiến Thọ (57 tuổi) được thăng chức phó Tư lệnh quân khu Lan Châu. Tư lệnh quân khu tỉnh Thanh Hải – tướng Sa Quân, sinh năm 1958 – nhậm chức Cục trưởng Cục hậu cần quân khu; phó Tham mưu trưởng quân khu Lí Kiến Ấn (57 tuổi) lên làm Cục trưởng Cục trang bị.
Ngoài ra, phó Tư lệnh đặc khu Tân Cương Lí Tùng Sơn nhậm chức Tư lệnh quân khu tỉnh Thanh Hải; Chủ nhiệm chính trị đặc khu Nam Cương Mậu Văn Giang lên làm Chính ủy đặc khu Nam Cương.
Đợt “thay máu” trong quân đội Trung Quốc đã gây sự chú ý khá lớn của các nhà quan sát trong khu vực.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô
Trung Quốc cấm công chức xem phim khiêu dâm
Chính quyền thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc vừa ban hành bộ quy tắc ứng xử cho công chức, trong đó có nội dung cấm xem phim khiêu dâm. Lệnh cấm này đã nhanh chóng thu hút phản ứng trái chiều từ dư luận.
Chính quyền nhiều thành phố Trung Quốc đang mạnh tay bài trừ nạn mại dâm
Theo tờ Thanh niên Bắc Kinh, ngoài việc bị cấm xem phim khiêu dâm, công chức tại Thẩm Dương còn bị cấm đánh bạc phi pháp, quan hệ ngoài hôn nhân và có các "hoạt động mê tín".
Tờ báo này khẳng định các công chức giờ đây được yêu cầu giữ gìn "phẩm chất đạo đức cao hơn" công dân bình thường.
Một viên chức chính quyền địa phương họ Zhang khẳng định với tờ báo này rằng, chính quyền phải mất 2 năm mới biên soạn được bộ quy tắc này, và nó đã được chỉnh sửa tới 20 lần. Ngoài các nội dung chính trên, các viên chức cũng được yêu cầu phải có lối ứng xử tốt hơn và trung thực hơn.
Hiện chưa rõ lệnh cấm xem phim khiêu dâm sẽ được thực thi ra sao tại Thẩm Dương.
Không lâu sau khi ban hành, lệnh trên đã bị các cư dân mạng Trung Quốc bóc mẽ. Một số người dự đoán các quan chức chính phủ với đầy bê bối sẽ tìm được cách để lách lệnh cấm.
"Họ có thể cấm công chức xem phim khiêu dâm nhưng không thể cấm họ trở thành vai chính trong những bộ phim của riêng mình", một cư dân mạng viết trên trang Weibo.
Những người khác thì lại có bình luận mang tính cảm thông hơn.
"Chẳng lẽ công chức không phải con người", một người khác viết.
Lệnh cấm phim khiêu dâm của Thẩm Dương được ban hành trong bối cảnh có tin đồn rằng, sau khi triển khai một chiến dịch chống tham nhũng lớn hồi năm ngoái, Bắc Kinh đang chuẩn bị truy quét trên diện rộng thói dâm ô.
Mới Chủ nhật vừa qua, một chiến dịch bài trừ mại dâm lớn đã được triển khai tại tỉnh Quảng Đông, với hơn 6500 nhân viên cảnh sát, lục soát hàng chục cơ sở mại dâm phi pháp tại thành phố Đông Quản.
Đến hết thứ Tư vừa qua, 920 nghi phạm bị bắt, hơn 18.300 điểm giải trí bị kiểm tra, trong đó có 38 quán karaoke và 156 điểm mát xa, xông hơi bị đóng cửa, sở công an tỉnh Quảng Đông khẳng định.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhân viên hàng không nhảy Flash mob mừng Năm mới Các nhân viên tại Sân bay Quốc tế Đào Tiên, Thẩm Dương (Trung Quốc) đã có một màn nhảy Flash mob dành tặng hành khách nhân lễ Xiaonian (23 tháng Chạp), một tuần trước khi tới Tết Nguyên Đán. Màn nhảy sôi động này có sự tham gia của các nữ tiếp viên hàng không và nhân viên an ninh tại sân bay...