Vì sao Trung Quốc phải thúc đẩy bằng được yêu sách ‘đường lưỡi bò’?

Theo dõi VGT trên

Bất chấp phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn thúc đẩy bằng được yêu sách “đường lưỡi bò” để tham vọng độc chiếm Biển Đông.

“Đường lưỡi bò” là cụm từ được nhắc đến nhiều trong những ngày qua sau khi bộ phim hoạt hình công chiếu tại các rạp chiếu phim ở Việt Nam để lọt “vài giây” hình ảnh đường đứt đoạn mang tên “lưỡi bò”.

Dù chỉ là “vài giây” nhưng đó là cả một chiến lược có chủ ý của quốc gia láng giếng Trung Quốc khi trước đó, họ từng “cài” hình ảnh “đường lưỡi bò” trong những tấm hộ chiếu, bộ đồ chơi t.rẻ e.m, áo thun, phim ảnh, nội dung thể thao… Phải nhìn vào lịch sử và những toan tính của Trung Quốc thì sẽ thấy, vì sao họ phải “khổ công” để đưa “đường lưỡi bò” xuất hiện khắp mọi nơi.

Vì sao Trung Quốc phải thúc đẩy bằng được yêu sách đường lưỡi bò? - Hình 1

“Đường 9 đoạn” phi pháp mà Trung Quốc đưa ra với mưu đồ độc chiếm Biển Đông.Tham vọng “nuốt trọn” Biển Đông.

Theo GS. TS. Luật sư Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo, vấn đề Biển Đông cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông đã được Trung Quốc lên chiến lược và “lập trình” từ rất lâu và được phôi thai ngay từ khi thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) với tham vọng vươn lên làm bá chủ thế giới.

Để đạt được tham vọng này, Trung Quốc phải trở thành cường quốc biển, phải độc chiếm và thống trị Biển Đông – kho tài nguyên thiên nhiên (hải sản và khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, băng cháy) giàu có và tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Vì vậy, ngay trong tuyên bố của mình năm 1958, khi ban hành Luật về Lãnh hải, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa” (trên thực tế là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Tuy nhiên, mãi đến năm 2009, Trung Quốc mới chính thức lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông thông qua việc đệ trình lên Liên Hợp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là đường lưỡi bò). Theo đó, Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền đối với khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Các nhà quan sát nhận định, đây là bước đi tiếp theo của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa mưu đồ độc chiếm Biển Đông của nước này. Đây cũng là “bàn đạp quan trọng” để Trung Quốc tiến hành một loạt các hành động cải tạo phi pháp các bãi đá thành đảo nhân tạo ở Biển Đông và xây dựng trên đó nhiều công trình dân sự và quân sự quan trọng nhằm “kiểm soát hoàn toàn” một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới không chỉ về địa chính trị, quân sự mà còn cả thương mại, hàng hải và hàng không.

Vì sao Trung Quốc phải thúc đẩy bằng được yêu sách đường lưỡi bò? - Hình 2

Hình ảnh vệ tinh bãi Chữ Thập bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo và đang xây dựng một số công trình trên đó. (Ảnh: IHS Jane).

Video đang HOT

Để bao biện cho hành vi và tham vọng đầy sai trái của mình, Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng cho rằng, việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông là “hoàn toàn hợp pháp” vì những bãi đá này nằm trong “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đã đề ra yêu sách chủ quyền dù yêu sách này không hề được cộng đồng quốc tế công nhận mà thậm chí còn bị phản đối gay gắt.

Hơn thế nữa, Trung Quốc còn khẳng định, các công trình mà nước này xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ phục vụ mục đích dân sự như nghiên cứu khoa học, thăm dò địa chất, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển dù những hình ảnh vệ tinh do Mỹ cung cấp cho thấy, Trung Quốc nhiều khả năng đã triển khai các hệ thống pháo phòng không và hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) trên tất cả 7 đảo nhân tạo mà nước này cải tạo phi pháp.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thậm chí từng công khai tuyên bố: “Việc xây dựng các công trình quân sự là cần thiết và chủ yếu để phục vụ mục đích phòng ngự và tự vệ. Đây là hành động hợp pháp”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cũng lên tiếng khẳng định, việc nước này xây dựng các công trình và cơ sở phòng ngự trên các đảo nhân tạo là “điều hoàn toàn bình thường”.

Có thể nói, việc Trung Quốc bất chấp luật pháp và phản ứng của cộng đồng quốc tế để hoàn tất bằng được hành động cải tạo đảo phi pháp ở Biển Đông cho thấy, nước này muốn từng bước khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý của mình. Thông qua hành động trên, Trung Quốc muốn chứng tỏ nước này đang kiểm soát thực tế các khu vực tranh chấp, tạo thuận lợi cho Trung Quốc về dư luận và phần nào về pháp lý nhằm hợp thức hóa yêu sách “đường 9 đoạn”.

Rào cản từ phán quyết của PCA

Tuy nhiên, Trung Quốc không ngờ rằng, yêu sách “đường 9 đoạn” hòng độc chiếm Biển Đông của mình lại bị cản trở sau khi Philippines kiện nước này lên Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) trong vụ kiện Biển Đông. Giới quan sát nhận định, khi công khai yêu sách “đường 9 đoạn” hồi năm 2009, Trung Quốc đã tính đến khả năng bị kiện ra các cơ quan trọng tài quốc tế, trong đó có PCA.

Dù vậy, Trung Quốc tự tin “nắm đằng chuôi” khi theo thông lệ, việc kiện ra Tòa Trọng tài Quốc tế phải có sự chấp thuận của cả hai phía trong khi ngay từ đầu, Trung Quốc đã khẳng định sẽ không tham gia vụ kiện này và sau đó cũng lên tiếng bác bỏ phán quyết của Tòa.

Theo TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Philippines đã tính toán kỹ lưỡng và tìm ra một “khe hở” dù rất nhỏ để đi đến thắng lợi cuối cùng trong vụ kiện này, đó là Philippines kiện về việc Trung Quốc giải thích áp dụng sai quy định UNCLOS. Điều này xuất phát từ việc Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm pháp lý để bao biện cho những yêu sách chủ quyền phi lý của mình.

Phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 đã bác bỏ tính pháp lý của yêu sách “đường 9 đoạn” đồng thời lên án các hành vi trái phép của Trung Quốc trong việc cải tạo đảo và ngăn cản việc thực thi quyền đ.ánh cá trên Biển Đông. Đây được coi là “đòn giáng mạnh” vào tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc khi nước này sau đó vấp phải áp lực rất lớn của cộng đồng quốc tế trong việc cần nghiêm túc thực thi phán quyết của tòa.

Điều này đã khiến Trung Quốc buộc phải thay đổi chiến lược của mình. Theo đó, Trung Quốc đã không còn công khai nhắc đến yêu sách “đường 9 đoạn” trên truyền thông quốc tế như trước đây. Dù vậy, giới quan sát cảnh báo, Trung Quốc không dễ gì từ bỏ tham vọng của mình.

Hình ảnh “đường 9 đoạn” được cài cắm trong phim “Everest – Người tuyết bé nhỏ” do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) đồng sản xuất.Thay vì thế, việc tuyên truyền về “đường 9 đoạn” và những tuyên bố chủ quyền sai trái khác của Trung Quốc được nước này thực hiện một cách tinh vi hơn thông qua các hình thức kín đáo hơn như lồng ghép trong các tác phẩm văn hóa mà nước này truyền bá ra thế giới.

Mới đây nhất, bộ phim hoạt hình “Everest – Người tuyết bé nhỏ” do DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) đồng sản xuất đã bị khán giả phát hiện có cảnh “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc được cài cắm trong một số cảnh phim và ngay lập tức bị thu hồi và dừng chiếu ở Việt Nam.

Điều này cho thấy, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình. Chính vì thế, các nước khác, dù có có liên quan trực tiếp hay không có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông vẫn cần phải luôn tỉnh táo trước những hình thức truyền bá chủ quyền sai trái mới của Trung Quốc cũng như cần lên tiếng kịp thời để ngăn chặn Trung Quốc đạt được mục đích của mình.

Nguồn: VOV.VN

Philippines đóng dấu thị thực bản đồ Biển Đông đè lên hộ chiếu đường lưỡi bò của Trung Quốc

Tổng thống Duterte phê duyệt đóng dấu vào hộ chiếu Trung Quốc có hình ảnh đường lưỡi bò nhưng sử dụng con dấu với bản đồ "đầy đủ" của Philippines.

Theo người phát ngôn của Tổng thống, ông Salvador Panelo, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr trong cuộc họp nội các ngày 5/8 đề xuất đóng dấu thị thực Philippines vào hộ chiếu của công dân Trung Quốc muốn nhập cảnh thay vì đóng dấu vào tờ thị thực rời cho những người này. "Đề xuất này đã được Tổng thống phê duyệt", ông Salvador Panelo cho biết.

Quyết định của ông Duterte khép lại chính sách Philippines 7 năm từ chối đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc có hình ảnh đường lưỡi bò.

Philippines đóng dấu thị thực bản đồ Biển Đông đè lên hộ chiếu đường lưỡi bò của Trung Quốc - Hình 1

Hộ chiếu Trung Quốc.

Ông Locsin và phát ngôn viên điện Malacaang sau đó nói thêm trong các tuyên bố riêng rẽ rằng Philippines vẫn sẽ khẳng định chủ quyền của mình đối với Biển Đông, vì con dấu được sử dụng trên hộ chiếu Trung Quốc mang hình ảnh bản đồ Philippines với toàn bộ Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Con dấu này sẽ "đè lên" hình ảnh trên hộ chiếu Trung Quốc.

Đây được cho là cách chính phủ Duterte giải quyết những lo ngại rằng đóng dấu vào hộ chiếu Trung Quốc có đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) có thể được coi là sự công nhận yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông - điều đã bị tòa án trọng tài tuyên vô hiệu năm 2016.

Thậm chí, theo như cách nói của Ngoại trưởng Locsin, đây là một cách "Ăn miếng trả miếng", ông Locsin khẳng định, nói thêm rằng chính sách mới cũng sẽ giúp kiểm soát du khách Trung Quốc tốt hơn khi thị thực được đóng thẳng lên hộ chiếu.

Trong khi người phát ngôn Panelo cho rằng, chính sách thị thực mới là lời nhắc nhở các du khách Trung Quốc rằng Philippines đang có tranh chấp trên với Trung Quốc trên Biển Đông.

Thị thực mới cũng có thể được đóng trên hộ chiếu các nước khác.

Năm 2012, khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành hộ chiếu điện tử có hình ảnh đường 9 đoạn, chính quyền ông Benigno Aquino III khi đó phản đối và từ chối đóng dấu trực tiếp hộ chiếu. Thay vào đó, công dân Trung Quốc phải điền vào đơn riêng để Philippines đóng dấu.

Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia từ năm 2012 đến nay luôn phản đối hộ chiếu đường lưỡi bò của Trung Quốc và từ chối đóng dấu thị thực lên các quyển hộ chiếu này.

Đường 9 đoạn là một định nghĩa được Trung Quốc tự đưa ra nhằm ngang ngược tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, trong đó bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Tuyên bố về đường 9 đoạn của Trung Quốc bị các nước liên quan tới tranh chấp tại vùng biển này, trong đó có Việt Nam và Philippines, cực lực phản đối.

Năm 2016, Tòa trọng tài thường trực quốc tế ở The Hague, Hà Lan bác bỏ toàn bộ yêu sách đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

(Nguồn: Rappler)

PHƯƠNG ANH

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Lý do thành viên Hezbollah đồng loạt đổi sang dùng máy nhắn tin
10:48:05 18/09/2024
Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống
10:59:49 19/09/2024
Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km
19:40:52 19/09/2024

Tin đang nóng

Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"
06:31:28 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Nữ ca sĩ gây tiếc nuối nhất khi không tham gia 2 mùa Chị Đẹp
06:00:41 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024

Tin mới nhất

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:04:01 20/09/2024
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Myanmar: 268 người t.hiệt m.ạng do lũ lụt

19:47:48 19/09/2024
Trước tình hình khẩn cấp này, chính quyền Myanmar đã kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 18/9, một tàu hải quân Ấn Độ đã cập cảng Yangon để cung cấp viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men và vật dụng thiết yếu.

Các nền kinh tế châu Á trước thách thức tái thiết khi bão chồng bão

19:45:39 19/09/2024
Khi những tàn dư của bão Yagi còn chưa được khắc phục hoàn toàn châu Á lại phải hứng chịu thêm một cơn bão khác. Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) với cường độ bão cấp 1.

Sri Lanka đóng cửa trường học để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống

19:42:44 19/09/2024
Ông Wickremesinghe khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nếu đắc cử và cảnh báo rằng mọi chính sách chệch hướng so với yêu cầu của IMF sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn.

Đức tạm dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel do các thách thức pháp lý

19:38:02 19/09/2024
Bộ Kinh tế Đức hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết hiện không có bất cứ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nào của Đức đối với Israel.

Trí tuệ nhân tạo: Meta và Spotify đề nghị EU nhất quán quy định về AI

19:32:17 19/09/2024
Ngoài soạn thảo các quy tắc về bảo vệ dữ liệu, EU đã trở thành liên minh khu vực đầu tiên soạn thảo luật định quan trọng nhằm ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ, đó là Đạo luật AI có hiệu lực vào đầu năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Hoàn vũ VN trình diễn giữa mưa và loạt chi tiết gây tranh cãi ở Miss Cosmo quốc tế 2024

Sao việt

08:25:21 20/09/2024
Xuân Hạnh và 59 thí sinh quốc tế đã chính thức bước vào phần thi Trang phục dân tộc trong khuôn khổ Miss Cosmo 2024.

Háo hức về nhà hâm nóng tình cảm với vợ sau nhiều ngày đi công tác, khi cửa được mở ra, tôi c.hết điếng với cảnh tượng trước mắt

Góc tâm tình

08:25:19 20/09/2024
Lúc đó đã là 8 giờ sáng nhưng vợ vẫn khóa cửa trong. Tôi thấy lạ vì thường ngày vào giờ này thì vợ tôi đã ra cửa hàng. Tôi gọi điện vợ cũng không bắt máy.

Show thực tế căng thẳng nhất hiện nay: Mai Âm Nhạc suýt bị đuổi, một cô gái khiến khán giả phát mệt vì lại khóc

Tv show

08:21:08 20/09/2024
Nhiệm vụ Kpop của Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã khiến các team không khỏi bối rối và xảy ra xung đột trong quá trình tập luyện

4 loại cây được hội chị em "nuôi dưỡng" nhiều nhất: Vừa đẹp, dễ chăm, ăn quả lại càng ngon

Sáng tạo

08:18:30 20/09/2024
Nhiều người trồng cây lựu tại nhà vì khi cây lựu nở hoa, hoa có màu đỏ và trông đặc biệt mang tính lễ hội, mang lại cho người ta cảm giác lễ hội và yên bình.

Bắt giam kẻ xâm hại n.ữ s.inh 15 t.uổi dẫn đến mang thai

Pháp luật

08:12:10 20/09/2024
Trước đó, Công an huyện Gò Dầu tiếp nhận đơn cầu cứu của gia đình cháu N. (SN 2009, ngụ xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng) về việc, N. đã bị Hào xâm hại dẫn đến mang thai.

Lọ Lem bỗng bị ý kiến vì "ạ" quá nhiều, netizen nổi đoá

Netizen

08:07:39 20/09/2024
Mới đây, một cảnh quay hai cô con gái xinh đẹp của nam MC Quyền Linh trên sóng chương trình Mái ấm gia đình Việt , nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng.

Bộ phim thống trị tuyệt đối màn ảnh Hàn, "bạn trai quốc dân" hot nhất hiện tại đóng chính

Hậu trường phim

07:51:28 20/09/2024
Thời điểm hiện tại, bộ phim Đố anh còng được tôi (tựa Anh: I, The Excecutioner ) đang thống trị tuyệt đối ở phòng vé Hàn Quốc.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 37: Chải lên kế hoạch đi bán kẹo kéo, Quang phát hiện người lạ theo dõi nhà mình

Phim việt

07:13:04 20/09/2024
Thất bại lần 1 với xe bán xúc xích nướng đá không làm Chải nản lòng, đặc biệt khi giờ đây cậu đang ở tình huống không có sự lựa chọn nào khác ngaoif việc phải cố gắng.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.