Vì sao Trung Quốc muốn Syria tham gia “Vành đai và Con đường”?
Trung Quốc đã và đang tích cực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông và “giao lưu” với Syria như một phần trong chiến lược “Vành đai và Con đường”.
Ngày 24/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Cố vấn chính trị và truyền thông của Tổng thống Syria, Bouthaina Shaaban, ở Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, ông Vương Nghị đề nghị hỗ trợ công cuộc tái thiết Syria.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng cấp Syria trong một lần gặp gỡ ở Bắc Kinh. Ảnh: Tân Hoa xã.
Hồi đầu tháng 11, các lực lượng chính phủ Syria và các đồng minh của họ tuyên bố rằng họ đã giành được thêm một chiến thắng nữa trước các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (IS) và đã kiểm soát hoàn toàn Deir el-Zour, thành phố lớn nhất ở miền đông Syria. Chính quyền Syria do Tổng thống Bashar al-Assad đứng đầu đang trên đà giành thắng lợi hoàn toàn trước tổ chức IS.
Ba trọng điểm
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc gặp với ông Shaaban, Ngoại trưởng Vương Nghị đề xuất 3 điểm trọng tâm – chống khủng bố, đối thoại và tái thiết – để giải quyết vấn đề Syria khi tình hình ở đây “bước sang giai đoạn mới”.
Ông Vương nhấn mạnh việc chống khủng bố là nền tảng, đối thoại là cách thức thoát khỏi khủng hoảng và tái thiết là biện pháp bảo đảm cho thành công.
Liên quan đến “đối thoại”, Vương Nghị tuyên bố đây là “lối thoát duy nhất” cho vấn đề Syria.
Ông Vương nói: “Trong quá trình này, chúng ta phải đảm bảo chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Syria và duy trì vị thế cốt lõi của nhân dân Syria trong tiến trình dàn xếp chính trị”.
Ngoại trưởng Vương cũng bày tỏ sẵn sàng giúp Syria tái thiết. Ông nói rằng “chỉ có bằng cách thúc đẩy việc tái thiết một cách ổn định thì mới có thể mang lại cho nhân dân Syria hy vọng và bảo đảm cho nền hòa bình và ổn định lâu dài ở Syria”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc bổ sung thêm: “Cộng đồng quốc tế nên đề cao và tích cực ủng hộ việc tái thiết Syria. Trung Quốc cũng sẽ nỗ lực để đạt được mục tiêu này”.
Thế nhưng quan điểm này dường như trái ngược với quan điểm của nhiều nước phương Tây và Arab. Hồi tháng 9, Canada, Đan Mạch, Ai Cập, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Jordan, Hà Lan, Na Uy, Qatar, Saudi Arabia, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Anh và Mỹ ra một thông cáo chung nhấn mạnh rằng “Việc hỗ trợ cho quá trình phục hồi và tái thiết ở Syria phụ thuộc vào một tiến trình chính trị đáng tin cậy dẫn tới một quá trình chuyển tiếp chính trị thực sự với sự ủng hộ của đa số người dân Syria”.
Như vậy, Trung Quốc, cùng với Nga và Iran, đã trở thành bên hỗ trợ tiềm năng chính cho quá trình tái thiết của chính quyền Syria.
Động cơ can dự vào Syria
Tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 29/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã giải thích về động cơ của Trung Quốc trong việc tích cực can dự vào tình hình ở Syria và các nước Trung Đông khác.
Video đang HOT
Ông Cảnh nói: “Quá nhiều người ở Trung Đông đang hứng chịu đau khổ do bàn tay tàn bạo của lực lượng khủng bố… Chúng tôi ủng hộ các nước trong khu vực trong việc tìm ra một lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện của mỗi nước và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quản trị và cùng xây dựng Vành đai và Con đường, thúc đẩy hòa bình và ổn định thông qua việc phát triển chung”.
Vào ngày 21/11, Trung Quốc đã gửi 1.000 tấn gạo sang Syria – đây là một phần trong chương trình viện trợ lương thực trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.
Theo truyền thông Trung Quốc, nước này đã ký 3 thỏa thuận với chính quyền Syria để cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria trị giá hơn 40 triệu USD trong nửa đầu năm 2017.
Hồi tháng 9, trong khi dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã trực tiếp đề nghị Phó Thủ tướng và Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, bởi “Syria là một điểm nút quan trọng trong Con đường Tơ lụa xưa, và quá trình xây dựng &’Vành đai và Con đường’ có thể là cơ hội quan trọng cho hợp tác song phương trong tương lai”.
Để đáp lại, Syria đã thể hiện sự nhiệt tình trong việc thu hút vốn Trung Quốc. Thí dụ, hồi đầu tháng 7, Hiệp hội Trao đổi Trung Quốc-Arab và Đại sứ quán Syria ở Bắc Kinh đã tổ chức một sự kiện đặc biệt, mời 1.000 đại diện của các công ty Trung Quốc rót tiền vào việc tái thiết Syria.
Trong sự kiện nói trên, Đại sứ Syria ở Bắc Kinh Imad Mustafa nói rằng các công ty Trung Quốc được kỳ vọng đóng vai trò lớn trong giai đoạn tái thiết trong tương lai và chính quyền Syria sẽ dành sự ưu tiên hàng đầu cho các công ty đó.
Theo Trung Hiếu
VOV
Trung Quốc tái thiết Syria, nguy cơ Nga thành phụ diễn
Nguồn tài chính dồi dào và hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc là cần thiết và phù hợp nhất với những quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh như Syria...
Trung Quốc đã sẵn sàng tái thiết Syria
Ngày 18/8 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Syria Najdat Anzour và Cố vấn của Tổng thống Syria, Bouthaina Shaaban, đồng loạt đưa ra dự báo cuộc nội chiến kéo dài hơn 6 năm qua tại quốc gia Trung Đông đã bước vào giai đoạn cuối.
Khi đó đã có nhiều nhận định rằng những chính trị gia Syria đưa ra nhận định thiếu thực tế, tuy nhiên thực tế trên cả chiến trường và chính trường đã chứng minh cho nhận định của ông Anzour và bà Shaaban là chuẩn xác.
Và cũng từ đó, giới chính trị Syria đã chuẩn bị cho việc tái thiết đất nước thời hậu chiến. Tuy nhiên, vấn đề là quốc gia nào, thực thể nào sẽ giúp Syria trong công cuộc tái thiết?
Tái thiết Syria cần nguồn lực khổng lồ và Trung Quốc có đủ khả năng đáp ứng
Bởi theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), việc tái thiết Syria sẽ cần tới 200 tỉ USD và nó hoàn toàn vượt ngoài khả năng của nước Nga - đạo diễn ván cờ Syria thời chống IS - bởi hậu quả từ cấm vận.
Trong khi đó chính quyền Tổng thống Assad vẫn đang bị Mỹ và châu Âu cấm vận khiến cho tiếp cận nguồn lực từ phương Tây bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc được xem là quốc gia có đủ điều kiện đóng vai trò chính tái thiết Syria.
Dường như Damascus cũng đã nhận diện như vậy và có những chuyển động nhằm tạo sức hút cho nguồn lực từ "cường quốc phương Đông" này, song hành cùng những hành động của quân đội trên chiến trường với sự trợ giúp của Moscow.
Và Bắc Kinh được cho là cũng chuẩn bị cho vai trò đạo diễn ván cờ Syria thời hậu IS, khi đã cho thành lập hẳn một bộ phận đặc trách về Syria, trong khi Trung Quốc đứng ngoài cuộc chiến tại Syria.
Theo nhật báo Daily Sabah của Iran, ngày 23/7 Đặc phái viên của Trung Quốc về vấn đề Syria, ông Xie Xiaoyan, đã tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Syria trong các dự án tái thiết thời hậu chiến.
Theo giới nhà quan sát thì việc Bắc Kinh đầu tư tái thiết Syria sẽ rất thuận lợi, bởi sẽ không gặp rào cản từ Nga - một đồng mninh chiến lược của Trung Quốc - mà cũng không đối mặt với phản ứng bất lợi từ Mỹ và phương Tây.
Như vậy, vấn đề còn lại phụ thuộc vào sự ăn ý giữa Bắc Kinh và Damascus. Và người Trung Quốc cho thấy họ và đối tác Syria không để lãng phí thời gian trong việc hợp tác tái thiết Syria.
Theo Reuters ngày 24/11, trong cuộc gặp với Cố vấn Tổng thống Syria Bouthaina Shaaban đang có chuyến thăm tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Wang Yi cho biết nước này đã sẵn sàng cho việc giúp tái thiết Syria thời hậu chiến.
Cố vấn Tổng thống Syria Bouthaina Shaaban trong chuyến thăm Trung Quốc
"Trung Quốc hy vọng Syria có thể nắm bắt cơ hội, linh hoạt thúc đẩy đối thoại để đạt được những kết quả tích cực trong tiến trình chính trị. Cộng đồng quốc tế cần ủng hộ Syria tái thiết. Trung Quốc đã sẵn sàng và nỗ lực hết mình trong việc này".
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc có "thuận đơn, lợi kép" trong việc tái thiết Syria, trong đó quan trọng nhất là việc dễ dàng xây dựng cơ chế hợp tác với Syria khi hai yếu tố cung - cầu đã hội đủ trong quan hệ Bắc Kinh - Damascus.
Trong việc tái thiết Syria cần nhất là tài chính và hàng hoá thì Trung Quốc có thể đáp ứng cả hai yếu tố này. Giới chuyên gia cho rằng với hệ thống ngân hàng có quy mô lớn nhất thế giới ,Trung Quốc đang có nguồn tái chính rất dồi dào.
Không những vậy, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) - một định chế tái chính khổng lổ do Trung Quốc làm chủ xị - có chức năng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tái thiết Syria. Trong khi ất nhiều cường quốc có lợi ích gắn với AIIB.
Bên cạnh đó là nguồn hàng hoá giá rẻ - một trong những thứ cần thiết và phù hợp nhất với những quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh và xung đột. Nghĩa là Syria cần thứ gì thì Trung Quốc có thể đáp ứng thứ đó.
Ngược lại, nguồn lợi mà Trung Quốc có thể khai thác được trước tiên nhất và quan trọng nhất ở Syria là dầu thô, bởi hiện nay Trung Quốc là quốc gia tiều thụ nhiên liệu hàng đầu thế giới và Damascus cũng gợi mở theo hướng này.
Chính Đại sứ Syria tại Trung Quốc Moustapha đã cho biết Syria sẵn sàng đón nhận mọi lời đề nghị từ Trung Quốc, kể cả thỏa thuận đổi dầu lấy nợ vay ưu đãi và cho phép giao dịch và đầu tư bằng đồng nhân dân tệ, theo SCMP.
Như vậy, khi Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có những chuyển động quan trọng trong tiến trình hoà bình và chính trị cho Syria thì Damscus và Bắc Kinh đã chuẩn bị cho việc người Trung Quốc đóng vai trò chính trong công cuộc tái thiết Syria thời hậu chiến.
Đại sứ Syria tại Trung Quốc Moustapha được cho là có trách nhiệm mở lối cho đầu tư của Trung Quốc vào Syria
Theo Đại sứ Moustapha, doanh nghiệp Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm rất lớn trong tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Syria và hằng ngày đều có các phái đoàn và doanh nghiệp lớn của Trung Quốc sang Syria khảo sát.
Vai trò của Nga tại Syria thời hậu IS
Theo giới phân tích, tình hình hiện tại của nước Nga không cho phép Moscow mạo hiểm trong việc phân tán nguồn lực dành cho các công trình mang tính quốc kế dân sinh, để tham gia sâu rộng vào tái thiết Syria.
Chính phủ Nga từng phải thay đổi quy định về điều kiện trợ cấp cho người khuyết tật, khiến 500.000 người khuyết tật trên toàn nước Nga bị mất trợ cấp, mà mục đích chính của việc này bị cho là giảm gánh nặng cho ngân sách.
Song "Chính phủ không có tiền cho trẻ em bị bệnh nhưng lại bỏ ra hàng triệu USD cho chiến tranh Syria. Xin hãy thương những bậc cha mẹ đã không bỏ rơi con cái của họ trong trại trẻ mồ côi", bà Tamara Gil, sống ở Omsk, Siberia đã bức xúc.
"Đó là một cú sốc đối với chúng tôi. Họ đã lấy đi mọi thứ của chúng tôi. Tất cả sự quan tâm của họ là giảm số lượng người tàn tật để cắt giảm ngân sách," bà Marina Nizhegorodova, mẹ của một đứa trẻ khuyết tật thất vọng, theo The Guardian.
Và trong cuộc giao lưu trực tuyến với Tổng thống Putin vào ngày 16/5 vừa qua, người dân Nga cũng đã chất vất nhà lãnh đạo về được mất của Nga tại Syria. Đó là một thực tế bất lợi cho chính phủ Nga khi quyết định tham gia tái thiết Syria.
Khi tái thiết thì bom đạn và vũ khí không còn đóng vai trò quyết định nhất mà thay vào đó là tiền và hàng hoá. Điều đó khiến cho Nga sẽ đối mặt với nguy cơ phải chuyển xuống vai phụ diễn trong ván cờ Syria thời hậu IS.
Tổng thống Putin muốn sửa đổi Hiến pháp cho Hội nghị đối thoại Quốc gia Syria là một cách đảm bảo vị thế cho Nga tại Syria thời hậu IS
Nhiều nhìn nhận rằng, Nga và Trung Quốc là đồng minh chiến lược nên dù Bắc kinh đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết Syria thì cũng không làm ảnh hưởng đến vị thế của Moscow tại quốc gia Trung Đông này thời hậu chiến.
Tuy nhiên, thực tế sẽ quyết định tất cả và khi đó mệnh đề "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" sẽ được xác một cách tự nhiên và tất yếu, chứ không phụ thuộc vào mong muốn hay ý chí chính trị.
Có lẽ vì vậy mà Tổng thống Putin đã quyết "đặt hàng" Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Bởi đây là cách xác lập vị thế và vai trò chắc chắn nhất, mà Mỹ từng thể hiện với đồng minh.
Theo Ngọc Việt
Báo đất việt
Trung Quốc đón đầu tái thiết Syria Đại sứ Syria tại Trung Quốc cho biết Damascus đang cố thu hút đầu tư từ Bắc Kinh bằng hình thức đổi dầu mỏ lấy những khoản vay và xem xét cho phép giao dịch bằng nhân dân tệ Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), Syria sẽ cần khoảng 200 tỉ USD để tái thiết đất nước. Trung Quốc không...