Vì sao Trung Quốc hợp nhất cơ quan hải giám?
Quyết định của Trung Quốc nhằm gom các cơ quan thực thi luật pháp trên biển vào một cơ quan quản lý duy nhất sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khả năng hải quân của Bắc Kinh trên biển và gây ra mối đe dọa đối với lợi ích của các nước khác.
2 tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản áp sát một tàu hải giám Trung Quốc (giữa) hồi tháng 9 năm ngoái.
Bắc Kinh có kế hoạch hợp nhất 17 cơ quan – trong đó lớn nhất là đơn vị bảo vệ bờ biển thuộc Bộ công an, đơn vị tuần tra ngư trường thuộc Bộ nông nghiệp và đơn vị chống buôn lậu thuộc Tổng cục hải quan – vào một cơ quan là Cục quản lý đại dương quốc gia (NOA).
Kế hoạch tái cơ cấu – được công bố trước quốc hội hôm 9/3 – là một phần của nỗ lực nhằm đối phó trước những căng thẳng với hàng loạt quốc gia láng giềng – trong đó Nhật Bản và Philippines – xung quanh các vấn đề chủ quyền.
“Việc hợp nhất sẽ giúp cơ quan mới có quyền lực lớn hơn và khả năng hợp tác ở cấp độ cao hơn trong chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó ở cấp độ hoạt động, điều đó sẽ cho phép các cơ quan biển có sự liên kết trong việc hoạt động, chẳng hạn như khi đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ”, Masayuki Masuda, một nhà phân tích chuyên về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản, nhận định.
Với một cơ cấu điều phối hợp nhất, cơ quan mới sẽ có thể phối hợp các lực lượng trên biển và “gây ra thách thức rất nguy hiểm” đối với các lực lượng Nhật Bản trong các vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, ông Masuda nói thêm.
“Kế hoạch mới cũng cho thấy Trung Quốc lo lắng về tình hình Senkaku/Điếu Ngư và rằng họ ý thức được cần đẩy mạnh các cuộc tuần tra trong khu vực để chứng tỏ chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo”, ông Masuda nói.
Video đang HOT
“Trung Quốc muốn hoàn toàn kiểm soát tình hình và điều này gây ra nguy cơ về sự leo thang bất ngờ của một trong số các cuộc tranh chấp lãnh thổ, với Nhật Bản hoặc bất kỳ quốc gia nào khác”, ông Masuda nói thêm.
Go Ito, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji ở Tokyo, cũng nhất trí rằng kế hoạch hợp nhất của Bắc Kinh “rất quan trọng vì tác động của nó đối với nỗ lực của Nhật Bản nhằm bảo vệ các lợi ích biển”.
Ông Ito cho hay việc sở hữu vật chất quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không phải là ưu tiên của Trung Quốc vì quần đảo nhỏ và không có người ở không mang lại lợi ích gì nhiều cho người dân. Ông Ito tin rằng, điều quan trọng hơn là khả năng sử dụng quyền chủ quyền để mở rộng vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc đi xa bờ và đồng thời hạn chế sự tiếp cận của các nước khác đối với các vùng biển ở Hoa Đông.
“Định nghĩa của Trung Quốc về một vùng đặc quyền kinh tế khác với định nghĩa của các nước khác và khác với định nghĩa để Liên hợp quốc công nhận vùng lãnh thổ đó”, ông Itlo nói.
“Bắc Kinh cũng đang cố tình gây cản trở đối với tự do hàng hải của các tàu thuyền ở Biển Đông. Để bảo vệ lịch ích và tuyên bố rằng các khu vực đặc quyền này nằm dưới sự kiểm soát của mình, Bắc Kinh muốn đẩy mạnh khả năng của các lực lượng hàng hài, vì vậy kế hoạch hợp nhất là rất quan trọng”, ông Ito nói thêm.
Tăng cường khả năng hàng hải nhằm khẳng định chủ quyền đang được thực hiện cùng các biện pháp như in đường “lưỡi bò” trên hộ chiếu mới của Trung Quốc, ông Ito cho hay.
Và mặc dù về mặt chính thức Trung Quốc nói rằng việc in đường “lưỡi bò” trên hộ chiếu chỉ đơn giản là một tuyên bố bày tỏ hi vọng rằng một ngày nào đó các quần đảo có thể được công nhận là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng ông Ito cho rằng ý đồ thực sự của Trung Quốc là để trong vài thập niên nữa Bắc Kinh có thể khẳng định rằng vì các quần đảo có mặt trên hộ chiếu Trung Quốc trong nhiều năm nên chúng phải thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
“Đẩy mạnh các lực lượng hải quân là điều rất quan trọng với Trung Quốc, nhưng cùng lúc đó nó làm tổn hại nghiêm trọng lợi ích của Nhật Bản”, ông Ito nói.
“Hiện tại phạm vi lãnh thổ hàng hải của Nhật Bản lớn hơn của Trung Quốc nhưng việc Bắc Kinh đang mở rộng các khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền – một ví dụ đích thực về chính sách “ngoại giao pháo hạm” – chắc chắn sẽ đưa 2 nước vào sự đối đầu nghiêm trọng hơn”.
Theo dantri
Trung Quốc sắp thống nhất các cơ quan hành pháp trên biển
Bắc Kinh sẽ đặt các cơ quan hành pháp trên biển dưới một sự chỉ huy chung, trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông vẫn chưa chấm dứt.
Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: AFP
Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, cơ quan điều hành hoạt động hải giám, sẽ tiếp quản việc kiểm soát bờ biển nước này từ bộ công an, hoạt động tuần ngư từ bộ nông nghiệp và các hoạt động chống buôn lậu trên biển từ hải quan.
Việc làm này là nhằm "bảo vệ các lợi ích và quyền hải dương của quốc gia", ông Mã Khải, tổng thư ký Quốc vụ viện (chính phủ) Trung Quốc, nói trước cuộc họp của quốc hội nước này tại Bắc Kinh. "Hiệu quả của việc hành pháp không cao và năng lực bảo vệ các quyền hạn không tương xứng", AFP trích bài phát biểu của ông Mã.
Chuyển động của Trung Quốc được thực hiện khi Bắc Kinh và Tokyo đang có tranh chấp một quần đảo trên biển Hoa Đông. Nhật Bản quản lý và gọi nhóm đảo là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Các tàu hải giám của Trung Quốc thường xuyên tuần tra tại khu vực mà Bắc Kinh gọi là những vùng nước quanh quần đảo Điếu Ngư. Việc làm này bị Nhật Bản coi là hành động xâm phạm chủ quyền.
Cả hai nước đều từng điều động máy bay để ngăn chặn hoạt động của nhau. Hồi tháng hai, Nhật còn cáo buộc một tàu khu trục của Trung Quốc khóa radar ngắm bắn vào một trong những chiến hạm của Tokyo. Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này.
Ngoài tranh chấp chủ quyền với Nhật tại biển Hoa Đông, Trung Quốc còn có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông với một số nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Theo VNE
Trực thăng Trung Quốc lượn trên Trường Sa Một trực thăng của hải giám Trung Quốc vừa tuần tra ở vùng biển gần rạn san hô ở cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa. Trực thăng và tàu hải tuần số 31 của Trung Quốc . Ảnh: Chinanews Xinhua dẫn lời Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông vừa cho biết một trực thăng chiều qua cất cánh từ tàu...