Vì sao Trung Quốc được coi là “Người bạn lớn”?
Làm ăn với TQ, các lãnh đạo c hâu Phi không cảm thấy mình bị quản lý/ kiếm soát ngặt nghèo giống như khi làm ăn với Phương Tây.
Trong vòng hơn 50 năm qua, hơn 2000 tỷ USD viện trợ phát đã được các nước giàu có phương Tây rót cho các nước nghèo, trong đó các nước thuộc châu Phi được nhận nhiều hơn cả. Nhiều cách tiếp cận khác nhau theo từng thời kỳ đã được WB và IMF khởi xướng, như “Thập niên công nghiệp hóa”; “Tập trung vào vấn đề nghèo đói” hay “Quản trị công bằng và dân chủ”,v,v… Tuy nhiên, có thể thấy, về cơ bản phương Tây đã thất bại trong nỗ lực đưa châu Phi thoát ra khỏi vòng xoáy đói nghèo như họ từng mong đợi.
“Người bạn lớn”?
Phương Tây ngày càng tỏ ra ngán ngẩm về sự yếu kém trong việc sử dụng các khoản viện trợ của chính phủ nhiều nước châu Phi và tìm cách cắt dần viện trợ, đầu tư FDI cho khu vực này. Trong khi đó, ngược lại Trung Quốc, với chiến lược “viễn giao, cận công” nhanh chóng chớp lấy cơ hội và đầu tư ồ ạt vào đây.
Kết quả thật khả quan – theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong vòng 60 năm qua, không nước nào có thể tác động to lớn đến chính trị, kinh tế và cơ cấu xã hội của châu Phi như Trung Quốc, kể từ khi họ quay trở lại châu lục này vào đầu thế kỷ 21 (thực ra vào họ đã đầu tư sang châu Phi vào những năm 1970 với việc xây dựng hệ thống đường sắt dài 1.860 km nối liền Zambia qua Tanzania đến Đại Tây Dương).
Đầu tư của Trung Quốc đã tăng từ 20 triệu USD vào năm 1975, lên đến 900 triệu USD vào năm 2004 (trong tổng số 15 tỷ USD lục địa này nhận được vào năm đó). Vào giữa năm 2007, vốn FDI mà TQ rót vào lục địa đen đã lên tới con số 100 tỷ USD. TQ có mặt ở hầu hết các dự án lớn về đường sá ở Ethiopia, đường ống dẫn dầu ở Sudan, đường sắt ở Nigeria, năng lượng ở Ghana và vố số dự án tầm cỡ tỷ USD khai thác mỏ đồng và cô-ban tại Congo và Zambia.
Các doanh nghiệp TQ ngày nay cũng đang đầu tư rất nhiều vào canh tác nông nghiệp tại châu Phi. Có thể nói con đường hiện đại dài 12.000 km kết nối 10 nước châu Phi từ bắc (Ai Cập) đến nam (Nam Phi) là minh chứng hùng hồn về thành công và ảnh hưởng của TQ đối với lục địa này.
Làm ăn với TQ, các lãnh đạo châu Phi không cảm thấy mình bị quản lý/ kiếm soát ngặt nghèo.
Không ai phủ nhận sự hiển diện của TQ tại Châu Phi có liên quan đến cơn khát “dầu” (đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ kể từ 2003) và khoáng sản (vàng, chì và bất cứ thứ gì nằm dưới lòng đất) của họ. Nhưng cũng không thể nói rằng các nước châu Phi không được lợi gì từ nguồn vốn khổng lồ này từ TQ.
Chẳng thế mà ngay từ năm 2006, lãnh đạo của hơn 40 nước từ châu lục này đã có mặt tại đầy đủ tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung – Phi lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh để chăm chú nghe từng lời chỉ giáo “vàng ngọc” của ông Hồ Cầm Đào. Với đa phần dân chúng ở các nước thuộc châu Phi ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của TQ được đánh giá tích cực hơn nhiều so với Mỹ (theo báo cáo khảo sát Global Unease with Major World Powers năm 2007 tại 10 nước Châu Phi).
Vậy tại sao lãnh đạo các nước tại châu Phi lại ưu ái và ủng hộ TQ, đồng thời gọi TQ là “người bạn lớn” của mình? Rất đơn giản, nước này cung cấp viện trợ và các gói đầu tư khổng lồ mà không kèm các điều kiện đi kèm liên quan đến nhân quyền hay “tái cơ cấu” nền kinh tế như WB hay IMF thường đòi hỏi. Họ sẵn sàng đưa chuyên gia cùng đội ngũ công nhân đông đảo sang khai thác dầu tại những nơi đang xảy ra xung đột như Sudan mà không hề quan tâm.
TQ sẵn sàng bảo trợ các chính phủ như của Mugabe và làm lơ nạn tham nhũng và lộng hành miễn sao đạt được mục đích và quyền lợi. Làm ăn với TQ, các lãnh đạo châu Phi không cảm thấy mình bị quản lý/ kiếm soát ngặt nghèo giống như khi làm ăn với Phương Tây. Với TQ, vị thế của các lãnh đạo này được củng cố vững chắc hơn và có sức mạnh hơn.
Video đang HOT
Đổi năng lượng dự trữ để lấy cơ sở hạ tầng là việc làm mà cả TQ và các lãnh đạo thuộc châu Phi đều hiểu rất rõ ràng. Trung Quốc cần năng lượng để tiếp tục duy trì tăng trưởng, còn cái châu Phi cần, đó là sự sống còn của các Chính phủ. Họ có cái họ cần, đó là nguồn vốn đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người dân của đất nước họ – những thứ họ đã không làm được khi chơi với phương Tây. Với họ, làm ăn với TQ chính là “cả hai cùng chiến thắng”, cùng có lợi.
(Còn nữa)
Vậy nhưng cái đích mà Trung Quốc nhằm đến tại lục địa đen liệu có đơn thuần là “người bạn lớn”, hay sâu xa hơn là tham vọng trở thành một “ông chủ”, cắm rễ và kiểm soát tại khu vực này? Đón đọc kỳ sau.
*Tác giả là chuyên gia vận động phát triển về quyền con người, từng hoạt động tại nhiều nước, bao gồm các quốc gia châu Á và châu Phi. Bài viết có tham khảo cuốn Dead Aid – Why Aid Is Not Working and How There Is a better Way for Africa của Dambisa Moyo.
Theo Vietnamnet
Quan chức Trung Quốc giở giọng "cùng khai thác" dầu khí ở Biển Đông
Luật pháp của Trung Quốc không thể điều chỉnh hoạt động ở vùng biển, vùng trời, vùng đất không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Bành Nguyên Chính: Biển Đông là trọng điểm khai khác dầu khí mới của ta (Trung Quốc)" xuyên tạc về chủ quyền Biển Đông, phản ánh lòng tham cả chủ quyền và tài nguyên cũng như thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc. Tác giả Bành Nguyên Chính là phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc.
Bài viết thể hiện tâm trạng của Trung Quốc: Thấy Việt Nam và các nước khai thác dầu khí nhiều, nên nhìn chòng chọc như hổ đói.
Tác giả bài báo đố kị, xuyên tạc, lừa đảo, cố đấm ăn xôi, đòi vơ chủ quyền, tài nguyên của nước khác thành của mình, cho rằng: "Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, các nước như Việt Nam, Philippines lợi dụng sự can thiệp của lực lượng bên ngoài như Mỹ, hợp tác với công ty dầu khí nước ngoài, cướp đoạt khai thác tài nguyên dầu khí Biển Đông".Bài viết cho biết: "Hiện nay Trung Quốc đã hoàn thành lựa chọn địa chỉ xây dựng (trái phép) hải đăng ở 5 đảo, đá ngầm vùng biển Tây Sa". Theo luận điệu của bài viết: "Ở Biển Đông, cạnh tranh dầu khí những năm gần đây ngày càng gay gắt, làm thể nào để bảo vệ quyền thăm dò dầu khí vùng biển Trung Quốc trở thành vấn đề quan trọng không thể tránh khỏi".
Ông này nhận xằng cho rằng: "Đến nay, vùng biển quản lý của Trung Quốc đã có hơn 1.000 giếng dầu khí của các nước xung quanh, mỗi năm Trung Quốc bị cướp trên 50 triệu tấn dầu, tương đương mỗi năm mất đi 1 mỏ dầu Đại Khánh trong thời kỳ đỉnh cao, mất đi sản lượng dầu khí trong nước 1 năm của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC)".
Tiếp tục luận điệu "ăn cướp" đó, Bành Nguyên Chính đổi trắng thay đen, xuyên tạc rằng: "Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN ký kết Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), các bên cam kết, trước khi giải quyết tranh chấp, không có các hành động mở rộng tranh chấp. Nhưng, một số nước không những không tuân thủ cam kết, trái lại được voi đòi tiên".
"Trung Quốc lại bị kiềm chế, một số hoạt động thăm dò bình thường liên tục bị các nước xung quanh quấy rối, cản trở, khai thác các dự án có liên quan vì vậy luôn bị gác lại. Hợp đồng khai thác Vạn An Bắc-21 (bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam) được ký kết giữa CNOOC Trung Quốc và công ty Crestone Mỹ vào năm 1992 đã gác lại hơn 20 năm, đến nay vẫn chưa thực hiện".
"Nhìn vào sự phát triển của công nghiệp dầu khí thế giới, từ đất liền đến biển, từ biển nông đến biển sâu là xu thế tất yếu. Mức độ thăm dò, khai thác dầu khí ở đất liền, duyên hải và biển nông của Trung Quốc tương đối cao, khả năng phát hiện mỏ dầu khí cỡ lớn ngày càng thấp, tiềm năng tăng trưởng sản lượng có hạn".
"Trong khi đó, tốc độ tăng nhu cầu trong nước (Trung Quốc) luôn khá cao, khiến cho mức độ lệ thuộc vào dầu khí nước ngoài của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Lo trước tính sau, Trung Quốc cần phải nhanh chóng tìm kiếm khu vực dự trữ và sản xuất thay thế mới. Phía giữa và nam Biển Đông là khu vực có dầu khí phong phú, cần trở thành khu vực trọng điểm của chiến lược dầu khí thời kỳ mới của Trung Quốc".
"Trung Quốc cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến biển của Trung Quốc, thống nhất và tối ưu hóa lực lượng chấp pháp trên biển, đồng thời tập trung xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển biển, thúc đẩy toàn diện khai thác tài nguyên dầu khí và bảo vệ quyền thăm dò biển của Trung Quốc ở Biển Đông - đây là một lĩnh vực trọng điểm".
"Tháng 5 năm 2014, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 bắt đầu hoạt động ở vùng biển đảo Tri Tôn, quần đảo Tây Sa, Trung Quốc lần đầu tiên đến Biển Đông tiến hành thăm dò dầu khí; đến tháng 7, giàn khoan hoàn thành nhiệm vụ và di chuyển".
"Sự kiện lần này thể hiện: Trung Quốc đến Tây Sa thăm dò với tư thế mạnh mẽ, không thể dị nghị, bởi vì chủ quyền thuộc về ta (Trung Quốc); lấy tư thế thắng lợi rời khỏi khu vực hoạt động cũng hợp tình hợp lý, địa bàn của mình - đến cũng chính đại, đi cũng quang minh. Đến cũng có tính toán, đi cũng có cân nhắc, người khác không có quyền khoa tay múa chân, nói ra nói vào".
"Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNPC) và CNOOC khoan thành công ở Hoàng Sa (đây là hành dộng trái phép của Bắc Kinh-PV), cho thấy các công ty dầu khí của Trung Quốc có khả năng tiến hanh thăm dò, khai thác nước sâu độc lập, điều kiện phá vỡ bế tắc khu vực tranh chấp đã có".
"Nhà nước (Trung Quốc) cần hỗ trợ trên các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, như đưa ra chính sách ưu đãi khai thác Biển Đông trên các phương diện như vốn đăng ký, thu thuế, thuế quan và tài chính, thiết lập quỹ khai thác rủi ro Biển Đông có tính chất quỹ giá trị chủ quyền, đưa ra chính sách phát triển ngành nghề hỗ trợ cần thiết, để cho khai thác Biển Đông nhanh chóng tiến triển, tạo được quy mô".
"Quả thật, với tiền tề &'chủ quyền của ta', Trung Quốc chủ động khai thác và tự chủ khai thác hoàn toàn không bài xích hợp tác khai thác hoặc cùng khai thác với các nước khác. Đặc biệt là khu vực giàu dầu khí ở phía giữa và nam Biển Đông, chỉ có hợp tác mới có thể ép đối thủ đến trước bàn đàm phán, cuối cùng thực hiện cùng khai thác" - thủ đoạn đang làm hiện nay của Trung Quốc.
"Đối với những khu vực có tranh chấp lớn (thực tế là TQ cố tình tạp ra tranh chấp để đòi hỏi lợi ích vô lý), độ nhạy cảm cao, có thể có ý thức liên kết với các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai thác. Điều này thực hiện chắc chắn không dễ dàng, nhưng Trung Quốc cần phải có tư thế này. Trong tình hình điều kiện cho phép, còn có thể lấy thăm dò, khai thác dầu khí làm điểm xuất phát, thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp dầu khí Đài Loan, qua đó mở ra lĩnh vực mới hợp tác hai bờ".
Trên đây là nội dung toàn bộ bài viết của báo Trung Quốc. Nhìn vào bài viết có một số điểm gây chú ý là:
Thứ nhất, "Tây Sa" mà bài báo nhắc đến chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. "Vạn An Bắc-21" là bãi Tư Chính của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974... Theo luật pháp quốc tế, hành động này không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc. Trung Quốc lựa chọn địa chỉ xây dựng hải đăng ở Hoàng Sa là một hoạt động phi pháp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã đưa ra tuyên bố trong ngày 7 tháng 8 năm 2014.
Thứ hai, bài báo cho rằng Biển Đông là trọng điểm khai thác dầu khí mới của Trung Quốc và coi một số khu vực như phía giữa và nam Biển Đông có nhiều dầu khí, nên cần khai thác.
Thực chất, đó là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được Công ước Liên hợp quốc về luật biển công nhận. Trung Quốc là nước ngoài, không có quyền thăm dò, khai thác, không thể viện cớ chủ trương "đường lưỡi bò" phi pháp để có các tuyên bố và hành vi ngông cuồng, hung hăng, vô đạo, ăn cướp.
Thứ ba, bài báo thể hiện lòng tham vô độ, dường như đang tạo ra một bức tranh - trông Trung Quốc như một con "hổ đói", nhìn thấy của cải, tài nguyên của nước khác thì muốn cướp đoạt. Hành động cướp đoạt không phù hợp, không được phép và sẽ bị kiểm soát, trấn áp trong thời đại văn minh hiện nay.
Thứ tư, bài báo nói rằng, các nước xung quanh Biển Đông không tuân thủ DOC, tích cực khai thác dầu khí. Luận điệu này bị bác bỏ hoàn toàn, bởi vì, các nước trong đó có Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đúng luật.
Không như Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng, cho giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã là hành động phi pháp, nhưng lại lu loa với thiên hạ với đủ trò dơ bẩn, muốn biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam và các nước thành vùng biển tranh chấp để dễ bề thao túng, ăn cướp.
Trên thực tế, Trung Quốc đã liên tiếp vi phạm DOC với việc xâm phạm chủ quyền của các nước xung quanh Biển Đông, điển hình là xâm chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines hay hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 vừa qua.
Thứ năm, bài viết đề xuất với chính quyền Bắc Kinh rằng, phải xây dựng lực lượng chấp pháp và luật pháp cho tốt, thực thi chiến lược biển, bảo vệ thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Điều này không có gì bàn cãi khi Trung Quốc khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa phía nam Trung Quốc và đã được phân định với Việt Nam, chứ không phải dùng lực lượng chấp pháp để hung hăng khủng bố tàu thuyền Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam như thời gian qua.
Luật pháp của Trung Quốc không thể điều chỉnh hoạt động ở vùng biển, vùng trời, vùng đất không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Thứ sáu, bài viết coi việc đưa vào, đưa ra giàn khoan 981 ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam như vừa qua là ở "tư thế thắng lợi" là nhầm. Hoạt động phi pháp này chưa được ai công nhận, mà chỉ bị quốc tế phản đối, bị Việt Nam đấu tranh kiên quyết, bị Mỹ cho là khiêu khích và yêu cầu Trung Quốc rút vô điều kiện, chấp hành luật pháp quốc tế.
Nếu thuộc chủ quyền của Trung Quốc, thì Trung Quốc không bao giờ hành động nhẹ nhàng như vậy. Ví dụ, nếu tàu thuyền Việt Nam đến vùng biển chủ quyền thuộc duyên hải Trung Quốc để "chấp pháp" thì chắc chắn sẽ không có lối về. Rõ ràng, Trung Quốc hết sức đuối lý, vô đạo, phải chùn tay trước hành động kiên quyết của Việt Nam.
Thứ bảy, bài viết để lộ thủ đoạn dùng các chiêu bài để ép Việt Nam và các nước "hợp tác khai thác, cùng khai thác" với Trung Quốc trong khi vẫn đòi "chủ quyền thuộc về Trung Quốc".
Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể thành công với thủ đoạn khôngg tốt đẹp này. Chủ quyền được xác định rất rõ, công khai, minh bạch theo quy định của luật pháp quốc tế. Kẻ nào có hành vi ám muội, đen tối thì mới từ chối luật pháp mà thôi. Trung Quốc nên tham gia vụ kiện của Philippines thì sẽ văn minh hơn.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc sắp đưa giàn khoan Hải Dương 982 ra Biển Đông Giàn khoan Hải Dương 982 sắp hoàn thành sẽ mở đầu cho làn sóng khai thác dầu của Trung Quốc ở Biển Đông, gây thay đổi hiện trạng và căng thẳng trong khu vực. Trung Quốc sắp đưa giàn khoan Hải Dương 982 ra Biển Đông Ngày 2/8, tổ chức chuyên cung cấp thông tin về hàng hải của Mỹ IHS Maritime cho...