Vì sao Trung Quốc đặt căn cứ quân sự nước ngoài thứ hai ở Pakistan?

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân nước ngoài thứ hai ở Pakistan sau căn cứ đầu tiên ở Djibouti vừa khánh thành năm 2017 và đây được cho là một tính toán chiến lược của Bắc Kinh.

Vì sao Trung Quốc đặt căn cứ quân sự nước ngoài thứ hai ở Pakistan? - Hình 1

Cảng Gwadar, Pakistan nhìn từ trên cao (Ảnh: Reuters)

Các nguồn tin thân cận với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xác nhận với Bưu điện Hoa nam Buổi sáng rằng căn cứ hải quân của Trung Quốc đang được xây dựng tại một vị trí chiến lược ở bờ biển phía nam Pakistan.

“Trung Quốc cần xây dựng thêm một căn cứ khác ở Gwadar cho các tàu chiến của nước này vì cảng Gwadar hiện là cảng dân sự. Cảng Gwadar hiện tại không thể cung cấp các dịch vụ đặc biệt dành cho tàu chiến”, Zhou Chenming, chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, ngày 5/1 cho biết.

Gwadar là thành phố cảng thuộc tỉnh Balochistan, Pakistan, nằm cách biên giới Pakistan – Iran khoảng 80 km về phía đông. Chuyên gia Zhou cho biết an ninh trật tự tại khu vực này không ổn định do những người theo chủ nghĩa dân tộc Baloch từng phát động các cuộc chiến tranh du kích để phản đối cả chính phủ Pakistan và Iran.

Theo chuyên gia Zhou, một căn cứ hải quân gần cảng Gwadar sẽ được Trung Quốc sử dụng để neo đậu các tàu thuyền hải quân, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hậu cần khác. Một nguồn tin khác thân cận với PLA cũng xác nhận hải quân Trung Quốc sẽ xây dựng cảng ở Gwadar tương tự căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của nước này ở Djibouti.

Trước đó, trang mạng Daily Caller tại Washington tuần này dẫn lời đại tá nghỉ hưu của Lục quân Mỹ Lawrence Sellin cho biết các cuộc họp giữa các quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc và Pakistan cho thấy Bắc Kinh sẽ xây dựng một căn cứ quân sự trên bán đảo Jiwani gần Gwadar và sát biên giới Iran.

Theo Đại tá Sellin, kế hoạch của Trung Quốc bao gồm xây dựng một căn cứ hải quân, đồng thời mở rộng sân bay hiện thời trên bán đảo Jiwani. Để thực hiện kế hoạch này, Trung Quốc cần thiết lập một vùng an ninh và buộc phải di dân tới khu vực khác. Đại tá Sellin cho rằng căn cứ ở Jiwani có thể là dấu hiệu cho thấy “quá trình quân sự hóa của Trung Quốc ở Pakistan, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ Dương”.

Tuy nhiên, giới quan sát quân sự Trung Quốc cho biết Gwadar mặc dù đóng vai trò quân sự và địa chiến lược quan trọng với Trung Quốc, song Bắc Kinh sẽ không “quân sự hóa” khu vực này.

Lý do chọn Gwadar

Video đang HOT

Vì sao Trung Quốc đặt căn cứ quân sự nước ngoài thứ hai ở Pakistan? - Hình 2

Bản đồ khu vực Gwadar của Pakistan (Ảnh: SCMP)

Cảng Gwadar là mắt xích quan trọng của Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan – phần trọng tâm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm kết nối Trung Quốc với châu Phi và châu Âu thông qua thương mại và cơ sở hạ tầng. Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan là một chuỗi dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD kết nối hai nước.

Theo chuyên gia Zhou, Trung Quốc muốn tiếp cận tốt hơn với Ấn Độ Dương thay vì bị giới hạn bởi eo biển Malacca ở khu vực Đông Nam Á như hiện nay.

“Các đội tàu hải quân của Trung Quốc tuần tra ở vịnh Aden và các tàu chiến khác hộ tống tàu chở dầu của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương cần một căn cứ hải quân để tiến hành quá trình bảo dưỡng, cũng như cung cấp các dịch vụ hậu cần vì Trung Quốc không thể mua được nhiều thứ họ cần ở Pakistan”, chuyên gia Zhou nhận định.

Rajeev Ranjan Chaturvedy, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết Ấn Độ đã nắm rất rõ các kế hoạch của Trung Quốc ở Pakistan. Trong khi đó Giáo sư Swaran Singh tại trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, Ấn Độ nhận định, cả Gwadar và Jiwani đều không phải là lựa chọn khôn ngoan để Trung Quốc đặt căn cứ hải quân vì hai khu vực này nằm gần cảng Chabahar của Iran – nơi Ấn Độ đang đầu tư mạnh mẽ.

Thành Đạt

Theo Dantri

Phía sau khoản chi hào phóng của Trung Quốc vào thị trấn ven biển Pakistan

Việc Trung Quốc không ngần ngại rót hàng loạt khoản viện trợ khổng lồ cho một thị trấn nhỏ ven biển ở Pakistan đã đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích thực sự của Bắc Kinh thông qua những dự án này.

Phía sau khoản chi hào phóng của Trung Quốc vào thị trấn ven biển Pakistan - Hình 1

Cảng Gwadar, Pakistan nhìn từ trên cao (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, Trung Quốc đã xây dựng một trường học, cử các bác sĩ và cam kết viện trợ 500 triệu USD cho Gwadar để thị trấn này phát triển sân bay, bệnh viện, trường đại học và cơ sở hạ tầng nguồn nước. Gwadar là nơi có cảng biển thông ra biển Ả-rập, nhìn ra những tuyến đường thủy vận chuyển dầu và khí đốt nhộn nhịp nhất thế giới hiện nay.

Theo các nhà nghiên cứu và giới chức Pakistan, các khoản viện trợ của Trung Quốc sẽ bao gồm 230 triệu USD xây dựng sân bay quốc tế mới và đây là một trong những khoản chi lớn nhất của Bắc Kinh ở nước ngoài. Ngoài sân bay, Trung Quốc cũng rót 100 triệu USD để nâng cấp một bệnh viện tại Gwadar lên thành bệnh viện 250 giường, 130 triệu USD để cải tạo hệ thống nguồn nước và 10 triệu USD để phát triển một trường dạy nghề và kỹ thuật.

Theo Brad Parks, giám đốc điều hành của AidData - một cơ sở nghiên cứu tại Đại học William và Mary (Mỹ) chuyên thu thập dữ liệu về các khoản viện trợ của Trung Quốc tại 140 quốc gia từ năm 2000-2014, quy mô viện trợ của Bắc Kinh tại Gwadar là rất lớn.

Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã cam kết đầu tư hơn 800 triệu USD và cung cấp các khoản vay ưu đãi cho Gwadar - nơi có chưa đầy 100.000 dân. Trong 15 năm trước đó, Bắc Kinh cũng đã chi tổng cộng 2,4 tỷ USD dưới dạng các khoản viện trợ và vay vốn cho Pakistan.

"Gwadar là trường hợp đặc biệt, ngay cả khi so sánh với các tiêu chuẩn viện trợ của Trung Quốc trước đây tại Pakistan", chuyên gia Parks nhận định.

Phía sau khoản chi hào phóng của Trung Quốc vào thị trấn ven biển Pakistan - Hình 2

Ngư dân Pakistan đ.ánh bắt cá ở Gwadar (Ảnh: Reuters)

Cả Trung Quốc và Pakistan đều xem Gwadar như một "viên ngọc" đặt trên "chiếc vương miện" là Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC). CPEC được coi là lá cờ đầu trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm xây dựng một "con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển kết nối hơn 60 quốc gia ở khắp các châu lục Á, Âu và Phi.

Kế hoạch này sẽ biến Gwadar thành một trung tâm vận tải biển và hải cảng lớn được xây dựng theo mô hình của các đặc khu kinh tế. Từ đây, các ngành công nghiệp tập trung vào xuất khẩu sẽ vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới. Ngoài ra, mạng lưới đường ống dẫn năng lượng, các tuyến đường bộ và hệ thống đường sắt cũng sẽ được triển khai để nối Gwadar với các khu vực phía tây của Trung Quốc.

Giới chức Pakistan ước tính hàng hóa giao dịch qua cảng biển tại Gwadar dự kiến sẽ tăng từ 1,2 triệu tấn năm 2018 lên khoảng 13 triệu tấn năm 2022. Tại cảng biển này, hệ thống 3 cần trục mới đã được lắp đặt và công tác nạo vét cũng sẽ được tiến hành vào năm tới để khoét sâu cảng thêm 20 m.

Theo thỏa thuận giữa hai nước, sau khi đầu tư vào Gwadar, Trung Quốc sẽ nhận được 91% lợi nhuận cho đến khi cảng này được trả lại cho Pakistan trong thời hạn 40 năm. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Cảng nước ngoài Trung Quốc, doanh nghiệp vận hành cảng Gwadar, cũng sẽ được miễn các khoản thuế chính trong hơn 20 năm.

Mỹ - Ấn ngờ vực

Phía sau khoản chi hào phóng của Trung Quốc vào thị trấn ven biển Pakistan - Hình 3

Một góc cảng Gwadar tại Pakistan (Ảnh: Reuters)

Động thái của Trung Quốc không tránh khỏi sự ngờ vực của nhiều nước, trong đó có Mỹ và Ấn Độ. Việc Bắc Kinh hào phóng rót những khoản viện trợ khổng lồ vào một thị trấn chài lưới nhỏ ở Gwadar được cho là để "lấy lòng" người dân địa phương, và việc nước này xây dựng một cảng nước sâu thương mại tại đây có thể nhằm phục vụ cho Hải quân Trung Quốc.

Nghi ngờ những khoản đầu tư với quy mô lớn bất thường của Trung Quốc tại Pakistan, Mỹ và Ấn Độ cho rằng Gwadar là một phần trong kế hoạch địa chiến lược tương lai của Bắc Kinh nhằm thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ.

Báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tháng 6 dự đoán Gwadar có thể trở thành một căn cứ quân sự của Trung Quốc. Đây cũng là điều Ấn Độ quan ngại từ trước đến nay, song Bắc Kinh một mực phủ nhận. Trong khi đó, giới chức Pakistan khẳng định Trung Quốc không đề nghị sử dụng Gwadar vào mục đích hải quân.

"Cảng Gwadar phần lớn được sử dụng vào mục đích thương mại. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình hình trong 20 năm tới để xem thế giới sẽ đi về đâu", Bộ trưởng Hàng hải Pakistan Hasil Bizenjo cho biết.

Dự án đầu tư cảng biển của Trung Quốc tại Gwadar cũng được đem ra so sánh với dự án tương tự tại làng Hambantota ở Sri Lanka. Trung Quốc đã biến ngôi làng này một quần thể cảng biển đồ sộ, nhưng cũng đẩy Sri Lanka trở thành con nợ của Bắc Kinh.

Tuần trước, Sri Lanka đã chính thức trao cho Trung Quốc quyền sử dụng hợp đồng thuê cảng Hambantota trong thời hạn 99 năm để giảm bớt gánh nặng nợ nần. Động thái này đã khiến nhiều người dân Sri Lanka bất mãn vì xem đó như hành động đ.ánh mất chủ quyền của chính phủ. Tuy nhiên, giới chức Pakistan nói rằng việc so sánh Hambantota với Gwadar là không hợp lý vì dự án cảng biển ở Gwadar có số nợ ít hơn.

Tương tự cảng Hambantota, cảng Gwadar cũng là một phần trong mạng lưới cảng biển mà Trung Quốc đang phát triển tại một loạt quốc gia châu Á và châu Phi. Điều này khiến Ấn Độ lo ngại rằng nước này đang bị bủa vây bởi sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc.

Thành Đạt

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi
17:58:42 04/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?
05:41:25 03/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
19:38:54 04/07/2024
Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024

Tin mới nhất

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Israel chuyển 116 triệu USD t.iền thuế cho người Palestine

17:53:44 04/07/2024
Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 3/7, Israel đã thông qua việc thu hồi mảnh đất rộng 12,7 km2 ở khu Bờ Tây. Đây được coi là hoạt động thu hồi đất lớn nhất của nước này trong khoảng 3 thập kỷ qua.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 150.000 chuyên gia nước ngoài vào năm 2035

17:49:06 04/07/2024
Thứ trưởng Kim Byoung Hwan khẳng định những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Liên hợp quốc công bố báo cáo về hành vi ngược đãi 'không thể chấp nhận được'

17:46:36 04/07/2024
LHQ lâu nay vẫn quan ngại về điều kiện sống của những người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel, và cảnh báo tình hình dường như tồi tệ hơn sau khi xung đột xảy ra.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?

Sao thể thao

23:34:54 04/07/2024
Sức ép đang đè nặng lên HLV Roberto Martinez sau màn trình diễn mờ nhạt của siêu sao Bồ Đào Nha khiến người ta đặt câu hỏi ông có dám cho Ronaldo ngồi dự bị hay không.

Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng

Sao việt

23:26:14 04/07/2024
Người tố cáo nói rằng, nữ diễn viên đã thuê homestay, sau đó qua lại với người đàn ông trong lúc vợ người này vừa sinh con 6 tháng.

Món bánh ăn vặt nổi tiếng ở Phan Thiết: 6 địa chỉ chất lượng lúc nào cũng đông nghịt khách

Ẩm thực

23:20:03 04/07/2024
Phan Thiết không phải là nơi duy nhất có món bánh căn, nhưng lại là dơi duy nhất gây ấn tượng với cách chế biến và sự phối hợp các hương vị vô cùng độc đáo.

Trạm cứu hộ trái tim: Tiếc cho 'nữ thần VFC' Hồng Diễm

Hậu trường phim

23:13:06 04/07/2024
Nhiều người thấy tiếc cho Hồng Diễm vì trong sự nghiệp chói sáng của nữ diễn viên, Ngân Hà trong Trạm cứu hộ trái tim có lẽ là một thất bại của cô.

Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

Sao châu á

22:52:05 04/07/2024
Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

Tv show

22:49:09 04/07/2024
Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

Du lịch

22:37:32 04/07/2024
Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

Tin nổi bật

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.