Vì sao Trung Quốc dám ngang ngược trên Biển Đông?
Sự ngang ngược bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế đang đẩy Trung Quốc vào con đường tự cô lập về quân sự đầy nguy hiểm.
Hành động ngang ngược của Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế đã vấp phải phản ứng dữ dội của Việt Nam cũng như sự phản đối của cộng đồng quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Ấn Độ…
Đây là những phản ứng mà Bắc Kinh có thể dễ dàng đoán trước được, tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Trung Quốc vẫn ngang ngược “làm càn” và tỏ ra hung hăng trên Biển Đông bất chấp những lời chỉ trích là lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới.
Tiến sĩ Jeff Moore, chuyên gia phân tích thuộc tổ chức tư vấn Muir Analytics chuyên đánh giá về các nguy cơ của các nhóm nổi loạn và khủng bố đối với hoạt động đầu tư đã có những nhận định, đánh giá về những cơ sở mà Trung Quốc cho rằng họ có thể “tự tung tự tác” được trên Biển Đông.
Tiến sĩ Jeff Moore (ảnh nhỏ) đánh giá về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông
Thứ nhất, từ góc nhìn chiến lược toàn cầu, tiến sĩ Moore cho rằng Bắc Kinh có thể bất chấp dư luận để trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông sau khi có quan hệ chặt chẽ hơn với một đồng minh mới là Nga.
Theo ông Moore, cả Nga và Trung Quốc vừa mới thiết lập quan hệ đồng minh chiến lược trong vòng 3 năm qua nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và vũ đài chính trị thế giới nói chung.
Trong khi Nga kiểm soát và sáp nhập bán đảo Crimea bất chấp sự phản đối của phương Tây và sau đó cho máy bay ném bom chiến lược Bear “dằn mặt” châu Âu, họ đã nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc trước nguy cơ bị phương Tây trừng phạt nặng nề.
Đổi lại, có vẻ như Trung Quốc đã nhận được sự “im lặng” từ Nga sau khi họ kéo giàn khoan 981vào vùng biển Việt Nam. Cho đến nay Nga chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào phản đối hành động này của phía Trung Quốc, khiến nhiều người nghi ngờ về vai trò của Nga trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định trên thế giới và trong khu vực.
Ông Moore cho rằng cả Nga và Trung Quốc đang cùng nhau thực hiện hình thức chiến tranh phi đối xứng, trong đó họ sử dụng những lực lượng và luận điệu được tính toán kỹ để tránh làm leo thang xung đột. Lực lượng đó không quá lớn để khiến Mỹ có thể phản ứng bằng biện pháp quân sự, nhưng cũng đủ để Nga và Trung Quốc đạt được mục đích của mình.
Video đang HOT
Cả Nga và Trung Quốc đều thừa hiểu rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không thể nào đối phó được với cuộc chiến trên 2 mặt trận. Chính vì vậy, ông Moore cho rằng Nga và Trung Quốc đang tìm cách dàn mỏng nguồn lực và sự chú ý của Mỹ, một chiến lược mà người Trung Quốc gọi là “khuấy nước để bắt cá”.
Thứ hai, hiện nay Trung Quốc cho rằng quyền lực toàn cầu của Mỹ đang ngày càng nhanh chóng suy giảm. Bắc Kinh rút ra kết luận này từ một loạt những thất bại về an ninh quốc gia của Mỹ, chẳng hạn như việc rút quân quá sớm ở Iraq, sa lầy ở Afghanistan, không kiểm soát được chính quyền Libya và bất lực trước sự trỗi dậy của al Qaeda ở Yemen.
Không những thế, Bắc Kinh còn cho rằng Washington không thể nào hóa giải nổi Pakistan, “người bạn-thù” của Mỹ và gần như là một đồng minh của Trung Quốc. Họ cũng nhận định chính sách can thiệp của ông Obama ở khu vực Trung Đông đã thất bại trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và phong trào Mùa xuân A-rập.
Với những nhận định đó, Trung Quốc cho rằng Biển Đông sẽ dễ dàng rơi vào tay họ. Người Trung Quốc có câu “nhìn lửa cháy qua sông” ám chỉ việc chờ cho đối thủ tự làm cạn kiệt sức lực của mình rồi mới ra tay.
Thứ ba, xét về chiến lược khu vực, mặc dù cho rằng Mỹ đang ngày càng suy yếu, song Trung Quốc vẫn rất cảnh giác với các động thái của Mỹ ở châu Á, đặc biệt là sau chuyến công du châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Chuyến công du này nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng giữa Mỹ với các đồng minh châu Á, chẳng hạn như cuộc tập trận Balikatan vừa diễn ra hôm 5/5 với Philippines.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
Trước những động thái đó của Mỹ, tiến sĩ Moore cho rằng Trung Quốc cố tình gây căng thẳng, khiêu khích trên Biển Đông để “tung một cú đấm thẳng” bằng hình thức chiến tranh phi đối xứng vào thẳng chính sách “đòn can thiệp khu vực” truyền thống của Mỹ. Trung Quốc tin rằng bây giờ nếu không làm nhanh, sau này họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi các quốc gia ASEAN nhận được nhiều sự giúp đỡ về quốc phòng hơn từ phía Mỹ.
Thứ tư, ông Moore cho rằng Trung Quốc ngày càng sợ một Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn. Không chỉ tăng trưởng mạnh về kinh tế, Việt Nam cũng đang xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh và tăng cường sức mạnh hải quân để bảo vệ huyết mạch hàng hải của mình ở Biển Đông.
Theo tiến sĩ Moore, để phục vụ cho mục đích bành trướng lãnh thổ của mình, Bắc Kinh buộc phải tìm cách làm suy yếu sức mạnh quốc phòng của Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam sẽ phải khuất phục trước sức mạnh của Trung Quốc và sẽ không dám phản ứng mạnh với những hành động hung hăng, ngang ngược trên Biển Đông của mình.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bất ngờ trước thái độ và phản ứng quyết liệt của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Tiến sĩ Moore nhận định rằng một khi bị dồn ép, khi “sự kiềm chế đạt đến giới hạn”, Việt Nam có thể tung ra đòn giáng trả mạnh mẽ hơn so với những gì Bắc Kinh tưởng tượng rất nhiều.
Ngoài ra, theo ông Moore, Bắc Kinh cũng không tính trước được rằng những hành động tráo trở, hung hăng của mình trong khu vực sẽ khiến các quốc gia ASEAN xích lại gần nhau hơn để chống lại tham vọng của Trung Quốc. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang phản công bằng cách điều chỉnh hiến pháp, tăng cường sức mạnh quân sự và có thể đưa quân ra nước ngoài can thiệp. Nước Mỹ cũng không đến nỗi yếu ớt đến mức Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Hải quân Mỹ không có hành động gì trước sự ngang ngược của Trung Quốc.
Chuyên gia này kết luận rằng có vẻ như Trung Quốc đang bị lóa mắt bởi giấc mơ “trỗi dậy” của mình, bởi lòng tự hào của một nước lớn cho rằng mình đã là một cường quốc cũng như bởi những thành tựu kinh tế mà họ đạt được. Họ đang gặp nguy bởi chính ảo tưởng trên đang đi ngược lại câu ngạn ngữ chiến lược của họ: “Vứt thang khi kẻ thù đã leo lên mái nhà”. Điều đó đồng nghĩa với việc họ đang đi trên con đường tự cô lập mình về mặt quân sự bởi những hành động ngang ngược, vô lối, bất chấp pháp luật và thông lệ quốc tế.
Theo Khampha
Đắm tàu thảm khốc: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phản hồi
Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn nói gì về việc dư luận cho rằng lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã vào cuộc chậm trễ trong vụ đắm tàu Cần Giờ.
Liên quan tới vụ đắm tàu thảm khốc khiến 9 người thiệt mạng ở vùng biển Cần Giờ hôm 2/8 vừa qua, dư luận cho rằng các cơ quan chức năng, cụ thể là lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã vào cuộc quá chậm trễ và khâu quản lý tàu, thuyền còn khá lỏng lẻo.
Ông Phạm Hoài Giang, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (Ảnh: TNO)
Để rộng đường dư luận, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hoài Giang- Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Hoài Giang cho hay: "Tôi khẳng định công tác cứu hộ, cứu nạn trong vụ đắm tàu ở vùng biển Cần Giờ vừa qua rất tốt, chúng tôi đã biểu dương các lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn.
Một số báo đăng không đúng sự thật. Họ nói điểm xảy ra tai nạn cách bờ 20km, 10 km, nếu đi ca nô chỉ mất chừng 10 - 20 phút là không đúng. Mưa to gió lớn như thế, làm sao đi được 1 km trong 1 phút được? Đến máy bay còn không đi được nữa là..."
Cũng theo ông Giang, nguyên nhân sâu xa dẫn đến 9 người tử vong là do thông tin chậm, còn công tác cứu hộ, cứu nạn rất tốt.
"Giữa sóng to, gió lớn, người ta vẫn lao ra biển cứu người, điều đó thật đáng biểu dương và ghi nhận. Tuy vậy, chúng tôi vẫn đang yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc này từ chuyện thông tin chậm tới chuyện đưa chiếc tàu đó ra biển", ông Giang khẳng định.
Trước câu hỏi có hay không chuyện phải làm đơn mới được cứu hộ, ông Giang bật cười nói: "Không có ai phải làm đơn thời nay nữa. Những người phát biểu như thế là thiếu ý thức và không có hiểu biết gì".
Công tác cứu hộ, cứu nạn rất tốt chúng ta mới cứu được 21 người, còn không thì sẽ mất nhiều người hơn nữa
Ông Phạm Hoài Giang
Tuy vậy, Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng bức xúc chia sẻ: "Vừa qua các anh em cứu hộ, cứu nạn rất bức xúc khi đọc một số báo cho rằng họ làm chưa tốt công việc của mình. Trên thực tế, trong sóng to, gió lớn như vậy, ở đất liền đi họp có thể còn bị chậm chứ chưa nói trên biển, nơi xảy ra tai nạn cách bờ hàng chục cây số.
Tàu không phải cứ bấm nút là chạy được ngay, chưa kể còn mất một vài phút mới rời được cảng. Sóng to gió lớn như thế, tốc độ tàu chỉ đi được mấy hải lý/giờ, làm sao đi nhanh hơn được?!".
Trước thắc mắc của nhiều người về việc tại sao không dùng trực thăng cứu nạn, ông Giang cho hay: "Trong sóng to, gió lớn, trực thăng làm sao bay được? Chưa kể trời tối, trực thăng làm sao tìm thấy người được?".
Vị lãnh đạo này đồng thời nhấn mạnh: "Công tác cứu hộ, cứu nạn rất tốt chúng ta mới cứu được 21 người, còn không thì sẽ mất nhiều người hơn nữa".
Như chúng tôi đã đưa tin, được sự vào cuộc quyết liệt của những cơ quan có liên quan của TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu, tính tới sáng 5/8, 9 nạn nhân bị mất tích đã được tìm thấy, 21 người khác cùng đi trên chuyến tàu định mệnh H29 - BP đã được cứu sống.
Chiều 9/8, lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM xác nhận, tổ công tác đặc biệt của Bộ Công an đã chính thức vào cuộc, điều tra độc lập vụ tàu H29 - BP bị chìm ở vùng biển sông Soài Rạp, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Đây là tổ công tác trực thuộc Văn phòng Bộ Công an sẽ có nhiệm vụ thu thập chứng cứ, điều tra, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vụ tai nạn này.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vụ việc trên.
Theo VTC News
Xót xa con đánh chết bố vì tin đồn loạn luân Trong lúc đã chếnh choáng hơi men, vì bị nghi loạn luân với con dâu, bố vác dao truy sát con trai để chứng minh mình trong sạch, con trai dùng gạch ném vỡ mặt bố. Vụ việc kết thúc, kết quả: ông Hào tử vong trên đường đến bệnh viện còn cô con dâu bất tỉnh nhân sự tại nhà riêng, Quang...