Vì sao trời nhiều mây nhưng chỉ số UV ở mức rất cao?
Trời nhiều mây, mưa rải rác nhưng tia UV tại nhiều tỉnh vẫn ở ngưỡng cao đến rất cao. Chuyên gia cho rằng do thời điểm mây mỏng, mặt trời chiếu qua khiến chỉ số UV cao.
Những ngày qua, trời nhiều mây, mưa rải rác ở hầu hết tỉnh, thành trên cả nước. Riêng tại Trung Bộ, mưa lũ liên tục nhiều ngày do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
Dù vậy, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo từ ngày 11 đến 13/10, chỉ số UV sẽ đạt cực đại tại nhiều tỉnh. Hôm nay, nhiều tỉnh cũng có chỉ số UV ở mức nguy hại cao.
Tia cực tím ở mức gây hại cao trong 3 ngày
Hôm nay, Hạ Long ( Quảng Ninh), Hải Phòng, Hà Nội, Hội An ( Quảng Nam), TP.HCM được dự báo có chỉ số UV ở mức rất cao (7,5-10,4 đơn vị) lúc 12h. Tương tự, Nha Trang (Khánh Hòa) và Cần Thơ cũng đạt ngưỡng cao (5,5-7,4 đơn vị). Trong khi đó, Huế, Đà Nẵng và Cà Mau có chỉ số UV cao nhất trong ngày ở ngưỡng trung bình (2,5-5,4 đơn vị).
Dự báo chỉ số UV hôm nay. Đồ họa: NCMHF.
Trong 3 ngày tiếp theo, dự báo chỉ số UV cực đại tiềm năng tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước ở mức có nguy cơ gây hại cao. Hạ Long, Hải Phòng, Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM có chỉ số UV trong khoảng từ 6 đến 8 đơn vị.
Riêng một số tỉnh, thành phố có chỉ số UV nguy cơ gây hại trung bình, gồm: Huế (ngày 11-12/10), Đà Nẵng (ngày 11-13/10), Hội An (ngày 11/10), Cần Thơ (ngày 12-13/10), Cà Mau (ngày 13/10).
Lý giải nguyên nhân trời nhiều mây nhưng chỉ số UV vẫn ở ngưỡng cao, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết có thời điểm mây mỏng đi; lúc này, tia mặt trời xuyên qua lớp mây mỏng, mang theo tia UV, nên chỉ số UV đo được ở mức khá cao.
Cũng theo chuyên gia, khi mây dày hơn và trời có mưa, nắng không xuyên qua được lớp mây thì tia UV cũng không còn.
Nguy cơ bỏng da
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khi chỉ số UV mức 8-10, nếu người dân ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng da. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ. Tia UV ở mức 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết bức xạ cực tím là thành phần trong ánh sáng mặt trời, nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) có thể gây tổn thương DNA của tế bào da.
Theo bác sĩ Vũ, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị bỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, lão hóa nhanh và có thể gây ung thư da. Da bị bỏng nhiệt sẽ phồng rộp, đỏ, đau.
Tia UV có thể gây hại đến sức khỏe và làn da. Ảnh: Việt Hùng.
Bác sĩ Lê Đức Thọ, chuyên khoa Da liễu, cho hay bức xạ tia cực tím hay các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời rất nguy hại đến làn da vì đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp.
Video đang HOT
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thời gian dài, da có thể gặp các vấn đề như sạm, lão hóa, bỏng nắng, ung thư và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm.
ThS. BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết tia cực tím có thể gây hại cho da bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, da bị tác động nhiều hơn vào những tháng mùa hè, nắng nóng cao điểm khi mức độ tiếp xúc của chúng ta cao hơn.
Để bảo vệ da, mọi người cần có các biện pháp che chắn khi ở ngoài trời nắng và các biện pháp chăm sóc da như dùng kem chống nắng, sử dụng dưỡng ẩm chăm sóc da…
Không chỉ là nắng nóng, đây là kẻ thù số 1 của con người trong ngày Hè: Hãy nghe chuyên gia nói!
Trong những ngày hè, không chỉ có nắng nóng khiến con người mệt mỏi, còn có một 'kẻ thù' vô hình khác tác động đến sức khỏe chúng ta.
Theo số liệu Chỉ số tia UV (UV Index) cập nhật hàng ngày của WoEurope.EU, ngày 21/5/2020 - khi Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta bước vào đỉnh điểm của đợt nắng nóng, Chỉ số tia UV tại riêng thủ đô Hà Nội đo được là 10 - Mức rất nguy hiểm (cao nhất trong nhóm báo động Đỏ) theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Điều này có nghĩa là UV Index 10 có nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt là da và mắt.
Thang đo ứng với màu sắc của Chỉ số UV. Nguồn: WHO.
Đến ngày 22/5, khi nắng nóng đã giảm nhiệt thì UV Index đo được đã giảm xuống còn 7 (mức cao, màu vàng cam). Dự báo đến ngày 25/8, Chỉ số UV ở mức 8.
Dù vậy, các chuyên gia thuộc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người dân khi ra đường nên trang bị những vật dụng cần thiết để che chắn cho da, mắt. Đặc biệt là trong những tháng hè nóng nực, nên ở trong nhà vào những giờ nắng cao điểm từ 10 giờ sáng và 4 giờ chiều.
Sở dĩ, các chuyên gia FDA đưa ra khuyến cáo như vậy là vì tia UV có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người, có thể gây các bệnh về da như cháy nắng, lão hóa sớm, ung thư da - cũng như các bệnh về mắt như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc...
Vậy, tia UV là gì? Bức xạ tia UV là gì và Chỉ số UV được đo như thế nào? Nếu hiểu rõ các vấn đề này, bạn sẽ biết cách bảo vệ bản thân và người thân trong những ngày hè nắng nóng sắp tới.
1. TIA UV, BỨC XẠ UV LÀ GÌ?
UV là từ tiếng Anh viết tắt của Ultraviolet, có nghĩa là tia cực tím hoặc tia tử ngoại. Nguồn tự nhiên phát ra tia cực tím là Mặt Trời, các ngôi sao trẻ khổng lồ trong vũ trụ.
Theo Hiệp hội Vật lý Y tế Mỹ (HPS), "nguồn nhân tạo phát ra tia UV bao gồm buồng tắm nắng, ánh sáng màu đen, đèn diệt khuẩn, đèn hơi thủy ngân, đèn halogen, đèn phóng điện cường độ cao, nguồn huỳnh quang, đèn sợi đốt, và một số loại tia laser."
Bức xạ UV chỉ là một dạng của bức xạ và nó được đo trên thang đo khoa học gọi là phổ điện từ (EM).
Mặt Trời tạo ra 3 loại tia bức xạ UV chính, gồm:
- Bức xạ UVA: Có bước sóng dài nhất, dao động từ 315 - 400 nm. Không bị tầng Ozone hấp thụ, truyền qua khí quyển Trái Đất. UVA có bước sóng dài nhất nên có thể xuyên qua lớp giữa của da (lớp hạ bì). 99% tia UV đến được mặt đất, tiếp xúc với cơ thể người thuộc dạng bức xạ UVA, với một lượng nhỏ bức xạ UVB.
Tác hại: Cháy nắng, làm đen da, gây lão hóa da; Gây thoái hóa hoàng điểm ở mắt.
- Bức xạ UVB: Có bước sóng dài thứ hai, dao động từ 280 - 315 nm. Loại bức xạ này bị tầng Ozone hấp thụ phần lớn. UVB có thể chạm đến lớp ngoài của da (lớp biểu bì).
UVA có thể xuyên qua lớp giữa của da (lớp hạ bì), UVB có thể chạm đến lớp ngoài của da (lớp biểu bì). Ảnh: Internet
Tác hại: Gây say nắng, tổn thương da. Nếu tiếp xúc lâu/thường xuyên dưới ánh nắng, có thể gây ung thư da; Gây các bệnh ở mắt: Viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng; Gây ức chế hệ thống miễn dịch.
- Bức xạ UVC: Có bước sóng ngắn nhất, dao động từ 100 - 280 nm. Tất cả UVC và khoảng 90% bức xạ UVB được hấp thụ bởi tầng Ozone, hơi nước, Oxy và CO2.
Tác hại: Đây là bức xạ UV có năng lượng cao nhất, có thể gây ung thư da trong thời gian tiếp xúc ngắn dưới ánh nắng.
2. CHỈ SỐ TIA UV LÀ GÌ?
Chỉ số tia cực tím (UVI) là thang đánh giá, với các số từ 1 đến 11, cho biết lượng tia UV gây hại cho da, mắt đến bề mặt Trái Đất vào ban ngày.
Chỉ số UV hàng ngày dự báo lượng UV đến khu vực của bạn vào buổi trưa khi Mặt Trời đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời. Số lượng UVI càng cao, bạn sẽ tiếp xúc với các tia UV càng mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển một hệ thống màu sắc được quốc tế công nhận tương ứng với mức độ UVI.
Theo đó (xem hình):
Khuyến cáo người dân tự cách bảo vệ sức khỏe theo UVI. Nguồn: WHO.
- UVI từ 1 đến 2: Bạn không cần che chắn, và có thể ở ngoài trời an toàn.
- UVI từ 3 đến 7: Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể: Khi đi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng, đeo mũ, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài. Nên đi vào chỗ râm.
- UVI từ 8 đến 11: Bảo vệ tối ưu cơ thể: Tránh ra đường vào các giờ nắng nóng cao điểm. Đi vào chỗ râm mát, thực hiện các biện pháp che chắn cần thiết ở bước 2.
3. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ UV
Theo WHO, dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ (cao-thấp) của tia UV:
- Mặt Trời: Mức độ bức xạ UV mạnh nhất vào buổi trưa khi Mặt Trời ở điểm cao nhất trên bầu trời. Do đó, bức xạ UV thay đổi theo thời gian trong ngày và thời gian trong năm, với mức tối đa xảy ra khi Mặt Trời ở độ cao tối đa, vào khoảng giữa trưa trong những tháng mùa hè.
- Vĩ độ: Vĩ độ càng gần xích đạo, mức độ bức xạ UV càng cao. Nguyên nhân là vì tầng Ozone ở khu vực xích đạo mỏng hơn một cách tự nhiên, do đó ít có khả năng hấp thụ bức xạ UV.
- Độ che phủ của mây: Mức độ bức xạ UV cao nhất trên bầu trời không có mây. Tuy nhiên, không có điều ngược lại, bởi ngay cả khi trời nhiều mây, mức độ bức xạ UV có thể cao do sự tán xạ bức xạ UV bởi các phân tử nước và các hạt mịn trong khí quyển.
UVI từ 3 đến 7: Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể: Khi đi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng, đeo mũ, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài. Ảnh minh họa: Internet
- Độ cao: Độ cao là một yếu tố góp phần vào mức độ tia UV. Với mỗi 1000 mét tăng độ cao, mức độ UV tăng từ 10% đến 12%.
- Tầng Ozone: Ozone có vai trò lớn trong việc hấp thụ UVC (tia cực tím có năng lượng cao nhất). Tuy nhiên, nếu tầng này bị mỏng hoặc thủng thì lượng UVC lọt xuống mặt đất tăng lên.
- Phản xạ mặt đất: Bức xạ UV bị phản xạ hoặc tán xạ đến các mức độ khác nhau bởi các bề mặt khác nhau, ví dụ như tuyết có thể phản xạ tới 80% bức xạ UV, cát bãi biển khô khoảng 15% và bọt biển khoảng 25%.
Ngoài ra, các vật dụng như kính râm (được đánh giá bảo vệ mắt khỏi tia cực tím), mũ rộng vành và kem chống nắng có thể giúp bảo vệ mắt và da của bạn khỏi tia UV.
4. SỰ SUY GIẢM TẦNG OZONE VÀ TÁC HẠI ĐẾN CƠ THỂ NGƯỜI
Tia UVC dù đã bị tầng Ozone hấp thụ, tuy nhiên, do ảnh hưởng từ các hoạt động của con người nên tầng Ozone đang bị suy yếu, có nơi bị thủng tầng Ozone. Vô hình chung cho phép các bức xạ tia cực tím năng lượng cao (UVC) lọt xuống bề mặt Trái Đất, gây tác động trầm trọng đến sức khỏe con người.
Khi tầng Ozone trở nên mỏng hơn, bộ lọc bảo vệ được cung cấp bởi khí quyển sẽ giảm dần. Do đó, con người và môi trường tiếp xúc với mức độ bức xạ UV cao hơn và đặc biệt là mức độ UVB/UVC cao hơn có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người, động vật, sinh vật biển và đời sống thực vật.
Các mô hình tính toán dự đoán rằng giảm 10% Ozone tầng bình lưu có thể gây ra thêm 300.000 ca ung thư da không phải khối u ác tính và 4.500 ca ung thư da khối u ác tính; đồng thời gây ra từ 1,6 đến 1,75 triệu ca đục thủy tinh thể trên toàn thế giới mỗi năm.
Mặt tốt của tia UV:
Theo tổ chức nghiên cứu về ung thư của Anh (Cancer Research UK), mặc dù tiếp xúc với tia UV có thể dẫn đến ung thư da, một số tình trạng da có thể được điều trị bằng ánh sáng tia cực tím, ví dụ như liệu pháp điều trị bằng tia cực tím Psoralen (PUVA).
Hiểu về tia UV, mức độ của chúng sẽ giúp bạn và người thân tự bảo vệ mình trong những ngày hè nắng nóng.
Thuốc và ánh nắng mặt trời Nước ta với điều kiện khí hậu nhiệt đỚI, có nắng nóng kéo dài quanh năm. Vì vậy, làn da của chúng ta cần được bảo vệ trước tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. Có khi nào bạn cảm giác rằng làn da của mình dạo này bỗng trở nên mẫn cảm, dễ bắt nắng và có các biểu hiện...