Vì sao Triều Tiên chọn duyệt binh rầm rộ với hàng loạt vũ khí mới vào nửa đêm?
Hôm 10.10, Triều Tiên tổ chức lễ duyệt binh mừng 75 năm thành lập đảng Lao động. Lễ duyệt binh quy mô lớn diễn ra ngay sau khi chuông đồng hồ đánh dấu thời điểm bước sang ngày mới.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu trước cuộc duyệt binh vào nửa đêm.
Lễ duyệt binh diễn ra vào nửa đêm của Triều Tiên nhắm đến công chúng trong nước hơn là các đối thủ tiềm tàng, dù rằng Bình Nhưỡng năm nay đã tung loạt vũ khí mới, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa “quái vật” lớn nhất thế giới, Kim Dong-yup, cựu sĩ quan quân sự và là giáo sư tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông ở Đại học Kyungnam, Hàn Quốc, nói, theo Sputnik.
“Theo quan điểm của tôi, không có thông điệp đặc biệt nào gửi đến Hàn Quốc hay Mỹ trong bài phát biểu của Chủ tịch Triều TIên Kim Jong Un tại lễ duyệt binh”, giáo sư Kim Dong-yup nói.
Trả lời câu hỏi vì sao Triều Tiên lại chọn tổ chức duyệt binh vào nửa đêm, không phải là buổi sáng như thường lệ, ông Kim Dong-yup không cho rằng đây là cách Triều Tiên che giấu những loại vũ khí hủy diệt mới với các đối thủ như Hàn Quốc hay Mỹ, hoặc là tránh chọc giận các nước này.
“Nếu Triều Tiên không muốn giới thiệu vũ khí mới, họ không cần phải công bố những loại vũ khí đó trong cuộc duyệt binh quan trọng này”, giáo sư Hàn Quốc nói. “Không có dấu hiệu Triều Tiên muốn che giấu điều gì. Cuộc duyệt binh vào nửa đêm có phần gây bất ngờ là nhằm nhấn mạnh đây là sự kiện trọng đại, mang ý nghĩa quan trọng, khơi gợi tinh thần của công chúng trong nước”.
Cuộc duyệt binh diễn ra lúc nửa đêm ở Bình Nhưỡng.
Ông Kim Dong-yup cũng nhắc đến việc Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã khai mạc sự kiện vào đúng thời khắc chuông đồng hồ điểm sang ngày mới.
Video đang HOT
“Một số nhà phân tích đề cập đến phần đầu tiên trong bài phát biểu của ông Kim, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên gửi thông điệp tới đồng bào miền nam và hi vọng rằng hai miền nam bắc có thể lại sớm cùng chung tay một lần nữa, nhưng tôi cho rằng thông điệp này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng”, giáo sư Kim Dong-yup nói.
Điều mà ông Kim Dong-yup bất ngờ là lời xin lỗi của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, rằng ông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, trong bối cảnh cuộc sống ở Triều Tiên vẫn còn rất khó khăn.
Ảnh: Chiêm ngưỡng hàng loạt vũ khí hoành tráng trong lễ duyệt binh Triều Tiên
Hôm 10/10, Triều Tiên tổ chức cuộc duyệt binh quy mô lớn mừng 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động, trong đó có sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí hiện đại.
Cuộc duyệt binh quy mô lớn diễn ra trên quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng rạng sáng 10/10 là một phần trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng tổ chức duyệt binh trong ba năm qua.
Trong cuộc duyệt binh ngày 10/10, Triều Tiên cũng ra mắt tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới, được đặt tên là Pukguksong-4.
Cuộc duyệt binh có sự góp mặt của nhiều đơn vị đặc nhiệm, được trang bị các loại vũ khí trang bị hiện đại.
4 xe chở các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) diễu hành qua lễ đài. Các chuyên gia nhận định đây là biến thể Pukguksong-3 có tầm bắn 2.000 km, nhưng trên vỏ tên lửa lại có dòng chữ "4A".
Toàn bộ các loại vũ khí được Triều Tiên bắn thử trong giai đoạn 2019-2020 đều xuất hiện trong lễ duyệt binh, trong đó có hệ thống pháo phản lực siêu lớn với tầm bắn 400 km, đủ sức đe dọa phần lớn căn cứ Mỹ và Hàn Quốc.
Triều Tiên được cho là có 3 loại ICBM gồm: Hwasong-13, Hwasong-14 và Hwasong-15 đồng thời Bình Nhưỡng cũng đã tìm cách phát triển một ICBM đa đầu đạn có thể bay xa hơn và khó bị đánh chặn hơn.
Điểm nhấn của buổi lễ là sự xuất hiện của 4 xe chở kiêm bệ phóng (TEL) mang mẫu ICBM mới, có kích thước lớn hơn và dường như được phát triển từ dòng Hwasong-15. Mỗi TEL có 11 trục, nhiều hơn mọi loại xe chở tên lửa đạn đạo trước đó của Bình Nhưỡng.
Tại lễ duyệt binh, nhiều loại vũ khí mới của Triều Tiên lần đầu lộ diện.
Đồng thời các hệ thống vũ khí mang đầy tính biểu tượng của Triều Tiên cũng "góp mặt"
Sự kiện này là dịp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể truyền tải thông điệp đến người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Trong bài phát biểu của mình, ông Kim Jong-un xúc động, cảm ơn quân đội đã làm việc chăm chỉ để ứng phó với thiên tai và ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19.
Ông Kim Jong-un cũng khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục xây dựng "khả năng răn đe để tự phòng vệ", cho biết sẵn sàng huy động lực lượng quân sự mạnh nhất nếu Triều Tiên bị đe dọa, thêm rằng sức mạnh quân đội Triều Tiên không nhằm vào quốc gia nào.
Lần gần đây nhất Triều Tiên thực hiện một cuộc duyệt binh trực tiếp vào tháng 4/2017, đánh dấu kỷ niệm 105 năm ngày sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Vào thời điểm đó, Bình Nhưỡng đã trình diễn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới và các loại vũ khí đa dạng, đồng thời lãnh đạo nước này cũng có bài phát biểu cảnh báo chiến tranh nếu Mỹ có hành động quân sự.
Tên lửa lớn nhất thế giới của Triều Tiên: "Quái vật hạt nhân" hay chỉ là mô hình? Giới chức quân sự Mỹ và Hàn Quốc đang cố gắng phân tích chi tiết về loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên. Đây được cho là tên lửa lớn nhất thế giới và có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, Yonhap đưa tin. Tên lửa lớn nhất thế giới của Triều Tiên được phô...