Vì sao Triều Tiên chỉ dọa dội bom nhiệt hạch vào Mỹ, không dọa HQ?
Đòn tấn công bằng bom nhiệt hạch của Triều Tiên nhằm vào thủ đô Seoul, Hàn Quốc sẽ tạo ra quả cầu lửa hạt nhân 66 triệu độ C.
Ảnh minh họa một vụ nổ bom hạt nhân.
Tờ Express của Anh mới đây đã đưa ra nhận định của các chuyên gia, đặt giả thuyết bom nhiệt hạch 150kt của Triều Tiên kích nổ ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Cụ thể, ngay khi bom nhiệt hạch phát nổ, khoảng 215.270 người thiệt mạng. 560.610 người khác bị thương nặng sau vụ nổ. Nhiều người bị nhiễm phóng xạ sẽ không thể qua khỏi sau vài tháng, hoặc vài năm.
Phần lõi bom nhiệt hạch có thể tạo ra quả cầu lửa nóng tới 66 triệu độ C. Toàn bộ các tòa nhà trong phạm vi bán kính 1,09km sẽ bị bốc hơi. Các tòa nhà, cơ quan chính phủ ở Hàn Quốc không thoát khỏi sự tàn phá của bom nhiệt hạch.
Vụ nổ sau đó lan rộng tới bán kính 4,2km, hủy diệt các quận ở Seoul như Susong-Dong, Chungmuro, Migeun-Dong và Sinunno.
Những người có mặt trong phạm vi 11,8km sẽ bị nhiễm phóng xạ với tỷ lệ tử vong từ 50-90% chỉ sau “vài giờ hoặc vài tuần”.
Thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Video đang HOT
Trong khu vực rộng 18,56km2, đa số các khu nhà Seoul sẽ sụp đổ, bao gồm cả Nhà Xanh, nơi ở và làm việc của Tổng thống Hàn Quốc.
Cuối cùng, bức xạ gây bỏng cấp độ 3 lan tới một khu vực rộng 68,4km2, gây ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thành phố Seoul và 51 triệu người dân Hàn Quốc.
Lượng phóng xạ lan rộng tới bao xa còn phụ thuộc vào hướng gió, nhưng ước tính có thể lên tới hàng trăm km.
Một vụ tấn công bằng bom nhiệt hạch trực tiếp trên mặt đất tạo ra sức hủy diệt kinh hoàng nhất, ảnh hưởng đến cả người Triều Tiên sống gần khu vực biên giới.
Các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng ít nhiều chịu sự tác động của bom nhiệt hạch.
Nhà sử học chuyên nghiên cứu vũ khí hạt nhân, Alex Wellerstein nói, Triều Tiên có thể kích nổ bom nhiệt hạch trên bầu trời, tại một độ cao nhất định để giảm thiểu sức công phá của bom nhiệt hạch.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Israel.
Tuy vậy, khả năng Triều Tiên có thể dùng bom nhiệt hạch thả vào Seoul là rất thấp. Bởi theo CNBC, Seoul là một trong những thành phố được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nhất.
Kế hoạch ném bom hay phóng tên lửa vào Seoul nhiều khả năng sẽ không vượt qua được mạng lưới phòng không dày đặc mà Mỹ và Hàn Quốc thiết lập quanh Seoul.
Gần đây, có thông tin nói Hàn Quốc đang cân nhắc mua tổ hợp tên lửa Arrow-3 của Israel. Vũ khí này cho phép tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm xa của đối phương ngay khi nó vừa tiếp cận trở lại bầu khí quyển, giúp giảm ảnh hưởng của đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu được bảo vệ phía dưới.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng không muốn mạo hiểm gieo rắc phóng xạ lan tỏa trên khắp bán đảo Triều Tiên. Bởi nếu gió thổi ngược lượng phóng xạ này lên phía bắc thì đó sẽ là thảm họa “gậy ông đập lưng ông” mà Triều Tiên phải đối mặt.
Những lời đe dọa trước đây của Triều Tiên cũng thường chỉ nhắc đến hàng ngàn khẩu pháo có thể nhấn chìm Seoul “trong biển lửa”.
Theo danviet
Nơi nào bị ảnh hưởng phóng xạ nếu Triều Tiên thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương?
Giới chuyên gia cảnh báo, nếu Triều Tiên thực sự thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương, hậu quả sẽ rất khó lường, trong đó có nguy cơ lan truyền phóng xạ trên diện rộng.
Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
Hãng tin Yonhap dẫn lời Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ngày 22/9 cho biết, Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương để đáp trả những đe dọa của Mỹ.
Trong khi nhiều người tỏ ra hoài nghi về tuyên bố này, một số chuyên gia cho rằng, với tốc độ phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân như hiện nay của Bình Nhưỡng, lời đe dọa đó cũng cần được xem xét nghiêm túc.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu Triều Tiên thực sự tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương, hậu quả sẽ rất khó lường, trong đó có nguy cơ lan truyền phóng xạ.
Vậy nơi nào sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu kịch bản đó xảy ra.
Hãng tin Sputnik dẫn nhận định của ông Alexei Kokorin, lãnh đạo Chương trình khí hậu của Quỹ Động vật Hoang dã thế giới (WWF) Nga, cho biết: "Mưa phóng xạ có thể diễn ra trên tất cả các châu lục nhưng đặc biệt là ở Nhật Bản và vùng biển Nhật Bản vì khối không khí chính đi từ tây sang đông".
Cũng theo chuyên gia này, sự lan truyền của phóng xạ còn phụ thuộc vào hướng gió và dòng chảy. "Nó sẽ bay vòng quanh thế giới, toàn bộ Bắc bán cầu và sau đó thâm nhập Nam bán cầu. Chúng ta có thể nhớ đến trường hợp Chernobyl mặc dù khi đó không xảy ra vụ nổ hạt nhân. Bụi phóng xạ tuy không nhiều nhưng ghi được ở hầu hết các nơi trên thế giới", Sputnik dẫn lời chuyên gia Kokorin.
Kathryn Higley, Hiệu trưởng trường Khoa học kỹ thuật về hạt nhân thuộc Đại học Oregon, nhận định, nguy cơ rò rỉ phóng xạ tự một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên rất khó đoán định. "Nó phụ thuộc vào kích thước của loại vũ khí và việc nó được kích nổ trên không, trong môi trường nước hay trên mặt đất". Cũng theo chuyên gia này, trong khi có thể đo đạc được mức độ phóng xạ thì không thể đo đạc mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở khu vực xung quanh.
Theo ước tính của trang mạng NUKEMAP, một quả bom nhiệt hạch với đương lượng nổ 100 kiloton nếu được kích hoạt sẽ giết chết mọi sinh vật trong bán kính 500m, và gây bỏng cấp độ 3 trong bán kính 4km.
Về lý thuyết, trong một cuộc thử nghiệm, bom nhiệt hạch sẽ được kích nổ ở một độ cao đủ lớn để không ảnh hưởng tới người dân sinh sống phía dưới. Tuy nhiên, nếu quả bom của Triều Tiên không phát nổ ở độ cao an toàn như dự kiến ban đầu, thì điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khó lường.
"Rất nhiều sai lầm có thể xảy ra trong quá trình phóng tên lửa. Nếu đầu đạn không nổ chính xác ở nơi mà bạn muốn nó nổ, hoặc nếu bạn phóng ở tầm thấp, thì rất nhiều phóng xạ sẽ bị lan truyền ra ngoài. Điều đáng lo ngại là nếu tên lửa đi chệch hướng và đầu đạn rơi xuống đất, bất kỳ mẩu đất nào tiếp xúc với nó cũng sẽ bị nhiễm phóng xạ", chuyên gia hạt nhân Vipin Narang tại Viện Công nghệ Massachusetts nói với NBC.
Minh Phương
Theo Bustle, Sputnik
Triều Tiên thử hạt nhân có thể gây thảm hoạ khiến TQ lo sợ Ngọn núi nơi Triều Tiên 5 lần thử vũ khí hạt nhân gần đây có nguy cơ sụp đổ, đe dọa phán tán chất phóng xạ sang các nước láng giềng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng trên ngọn núi Trường Bạch. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), các chuyên gia Trung Quốc bày tỏ lo ngại sau...