Vì sao trẻ nghiến răng khi ngủ?
Tình trạng nghiến răng kéo dài ở trẻ nhỏ dẫn tới việc cơ hàm và hệ thống răng của trẻ bị ảnh hưởng. Hãy cùng Phununews tìm hiểu về hiện tượng nghiến răng khi ngủ của con bạn nhé!
Nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức và không ý thức do sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và dưới, thường diễn ra vào lúc ngủ, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên răng do nghiến răng khi ngủ gây một lực tác dụng rất mạnh trên răng (gấp nhiều lần khi nhai). Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm.
Nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu.
Nghiến răng khi ngủ là một tật ảnh hưởng rất xấu tới răng của bé, vì nó có thể phá hủy trật tự răng. Hiện tượng nghiến răng thường gặp ở những trẻ độ tuổi mẫu giáo, bé trai nghiến răng nhiều hơn bé gái.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ nghiến răng khi ngủ:
- Do kí sinh trùng đường ruột:
Độc tố do giun sinh ra kích thích đường ruột, khiến tiêu hóa không tốt, xung quanh cuống rốn bị đau, trẻ không ngủ ngon. Nếu độc tố kích thích sẽ dẫn đến nghiến răng. Giun kim cũng tiết ra độc tố như vậy dẫn đến trẻ bị ngứa hậu môn, khi ngủ phát ra âm thanh nghiến răng.
- Do ngủ không sâu:
- Do mất cân bằng dinh dưỡng:
Một số trẻ kén ăn, nên không hấp thu đủ vitamin và dưỡng chất. Hàm lượng canxi, photpho, các loại sinh tố và nguyên tố vi lượng bị thiếu hụt. Khi ngủ các cơ hàm co lại, răng nghiến mạnh, khiến cho trẻ bị mắc chứng nghiến răng.
- Do di truyền:
Có thể ngày trước bố mẹ bé cũng mắc chứng nghiến răng khi ngủ
- Do trẻ bị căng thẳng:
Video đang HOT
Không ít trẻ xem TV nhiều vào buổi tối, chơi quá nhiều trước khi ngủ, căng thẳng thần kinh cũng sẽ nghiến răng. Hoặc có một sự việc nào đó dẫn đến việc bị bố mẹ trách mắng, trẻ bị ấm ức, lo âu,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng.
- Do cấu trúc răng bị lệch
Một số trẻ nghiến răng có thể là do răng trên và dưới của trẻ không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu, nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói quen.
- Do trẻ bị bệnh:
Một số trẻ khác nghiến răng như là một cách để làm giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau tai hoặc đang mọc răng.
- Do trẻ quá hiếu động
Trẻ hoạt động quá mạnh trước giờ đi ngủ cũng khiến cho lúc ngủ trẻ bị nghiến răng
Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ:
Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng tới giao tiếp của trẻ:
Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng cảm thấy khó chịu, không ngủ được. Trẻ sẽ cảm thấy tự ti không dám tham gia các hoạt động cùng bạn bè.
Nghiến răng khi ngủ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ:
Quá trình nghiến răng khi ngủ sẽ khiến cho răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời
Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…
Nghiến răng khi ngủ gây đau cơ hàm:
Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến trẻ mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
Nghiến răng khi ngủ có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt
Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…
Theo Phununews
Nhìn răng đoán bệnh
Mất răng sớm có thể là một dấu hiệu của loãng xương. Người nghiến răng có xu hướng nóng nảy, ganh đua, hay lo lắng.
Ảnh minh họa: Internet
Hàm răng không chỉ cho biết bạn là ai mà còn thể hiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe xương của bạn. Mất răng sớm có thể là một dấu hiệu của loãng xương. Người nghiến răng có xu hướng nóng nảy, ganh đua, hay lo lắng.
Hàm răng cho biết bạn là ai
Bất cứ ai từng xem các bộ phim về điều tra tội phạm đều biết rằng thời điểm thám tử phát hiện ra một cơ thể không rõ danh tính, điều đầu tiên họ làm là liên lạc để tìm hiểu về hồ sơ răng miệng. Việc sử dụng hồ sơ răng miệng để xác định danh tính là chính xác.
Răng giống như dấu vân tay và có sự sắp xếp không giống nhau giữa từng người. Các nha sĩ pháp y có thể xác định danh tính một người bằng biểu đồ răng của họ chỉ với một ít răng còn lại trên xương hàm. Răng có thể cho bạn biết nhiều thông tin hơn ngoài cái tên của một người.
Ví dụ, từ răng của bạn nha sĩ pháp y có thể biết về tuổi tác, giới tính, gốc gác tổ tiên bạn, việc bạn chơi một loại nhạc cụ nào đó, hay thói quen ăn uống của bạn, bạn có phải là người nghiện thuốc lá hay không. Họ thậm chí còn có thể biết rõ bạn đã làm gì để kiếm sống.
Phần thú vị nhất là răng có thể tồn tại một thời gian rất dài nếu được bảo quản trong điều kiện thích hợp, vì vậy có thể là rất lâu sau khi bạn qua đời răng của bạn sẽ vẫn nhắc nhớ bạn là ai.
Sức khỏe xương
Răng, mặc dù là một phần của hệ thống xương, nhưng không được coi là xương. Tuy nhiên, sức khỏe của răng đôi khi có thể phản ánh sức khỏe của xương, và không giống như xương, chúng có thể được quan sát mà không cần bất cứ thủ thuật gây đau nào. Có lẽ loại xương dễ quan sát nhất có thể chỉ báo sức khỏe của bạn chính là xương hàm. Thông thường, sự ăn mòn xương hàm có thể được nhận biết từ sự mất răng hoặc đau răng.
Thật không may, tổn thương xương hàm thường có liên quan tới tổn thương xương khác và mất răng sớm được coi là một dấu hiệu của loãng xương.
Loãng xương khiến cho xương răng trở nên yếu và dễ gãy. Bệnh này, mặc dù được cho là ảnh hưởng tới tất cả mọi người nhưng vẫn thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ da trắng và châu Á, những người đã qua thời kỳ mãn kinh. Rất may, tình trạng này có thể điều trị khi được phát hiện sớm.
Sức khỏe tâm thần
Răng là một trong số ít những bộ phận của cơ thể thể hiện tính cách của một người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nghiến răng thường liên quan đến những đặc điểm nhất định. Ví dụ, những người nghiến răng có xu hướng nóng nảy, ganh đua và trên tất cả là hay lo lắng. Trên thực tế, khoảng 70% những người nghiến răng bị như vậy vì họ căng thẳng và lo âu.
Một tình trạng khác có thể được phát hiện từ sức khỏe răng miệng là chứng rối loạn ăn uống. Theo Hiệp hội Rối loạn ăn uống Quốc gia Mỹ, trên 83% tất cả những bệnh nhân mắc chứng cuồng ăn có dấu hiệu của răng bị ăn mòn do sự kết hợp của trào ngược axit dạ dày thường xuyên và đánh răng hoặc súc miệng quá nhiều.
Thiếu hụt vitamin do chứng biếng ăn cũng có thể ảnh hưởng tới răng. Các dấu hiệu và triệu chứng của các biến chứng răng miệng do rối loạn ăn uống gồm tổn thương ăn mòn bề mặt răng, thay đổi về vẻ ngoài của răng và tăng nhạy cảm.
Nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ
Theo Bệnh viện Mayo Clinic, Mỹ, mất răng trước tuổi 35 được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer. Mặc dù vẫn phải chứng minh điều kiện vệ sinh răng miệng kém có dẫn tới sa sút trí tuệ ở những người khỏe mạnh hay không, nhưng rõ ràng là có mối liên quan giữa P. gingivalis, một loại vi khuẩn được tìm thấy ở lợi với sự tử vong ở một số bệnh nhân Alzheimer.
Cũng có khả năng những vi khuẩn này khiến cho cho bệnh trầm trọng hơn.
Các kết quả trên vẫn chưa phải là cuối cùng, và các nhà nghiên cứu hi vọng một ngày nào đó họ có thể so sánh được não của những người bị sa sút trí tuệ và những người có trí nhớ bị ảnh hưởng với các hồ sơ răng miệng có liên quan để xác định xem có hay không mối liên quan giữa vệ sinh răng miệng và sa sút trí tuệ ở người khỏe mạnh.
Theo Vnexpress
Khi ngủ hay giật mình, triệu chứng bệnh gì? Vì sao khi ngủ hay giật mình? Ngủ hay giật mình là dấu hiệu của bệnh gì? Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ chia sẻ những giải đáp trong bài viết dưới đây. Vì sao khi ngủ hay giật mình? Vì sao khi ngủ hay giật mình? Nhiều người hay có triệu chứng giật mình khi ngủ. Quan trọng cần xác...