Vì sao trẻ hay mắc vấn đề về đường tiêu hóa?
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang phát triển và hết sức non nớt. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp phải một số bệnh về đường tiêu hóa.
Những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp
1. Nôn, ói, trớ
Nôn là hiện tương đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột, Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.
Nôn trớ sinh lý: Sau khi sinh do dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên trẻ rất dễ bị nôn trớ. Sau 7-8 tháng, trớ sinh lý không còn nữa
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ nhỏ có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, và là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tiêu chảy cấp xảy ra khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài, những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường đường chẩn đoán là tiêu chaỷ mạn tính.
3. Táo bón
Là tình trạng trẻ đi tiêu không thường xuyên, 2-3 ngày đi một lần. Phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi, hoặc rắn to, bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được hoặc trẻ không có cảm giác mót đi ngoài, khó đi tiêu trẻ phải rặn gắng sức, có thể đi tiêu gây nứt rách hậu môn, chảy máu.
Táo bón có thể xảy ra cấp tính trong vài ngày vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tháng, vài năm.
Video đang HOT
Vì sao trẻ hay mắc vấn đề về tiêu hóa?
Ruột của trẻ em dài hơn người lớn. Độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể, người trưởng thành là 4-5 lần. Diện tích ống tiêu hóa của trẻ tương đối lớn, thành ruột rất mỏng, mạch máu nhỏ dưới niêm mạc nhiều, thẩm thấu cao, nên tỉ lệ hấp thu cao. Nhưng do thành ruột mỏng, hễ đường tiêu hóa nhiễm trùng thì chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Thành đại tràng của trẻ mỏng, sự cố định giữa đại tràng lên và đại tràng xuống với thành sau bụng yếu cho nên dễ gây lồng ruột. Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện do vậy đường ruột rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, dẫn đến các rối loạn hệ tiêu hóa biểu hiện bằng các triệu chứng: phân sống, táo bón, tiêu chảy…
Vì vậy, nên bổ sung men vi sinh cho trẻ để hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn giúp ích cho sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Men vi sinh (Probiotic) theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới chỉ những vi khuẩn có lợi kí sinh trong lòng ruột, những vi sinh vật này khi được đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ, chúng sẽ có lợi cho sức khỏe. Những vi khuẩn có lợi này góp phần tích cực vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và cả trong vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của kẻ thù bên ngoài và có thể tạo ra các chất: ngăn cản các khối ung thư, bất hoạt virus, tạo ra các kháng thể và vitamin, làm giảm cholesterol.
Để giúp các mẹ có thêm kiến thức và sự tự tin chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ, nhãn hàng Bio-acimin Gold tổ chức chuỗi tọa đàm Làm mẹ thông thái với nội dung Giai đoạn vàng và tầm quan trọng của hệ tiêu hóa nhằm chia sẻ kiến thức chăm sóc trẻ cùng nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh thành trong cả nước. Tọa đàm thứ 5 sẽ diễn ra tại Đăk Lăk
Cùng tham gia trao đổi trong tọa đàm là các khách mời: ThS.BS Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng quốc gia; Dược sĩ Nguyễn Đăng Hiền – Nguyên Giảng viên trường đại học Dược Hà Nội. Ca sĩ khách mời Trương Quỳnh Anh cũng sẽ tham dự tọa đàm với những chia sẻ thú vị về trải nghiệm của cô trong quá trình chăm sóc con nhỏ.
Nhãn hàng Bio-acimin Gold dành tặng 300 phần quà hấp dẫn gồm 1 cẩm nang “5 tác động vàng – giúp trẻ phát triển toàn diện” và 1 ba lô xinh xắn dành cho các mẹ đến tham dự sớm nhất.
Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự: Website: http://www.bioacimin.com/
Fanpage: http://www.facebook.com/bioacimin
Điện thoại: 1900 6436
Theo Dân trí
Cảnh giác với bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn là một bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, có thể gây thành dịch, do vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn gây ra.
Mùa hè nóng ẩm, ruồi nhặng phát triển nhiều, dễ làm nhiễm khuẩn thức ăn nên nguy cơ lây bệnh càng cao.
Vi khuẩn thương hàn lây qua đường tiêu hóa
Trực khuẩn thương hàn có tên khoa học là Salmonella typhi và 3 loại phó thương hàn có tên khoa học là Salmonella paratyphi A, B, C cùng gây ra bệnh thương hàn. Vi khuẩn có thể sống hàng tháng ngoài môi trường. Chúng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 30 phút, cồn và các loại thuốc sát khuẩn khác diệt được vi khuẩn trong thời gian từ 3 - 5 phút. Bệnh thường xảy ra ở những nơi có điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh.
Người là ổ chứa vi khuẩn thương hàn chính, gồm bệnh nhân và người lành mang trùng. Vi khuẩn thương hàn sống trong túi mật, được đào thải qua phân ra môi trường. Người bị mắc bệnh do ăn hoặc uống nước bị nhiễm vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa tới lách, sau đó phát triển rồi xâm nhập vào máu và gây bệnh. Các trường hợp dễ bị lây bệnh là: uống nước lã, nước đá; ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn như trai, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... chưa nấu chín kỹ; ăn rau sống; dùng sữa và các chế phẩm từ sữa bị nhiễm vi khuẩn thương hàn; ruồi, nhặng làm lây nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm vào thức ăn.
Ăn rau sống không đảm bảo ATTP, dễ lây nhiễm bệnh thương hàn.
Dấu hiệu của bệnh
Bệnh nhân bị bệnh thương hàn có dấu hiệu đặc biệt là sốt liên tục, sốt cao đến 40oC, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày ruột và tiêu chảy. Có thể kèm theo ban dát, chấm màu đỏ hồng trên da.
Một ca bệnh điển hình, chưa được phát hiện và điều trị, diễn biến qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 1 tuần, như sau:
Ban đầu, bệnh nhân sốt tăng từ từ, tương ứng với nhịp tim, có kèm theo nhức đầu và ho; chảy máu mũi (chảy máu cam) ở 25% các trường hợp và đau bụng. Nuôi cấy máu tìm thấy vi khuẩn Salmonella typhi hay Paratyphi.
Tuần thứ 2, bệnh nhân nằm liệt giường, sốt cao ở mức 40oC, nhưng nhịp tim chậm, gọi là tình trạng mạch nhiệt phân ly. Bệnh nhân luôn bị mê sảng, li bì, nhưng thỉnh thoảng lại bị kích thích. Vì mê sảng nên người ta gọi là "sốt thần kinh". Khoảng 33% bệnh nhân trên da vùng thấp của ngực và bụng xuất hiện chấm ban hồng. Nghe phổi thấy ran ngáy ở đáy phổi. Bụng bệnh nhân trướng căng và đau ở vùng dưới phải, kèm theo tiếng sôi bụng. Bệnh nhân đi tiêu từ 6 - 8 lần/ngày, phân màu xanh lục, mùi đặc trưng. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân thương hàn lại bị táo bón. Gan và lách to, xét nghiệm thấy men gan transaminases tăng.
Tuần thứ 3, thường xảy ra một số biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, có khi rất trầm trọng; thủng ruột non: là biến chứng rất nặng có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết và viêm phúc mạc lan tỏa; viêm não; gây mủ ở cơ quan khác, viêm túi mật, viêm nội tâm mạc, viêm xương. Thân nhiệt của bệnh nhân tiếp tục tăng và rất ít dao động suốt hơn 24 giờ. Tình trạng mất nước xảy ra sau đó và bệnh nhân mê sảng. Đến cuối tuần thứ 3, bệnh nhân bắt đầu giảm sốt.
Tuần thứ 4, nếu không bị biến chứng, bệnh nhân sẽ khá dần lên sau một giai đoạn từ 7 - 10 ngày.
Trên thực tế, cũng hay gặp bệnh nhân mắc thương hàn với các biểu hiện: sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa, bụng trướng, có dấu hiệu sôi bụng ùng ục ở hố chậu phải; bị phát ban dạng sởi ở vùng quanh thắt lưng. Bệnh nhân còn bị loét họng, loét ruột gây chảy máu ruột do độc tố thương hàn gây ra. Độc tố vi khuẩn cũng gây nhiễm độc cơ tim, gây viêm cơ tim, trụy tim mạch. Nếu độc tố nhiễm vào não thất gây triệu chứng mạch nhiệt phân ly, viêm não rất đặc thù của bệnh thương hàn.
Các trường hợp mắc thương hàn nhẹ, có triệu chứng giống như viêm dạ dày, viêm ruột gây nên tiêu chảy.
Cách chữa trị và phòng ngừa
Điều trị chủ yếu là diệt vi khuẩn thương hàn bằng các loại thuốc kháng sinh như ampicillin, chloramphenicol, trimethoprim-sulfamethoxazole, amoxicillin, ciprofloxacin. Thời gian dùng kháng sinh cho bệnh nhân thương hàn trung bình là 14 ngày. Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ tử vong từ 10 - 30%. Đối với người già và người ốm lâu ngày thường có tiên lượng xấu. Trái lại, ở trẻ em, bệnh thường nhẹ hơn.
Chủ yếu là dùng vaccin phòng bệnh thương hàn cho các đối tượng là người có tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình, các hộ sống cùng địa bàn nơi ổ bệnh xuất phát, người đến vùng có dịch tễ và khi có dịch xảy ra. Hiện nay, có 2 loại vaccin uống nhiều lần và vaccin tiêm một lần, tác dụng như nhau, nhưng dạng uống ít tác dụng phụ hơn, tiện dùng hơn.
Vaccin tiêm có thời gian bảo vệ ít nhất là 3 năm, dùng để phòng bệnh cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi.
Vaccin uống cũng có thời gian bảo vệ ít nhất là 3 năm, dùng để phòng bệnh thương hàn và phó thương hàn. Loại vaccin này không dùng cho các đối tượng: bị suy giảm miễn dịch; đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch và kháng sinh; đang bị sốt cấp tính, nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính; trẻ em dưới 3 tháng tuổi; phụ nữ có thai.
Thực hiện ăn chín uống sôi. Rửa tay sạch trước khi ăn uống, sau khi lao động, tiếp xúc với đồ vật. Cần xử lý tốt các chất thải của bệnh nhân. Dùng lồng bàn đậy thức ăn khỏi bị ruồi, nhặng làm nhiễm bẩn. Những người lành mang vi khuẩn không được phép làm việc ở các cơ sở dịch vụ ăn uống. Tích cực diệt ruồi, nhặng, gián...
Sức khỏe và đời sống
Dấu hiệu sớm báo trẻ bị viêm màng não Sốt, đau đầu, nôn,... là những triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, sốt virut,... nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu viêm màng não và điều trị kịp thời. Ảnh: MH Vì vậy cần phát hiện...