Vì sao trào ngược dạ dày lâu khỏi, tái nhanh?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh tiêu hóa nhưng có một số biểu hiện giống hô hấp, tai mũi họng nên khó phát hiện, bệnh lâu khỏi, nhanh tái phát.
Chọn đúng thực phẩm sẽ giúp người bị loét dạ dày giảm triệu chứng. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Theo TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115, khi chúng ta ăn uống, thức ăn di chuyển từ thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn và dịch vị lại di chuyển ngược lên, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến các hệ lụy sức khỏe.
Bình thường, cơ thể có thể xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý với tần suất 2-3 lần/giờ. Tuy nhiên, ở trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý, tần suất này có thể tăng lên 7-8 lần/giờ. Bệnh lý này thường kết hợp với tổn thương các cơ quan khác, đặc biệt là dạ dày và tá tràng.
Đa phần bệnh nhân đến khám thường gặp các triệu chứng như nóng rát vùng trước ngực, đau thượng vị, ợ hơi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20% (2/10 ca) có các triệu chứng điển hình. Trong khi đó, 80% (8/10 ca) còn lại biểu hiện với các triệu chứng không điển hình, hay còn gọi là triệu chứng ngoài thực quản. Điều này khiến bệnh dễ bị chẩn đoán sai hoặc phát hiện muộn.
Video đang HOT
TS.BS Tuyết Phượng nhấn mạnh người bệnh thường điều trị lâu khỏi do chẩn đoán không chính xác, xuất hiện biến chứng nặng hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài 4-8 tuần.
Một số trường hợp tự ý ngưng thuố.c hoặc có lối sống thiếu lành mạnh như căng thẳng, stress, chế độ sinh hoạt không hợp lý, khiến bệnh kéo dài dai dẳng và khó kiểm soát.
Để điều trị hiệu quả, cần xác định chính xác các yếu tố thuận lợi gây bệnh và có hướng can thiệp phù hợp. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, kết hợp lối sống khoa học để hạn chế nguy cơ bệnh nặng hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể biến chứng thành ung thư
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh về tiêu hóa đều có thể thấy dễ dàng trong cuộc sống ngày nay.
Nếu không được điều trị kịp thời, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản hay nguy hiểm hơn là ung thư thực quản.
Theo thông tin từ một số bệnh viện tại Hà Nội, trong những năm qua, tỉ lệ người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản tăng khác biệt. Cách đây 10 năm, nhiều bệnh nhân đến viện là do loét dạ dày tá tràng. Nhưng bây giờ các bệnh lý loét dạ dày tá trạng do vi khuẩn lại giảm xuống, ngược lại, những bệnh nhân đến vì trào ngược tăng lên. Ước tính ở các phòng khám tiêu hóa, có từ 30-40% bệnh nhân đến đều có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
PGS.TS Bác sĩ Đào Việt Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm nội soi, Bệnh viện Y Hà Nội chia sẻ: "Ngày càng có nhiều bệnh nhân có triệu chứng trào ngược phức tạp, có nghĩa là trào ngược nhưng liên quan đến những triệu chứng ngoài thực phản. Ngoài ra, có thể có những triệu chứng của tai mũi họng, của răng hàm mặt, của hô hấp...cũng như là tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường nó cũng đang ngày càng tăng lên và tạo ra thách thức rất lớn cho bác sĩ điều trị".
Nếu không được điều trị kịp thời, người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp biến chứng nguy hiểm.
Những năm gần đây, thống kê của Hội Nội khoa Việt Nam cho thấy, có tới 7 triệu người Việt bị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó, khoảng 60% người bệnh không điều trị kịp thời, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư thực quản.
Bệnh này xuất hiện do những biến đổi tại van dạ dày thực quản khiến van này không thể đóng kín, làm dịch từ dạ dày, bao gồm cả a-xít và dịch mật trào ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, căng thẳng kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng, có thói quen ăn uống không lành mạnh và tác dụng phụ của một số loại thuố.c. Nếu không được điều trị hiệu quả, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể phải chịu đựng những triệu chứng của bệnh suốt đời.
GS.TS.BS Nguyễn Duy Cương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học hợp tác Quốc tế Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng phân tích: "Dưới quan sát của tôi, căn bệnh này có liên quan đến thói quen ăn uống và sinh hoạt, chứ không phải tự nhiên có bệnh lý này. Chẳng hạn chúng ta uống rất nhiều đá trong khi ăn nóng hoặc là chúng ta ăn đêm muộn và đặc biệt mọi người đang sử dụng thực phẩm chứa nhiều hóa chất bảo quản, hay dùng kháng sinh bừa bãi cũng có thể là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ vi sinh ruột."
"Trong quá trình điều trị, tôi nhận thấy hầu như các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, đại tràng, đầy hơi... đều liên quan đến một số cái khác như: Amidan, viêm họng, xoang, viêm mũi dị ứng... Và tất cả những thứ này đều liên quan đến trào ngược dạ dày gây nên", Y sĩ cổ truyền Trần Thị Mao - Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho biết.
Theo các chuyên gia, trên thực tế đã có những bài thuố.c Nam điều trị hiệu quả căn bệnh này. Việc kết hợp Đông - Tây y trong chẩn đoán, điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh tiêu hóa góp phần phòng ngừa, điều trị, góp phần giảm những biến chứng không đáng có.
PGS.TS Bác sĩ Đào Việt Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm nội soi, Bệnh viện Y Hà Nội chia sẻ: "Đối với các cái thuố.c Tây y mà cũng sẽ có những nhóm thuố.c mà khi sử dụng trong thời gian dài có thể xuất hiện một vài tác dụng không mong muốn. Hoặc là một số người bệnh người ta không dung nạp được cái nhóm thuố.c này. Vì vậy, khi phối hợp sử dụng thêm những nhóm thuố.c Đông y mà có tác dụng điều trị nền tảng trong các bệnh lý này thì nó cũng khiến người bệnh cảm thấy hiệu quả và an tâm".
"Nếu kết hợp được Đông - Tây y thì rất là tốt. Vì Tây y kiểm soát bệnh rất giỏi và chuẩn xác, còn Đông y giúp cân bằng a-xít trong dạ dày. Nếu không có a-xít thì dạ dày không tiêu hóa được thức ăn", ông Đoàn Văn Trung - Viện nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển Y học cổ truyền cho hay.
Cũng theo các chuyên gia, trên thực tế bệnh dễ nhầm lẫn và dễ bỏ sót, vì có nhiều biểu hiện khác nhau nên thường người bệnh khó phát hiện. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến tai mũi họng, thậm chí chức năng tìn.h dụ.c, ảnh hưởng răng miệng, tim, phổi...
Bên cạnh việc có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời.
Ho do trào ngược dạ dày thực quản dùng thuố.c gì? Mặc dù ho không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng có đến 25% trường hợp bị ho mạn tính do bệnh lý này. Việc điều trị cần phải phối hợp dùng thuố.c và thay đổi chế độ ăn... 1. Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho? Ho do trào ngược...