Vì sao TQ ngày càng xấu xí trong mắt thế giới?
Vì tham vọng bành trướng của mình, TQ bất chấp thế giới nhìn mình tiêu cực như thế nào.
Một khảo sát được BBC thực hiện trên toàn thế giới gần đây cho thấy hình ảnh của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế đang ngày càng trở nên tệ hại.
Trong cuộc khảo sát này, những người tham gia được hỏi rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới là tích cực hay tiêu cực, và kết quả khảo sát cho thấy trên bình diện toàn cầu, có tới 42% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc đang gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho thế giới.
Trong khi đó, tại Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 quốc gia láng giềng quan trọng nhất của Trung Quốc, hình ảnh của Trung Quốc trở nên đen tối hơn rất nhiều. Chỉ có 32% số người Hàn Quốc có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, trong khi số người cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc là tiêu cực lên tới 56%.
46% dư luận toàn cầu có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc
Còn tại Nhật Bản, chỉ có 3% số người cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng tích cực (một con số thấp kỷ lục), trong khi 73% người Nhật coi Trung Quốc là một thế lực tiêu cực ở châu Á.
Hình ảnh của Trung Quốc chỉ được nhìn nhận một cách tích cực ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, nơi Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền để đầu tư làm ăn. Ở những quốc gia châu Phi như Nigeria, Ghana, Kenya, tỉ lệ ủng hộ Trung Quốc luôn ở mức trên 65%.
Có một thực tế thú vị là hầu hết các quốc gia phát triển đều có cái nhìn tiêu cực về hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Chẳng hạn như có tới 49% người Anh và 47% người Úc coi ảnh hưởng của Trung Quốc là tiêu cực, trong khi tỉ lệ số người có cái nhìn tích cực lần lượt là 46% và 44%.
Điều đặc biệt là tại Đức, chỉ có 10% người dân nước này nhìn nhận tích cực về hình ảnh của Trung Quốc, trong khi có tới 76% dân chúng cho rằng Trung Quốc gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi các quốc gia phát triển phương Tây thường chỉ trích Trung Quốc về các vấn đề dân chủ và nhân quyền.
Tuy nhiên, một câu hỏi mà các chuyên gia phân tích quốc tế đặt ra là liệu Trung Quốc có thèm quan tâm tới hình ảnh quốc tế của họ hay không. Từ những hành động hung hăng, ngang ngược bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế gần đây trên Biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc, có vẻ như Bắc Kinh không hề bận tâm đến hình ảnh của mình trong mắt các quốc gia láng giềng.
Thế nhưng điều này lại không phù hợp với nỗ lực của Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua nhằm tăng cường quyền lực mềm và xây dựng một hình ảnh quốc gia tích cực trên toàn thế giới. Thế nên điều làm người ta khó hiểu là nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình như vậy, tại sao họ lại hành xử một cách ngông cuồng và xấc xược đến thế tại châu Á?
Video đang HOT
Cách hành xử hung hăng như thế này khiến hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu xí
Đây là một câu hỏi lớn đã được đặt ra trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là sau khi Trung Quốc có một loạt hành động đơn phương nhằm tìm cách thay đổi hiện trạng trong các vấn đề tranh chấp trên biển.
Đầu tiên, họ đơn phương thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, sau đó cho tập kết vật liệu nhằm xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma, và gần đây nhất là ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Chính những hành động trên của Bắc Kinh đã khiến các quốc gia láng giềng nhìn nhận Trung Quốc như một kẻ bắt nạt ở châu Á.
Các chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng có 3 cách giải thích cho mâu thuẫn giữa chiến dịch xây dựng hình ảnh quốc gia của Trung Quốc với cách hành xử hung hăng ngang ngược của nước này.
Đầu tiên, có vẻ như Trung Quốc không thực sự quan tâm lắm đến khái niệm hình ảnh quốc gia hay quyền lực mềm. Theo tư duy kiểu thực dụng hiện nay ở Trung Quốc, điều quan trọng trong chính trị quốc tế là quyền lực vật chất, còn quyền lực mềm chỉ là sản phẩm phụ của quyền lực vật chất.
Do vậy, giới lãnh đạo của Trung Quốc dường như đang chấp nhận ý tưởng “thà để người ta sợ hơn là để người ta yêu” trong các mối quan hệ quốc tế. Nếu đây chính là động lực cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm gần đây, không có gì ngạc nhiên nếu họ không hề quan tâm đến hình ảnh quốc gia của mình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Thứ hai, Trung Quốc có thể muốn xây dựng hình ảnh quốc gia, thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ nước này vô cùng thô vụng trong việc tạo dựng hình ảnh đó, và họ thường xuyên áp dụng chiến thuật vu vạ, đổ lỗi, đổ vấy cho người khác để rũ bỏ trách nhiệm của mình trong các vấn đề quốc tế.
Chẳng hạn như gần đây Trung Quốc đưa ra bản tuyên cáo lập trường tại Liên Hợp Quốc trắng trợn vu cáo rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần với mục đích khiến cộng đồng quốc tế nghĩ rằng Việt Nam là thủ phạm gây ra căng thẳng trên Biển Đông.
Thế nhưng, họ lại không hề công bố được bằng chứng nào để chứng minh điều đó, trong khi Việt Nam đã phát sóng những hình ảnh không thể chối cãi về việc tàu Trung Quốc cố tình tấn công, đâm va tàu chấp pháp của Việt Nam, thậm chí còn đâm chìm cả tàu ngư dân Việt Nam.
Có rất nhiều trường hợp tương tự như thế này, chứng tỏ rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc chỉ dựa trên những lời dối trá, vu vạ để tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của thế giới. Thế nhưng cách làm đầy thô vụng và lừa lọc này chỉ đem lại tác dụng ngược, khiến cộng đồng quốc tế nhận ra bản chất của Trung Quốc và càng có cái nhìn ác cảm hơn với họ.
Cách giải thích cuối cùng là hiện nay giới lãnh đạo Trung Quốc đang thực hiện chiến lược coi lợi ích quốc gia nằm trên cả hình ảnh đất nước. Thế nên, họ không thèm quan tâm đến thế giới đang nghĩ gì về mình mà chỉ chăm chăm bảo vệ những thứ mà họ coi là chủ quyền quốc gia và thống nhất lãnh thổ, mặc dù đó là những lãnh thổ của nước khác mà họ cố tình vơ vào của mình bằng những tuyên bố đầy mơ hồ không hề theo bất cứ căn cứ pháp lý nào của luật pháp quốc tế.
Hồi đầu năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi bất cứ trong hoàn cảnh nào. Với cách nhìn này, rõ ràng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không thèm quan tâm đến hình ảnh quốc gia của mình, dù nó có xấu xí và tiêu cực đến đâu, khi động đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Theo Khampha
Vụ đâm tàu: Phát hiện thêm 2 thi thể
Sáng nay (18/9), các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu khám nghiệm tàu Sima Sapphire (quốc tịch Singapore).
Tối 17/9, sau khi có lệnh của Cảng vụ Vũng Tàu, tàu hàng Sima Sapphire đã di chuyển vào khu vực Bãi Trước, thành phố Vũng Tàu neo đậu, phục vụ công tác điều tra. Ngay trong sáng nay, tổ công tác gồm: Cảng vụ Vũng Tàu, Cục Hàng hải Việt Nam, Cơ quan điều tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra vị trí neo đậu của tàu Sima Sapphire (cách đất liền khoảng 1 giờ đi tàu) để bắt đầu công tác khám nghiệm.
Theo thông tin từ tổ công tác, hộp đen trên tàu Sima Sapphire cũng sẽ được tạm giữ để trích xuất thông tin, phục vụ công tác điều tra.
0h30 ngày 18/9, 4 ngư dân còn lại trong tổng số 8 ngư dân được cứu sống trên tàu cá TG 92819TS đã được tàu SAR 413 đưa về Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (Vũng Tàu)
Trước đó, lúc 0h30 ngày 18/9, tàu Sar 413 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III đã đưa thi thể nạn nhân tử vong đầu tiên và 4 ngư dân được cứu sống còn lại vào bờ. Nạn nhân tử vong được xác nhận là ông Chung Đức Hùng (45 tuổi, quê Bình Phước). Các ngư dân được cứu sống là: ông Huỳnh Văn Hải (46 tuổi, quê tỉnh Bến Tre), anh Võ Văn Tiền (33 tuổi, quê Tiền Giang), anh Đặng Thành Được (19 tuổi, quê Bạc Liêu) và anh Nguyễn Văn Chiến (31 tuổi, quê Cà Mau). Cả 4 ngư dân này được bàn giao cho Bộ đội biên phòng tỉnh BR-VT đưa về khách sạn để chăm sóc.
Bốn ngư dân trở về đất liền có sức khỏe tốt. Hai ngày qua, họ đã ở lại hỗ trợ lực lượng cứu hộ cứu nạn tìm những người bị mất tích
Vợ ông Hùng, bà Nguyễn Thị Bé (SN 1957, ngụ thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết, bà và họ hàng đã thuê xe đi từ Tiền Giang lên Vũng Tàu từ 18h chiều ngày 17/9 để nhận dạng thi thể ông Hùng. Đi cùng bà Bé còn có chú ruột, em ruột và nhiều họ hàng thân thích. Thi thể ông Hùng được đưa về tỉnh Bình Phước để an táng.
Thi thể ngư dân Chung Đức Hùng (45 tuổi, quê Bình Phước) được đưa về đất liền
Ngư dân Huỳnh Văn vừa được đưa vào bờ rạng sáng nay (18/9) nghẹn ngào nói về những bạn thuyền còn đang mất tích ngoài khơi biển Vũng Tàu: "Nếu không may họ chết, hy vọng sẽ tìm được thấy xác để gia đình đưa về quê lo hậu sự. Chứ nằm giữa biển khơi lạnh lắm...".
Bà Nguyễn Thị Bé, vợ ông Hùng (người đứng giữa) gào khóc khi nhận thi thể chồng
Sáng 18/9, tổ điều tra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu hàng Sima Sapphire (quốc tịch Singapore) và tàu cá TG 92819 TS do Cục Hàng hải VN lập đã phối hợp cùng Cảng vụ Hàng hải, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp xúc, ghi lời khai thủy thủ đoàn tàu Sima Sapphire.
Cơ quan chức năng cũng đã thu giữ hộp đen tàu, hải đồ và ghi nhận những vết trầy xước trên mũi tàu Sima Sapphire khi va chạm với tàu cá TG 92819 TS.
10 giờ 30 phút cùng ngày, ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3, cho biết đã phát hiện được 2 thi thể gần vị trí tàu cá TG 92819 TS bị chìm. Tuy nhiên chưa xác định được danh tính nạn nhân.
Hiện Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III vẫn đang phối hợp với các tàu cá và tàu hàng khác mở rộng phạm vi tìm kiếm những nạn nhân mất tích còn lại.
Theo thông tin từ những thợ lặn từng tiếp cận với tàu cá TG 92819 TS mô tả, tàu bị xé toạc, không còn nguyên vẹn.
Theo Hải Âu - Lê Mai (Khampha.vn)
Cháy TTTM: Hệ thống báo cháy đã tê liệt từ 2004 Từ năm 2004, hệ thống báo cháy tự động đã hoàn toàn bị tê liệt. 2/4 bể nước ngầm cứu hỏa thường xuyên khô ráo do bị hư hỏng, 2/4 máy bơm chữa cháy hỏng động cơ... Ngày 17/9, Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự, Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương tiến...