Vì sao TPHCM phủ dày vaccine đủ 2 mũi vẫn phát hiện rất nhiều F0?
Việc tỉ lệ phủ vaccine đủ 2 mũi cho người trên 18 tuổi rất cao nhưng vẫn có hàng trăm ca F0 được phát hiện mỗi ngày làm lấy lên câu hỏi: liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến tối ngày 3/11 TPHCM ghi nhận thêm 985 trường hợp nhiễm Covid-19. Ngoại trừ ngày 2/11 “chỉ” tăng 679 ca, trung bình mỗi 24 giờ trong hơn một tuần qua, địa phương đều phát hiện xấp xỉ 1.000 F0.
Điều này làm dấy lên lo ngại rằng liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa, nhất là khi đã có hơn 13.4 triệu liều vaccine được tiêm và tỉ lệ phủ vaccine đầy đủ cho người trên 18 tuổi khá cao (hơn 5.7 triệu người đã được tiêm 2 mũi).
Phủ dày vaccine vẫn phát hiện nhiều F0: Có bất thường?
Trao đổi với phóng viên Dân trí xoay quanh vấn đề trên, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trước tiên cần khẳng định, việc TPHCM vẫn phát hiện số bệnh nhân nhiễm Covid-19 cao sau khi đã phủ vaccine 2 mũi cho khoảng 80% người trưởng thành không phải là điều bất thường.
Bởi chủng đang lưu hành của virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 tại Việt Nam là chủng Delta, có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu ước lượng số ca nhiễm mỗi ngày khoảng 1.000 cho dân số khoảng 10 triệu người, tương đương với số ca mới là 70/100.000 dân trong một tuần.
Theo chuyên gia, việc TPHCM vẫn phát hiện số bệnh nhân nhiễm Covid-19 cao sau khi đã phủ vaccine 2 mũi là bình thường (Ảnh minh họa: Hải Long).
Để dễ hình dung, PGS Dũng cho rằng, có thể so sánh với các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng tốt. Thống kê cho thấy, tại châu Âu, Pháp được xem là quốc gia điển hình kiểm soát Covid-19 tốt với vaccine, cuộc sống của người dân gần như trở về trạng thái bình thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên khoảng một tháng nay, kể từ lúc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, số ca mắc mỗi ngày của Pháp là trên dưới 7.000 ca. Số ca mắc mới này tương ứng với số ca mới là 73/100.000 dân trong 1 tuần, tương đương với tình hình dịch tại TPHCM.
Nhiều quốc gia châu Âu và châu Á khác có tình hình lây nhiễm xấu hơn rất nhiều. Như số ca mới trên 100.000 dân/tuần ở Anh là 428 và ở Singapore là 437, nghĩa là cao gấp 6 lần so với TPHCM.
Tuy nhiên, PGS Dũng cũng lưu ý, dù số mắc Covid-19 ở Singapore cao nhưng số tử vong trên 100.000 dân/tuần là 2, tương đương với tỉ suất tử vong tại Thành phố hiện nay.
Nguyên nhân theo chuyên gia, nếu chấp nhận sống chung với Covid-19 thì số ca mắc phải tăng (tăng nhiều hay tăng ít còn tùy quốc gia). Và lúc này, nguồn lực tập trung vào việc tiêm chủng để phòng bệnh, chứ không còn dành vào việc xét nghiệm truy vết tìm ca bệnh, hay cách ly ca bệnh như trong chiến lược “zero Covid”.
“Chiến lược zero Covid đã có giá trị rất tốt trong một khoảng thời gian dài trước đây, khi chưa có vaccine. Ở thời điểm hiện tại khi đã có vaccine thì chọn lựa sống chung với Covid-19 sẽ là tốt hơn đối với nền kinh tế, cuộc sống và sức khỏe của người dân” – PGS Dũng nói.
Tiêm đủ 2 mũi nhưng không 5K tốt: Vẫn nhiễm!
PGS Dũng cũng phân tích cụ thể, ảnh hưởng của số ca nhiễm khoảng 1.000/ngày ở TPHCM với người dân và các tỉnh thành khác. Theo đó, nếu phát hiện trung bình 1.000 F0/ngày, và mỗi ca có thể truyền nhiễm trong 7 ngày, thì sẽ có 7.000 người có thể truyền nhiễm tại một thời điểm.
Như vậy, trung bình 1.400 người có một người mang nguy cơ lây nhiễm cho người khác (nếu tính bình quân dân số TPHCM là 10 triệu người). Do đó, nếu có một số lượng lớn người từ TPHCM đi các tỉnh thành khác, có thể thành nguồn lây truyền dịch cho người dân ở các địa phương này.
Đối với cộng đồng, người dân TPHCM, PGS Dũng nhận định, mặc dù số lượng F0 mỗi ngày phát hiện nhiều, nhưng số này có khuynh hướng ổn định, và tỉ lệ tăng mỗi ngày nếu có chỉ dưới 5%. Trong chiến lược sống chung với Covid-19, con số này có thể kiểm soát được. Chỉ cần tăng cường thêm các biện pháp giãn cách, người dân tự giác phòng bệnh cho bản thân là có thể làm chậm được đà tăng số ca mắc mới.
Tiêm vaccine Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Khi gần như 100% dân số đã tiêm mũi một và khoảng 80% đã tiêm mũi 2, nguy cơ bệnh chuyển nặng và tử vong không cao. PGS Dũng thống kê, trong những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, chỉ khoảng 2% bị chuyển nặng và khoảng dưới 0,5% bị tử vong. Vì vậy, số ca mắc hiện nay là không đáng e ngại với y tế thành phố.
Đối với cá nhân, PGS Dũng khuyến cáo, người có tiêm vaccine nhưng không thực hiện phòng bệnh tốt vẫn có thể bị mắc bệnh, dù ít có nguy cơ diễn tiến nặng. Ngược lại, người có tiêm vaccine và thực hiện đủ 5K nếu bị phơi nhiễm thì lượng virus vào cơ thể sẽ bị hạn chế. “Khi đó khả năng mắc bệnh là rất thấp vì vaccine có thể bảo vệ chúng ta không bị mắc bệnh sau phơi nhiễm nhẹ” – chuyên gia phân tích.
PGS Dũng khẳng định, nếu tỉ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 đã cao mà vẫn thấy số ca tăng, có thể tin rằng đa số những F0 này là người chưa tiêm hoặc không phòng dịch tốt. Do đó, người dân phải tự bảo vệ mình khỏi những nguồn lây không biết ngoài xã hội, bằng cách thực hiện chặt chẽ hơn biện pháp 5K.
“Nếu người người đều suy nghĩ và thực hành như trên thì số ca mắc sẽ giảm” – chuyên gia đánh giá.
Người đã tiêm vaccine nhưng chưa được chứng nhận, 3 Bộ phối hợp giải quyết
Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất cùng triển khai một kế hoạch để quản lý tiêm vaccine Covid-19 và xác thực thông tin về tiêm chủng một cách chính xác.
Chiều 16/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm vaccine phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay đã có trên 80 triệu liều vaccine Covid-19 về Việt Nam. Việt Nam đã và đang triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Điều này đòi hỏi phải có cách thức quản lý để mọi người dân đều được tiêm, cũng như để cơ quan chức năng biết được tình hình tiêm vaccine trên toàn quốc. Thông tin tiêm chủng của người dân rất cần thiết để "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Trần Minh ).
Theo Bộ trưởng, hiện có một số vấn đề phát sinh trong quá trình tiêm chủng như thông tin tiêm vaccine của người dân chưa cập nhật đầy đủ, người đã tiêm nhưng không có thông tin trên Sổ Sức khỏe điện tử, nhập "đuổi" dữ liệu tiêm, hay việc sử dụng chứng nhận tiêm bản giấy...
Vì thế, 3 Bộ đã thống nhất cùng triển khai một kế hoạch để quản lý tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc và xác thực thông tin về tiêm vaccine một cách chính xác để vừa phục vụ phòng chống dịch, vừa phục vụ việc đi lại và tham gia các hoạt động khác của người dân.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong việc phối hợp với ngành y tế để đảm bảo thực hiện tiến độ nhập liệu, xác thực tiêm chủng.
Thông tin tiêm chủng của người dân rất cần thiết để "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (Ảnh: Tố Linh ).
"Trách nhiệm xác thực thông tin này chính là cấp cơ sở để đảm bảo độ chính xác. Không ai có thể nắm được người tiêm vaccine nhanh nhất bằng cán bộ trạm y tế, cán bộ công an xã/ phường", Bộ trưởng Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng yêu cầu mỗi điểm tiêm cần đối chiếu với danh sách người đến tiêm do trạm y tế xã phường cung cấp hoặc do các cơ quan, đơn vị gửi đến để rà soát và xác thực ngay thông tin tiêm vaccine của người dân.
Đối với các trường hợp F0 đã khỏi bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh cơ sở y tế tuyến xã, phường phải nhập liệu bởi chính đội ngũ này hiểu rõ, quản lý cụ thể trên địa bàn của mình đã có bao nhiêu F0 khỏi bệnh.
Hà Nội nhận 1 triệu liều vaccine Sinopharm Ngày 9/9, 1 triệu liều vaccine Vero Cell của hãng dược Sinopharm sản xuất sẽ được Bộ Y tế cấp cho TP Hà Nội để thực hiện tiêm chủng. Như vậy, đến nay tổng số vaccine Bộ Y tế cấp cho Hà Nội là 4,3 triệu liều. Ngoài ra, khoảng 1 triệu liều vaccine được cấp cho các viện, đơn vị trung ương...