Vì sao TP.HCM có thể cân nhắc phương án điều trị F0 tại nhà?
Theo các chuyên gia, cách ly F0 không xuất hiện dấu hiệu bệnh và triệu chứng nhẹ là tất yếu trong tình huống dịch diễn biến phức tạp, gây quá tải hệ thống điều trị.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng 6/7, trong làn sóng dịch lần thứ 4, TP.HCM có tổng cộng 6.905 bệnh nhân Covid-19 – địa phương có số lượng ca mắc mới cao nhất cả nước.
Đặc biệt, dịch diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều chùm ca bệnh bùng phát cùng lúc trong cộng đồng dân cư.
Hàng loạt tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Nam bộ cũng đang đối mặt nguy cơ dịch lan rộng. Các địa phương đang gấp rút xây dựng hệ thống y tế để cách ly F1, điều trị F0 song song truy vết, xét nghiệm để dập dịch.
Trong tình thế số lượng ca nhiễm, F1 ngày càng tăng, Bộ Y tế đã ra hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà. Biện pháp cách ly, theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng, biểu hiện nhẹ tại nhà cũng được các chuyên gia đặt ra.
Hệ thống y tế cần tập trung cho F0 triệu chứng nặng
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), là một trong những chuyên gia đầu tiên tại Việt Nam nêu ý kiến về vấn đề này.
Chuyên gia này cho biết theo các thống kê hiện tại của Việt Nam, khoảng 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tất cả đều được chuyển đến bệnh viện để cách ly dù họ hầu như không cần chăm sóc y tế. Điều này tạo áp lực khá lớn cho nhân viên y tế cũng như hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực cho bệnh viện dã chiến, khu điều trị.
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1, nơi được Sở Y tế TP.HCM thành lập để tiếp nhận, cách ly 1.000 F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Ảnh: Duy Hiệu.
“Điều này gây áp lực không nhỏ cho hệ thống y tế và tốn kém nguồn lực không cần thiết. Người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh rất nhẹ thường không cần can thiệp y tế mà chỉ cần theo dõi diễn biến sức khỏe. F0 không nhất định điều trị tại bệnh viện mà có thể cân nhắc tự cách ly tại nhà. Thay vào đó, hệ thống y tế cần tập trung F0 triệu chứng nặng, F0 có nguy cơ chuyển nặng cao”, PGS Nhung cho biết.
Phân tích lý do có thể cân nhắc điều này, một chuyên gia dịch tễ cho rằng việc điều trị ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Việt Nam hiện tại cần huy động khá nhiều nhân lực, vật lực.
Trong đó, giường bệnh, phòng bệnh cần được thiết kế riêng, đạt chuẩn về cách ly. Nhân viên y tế chăm sóc người dương tính cũng phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, thiết bị bảo hộ. Ngoài ra, cơ sở y tế điều trị F0 phải hỗ trợ về suất ăn uống, vận chuyển nhu yếu phẩm từ gia đình người bệnh.
Video đang HOT
“Trong khi đó, nhân viên y tế hầu như không can thiệp đến người bệnh trong công tác chuyên môn, việc thường làm nhất là đo nhiệt độ và huyết áp”, chuyên gia này nói thêm.
Mô hình điều trị 3 tầng tại TP.HCM. Trong đó, tầng 1 với 5.000 giường được dành để cách ly F0 bệnh nhẹ và không triệu chứng. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM.
Đồng quan điểm của PGS Nhung, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt Nga, cho rằng việc thí điểm cách ly, điều trị và theo dõi F0 tại nhà là điều tất yếu được đặt ra khi số lượng F0 tăng lên rất nhiều trong cộng đồng.
“Khi chúng ta bước vào giai đoạn F0 gây quá tải cho hệ thống y tế, việc thí điểm cách ly F0 tại nhà là tất yếu”, bác sĩ Hoàng nói.
Điều kiện để cách ly F0 tại nhà
Nói về phương án cách ly F0 tại nhà, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết: “Điều này là tất yếu và sẽ phải cân nhắc đến trong thời gian tới”. Theo chuyên gia này, các điều kiện về cách ly F1 và F0 tại nhà cần được quy định rõ.
Thứ nhất, người dương tính với SARS-CoV-2 có sức khỏe tốt, không mắc bệnh nền nguy hiểm. Đặc biệt, gia đình F0 không có người cao tuổi, người có nguy cơ cao chuyển biến nặng khi mắc bệnh.
Thứ 2, người bệnh có hiểu biết về các biện pháp phòng, chống lây nhiễm virus và đồng ý ký cam kết nghiêm túc thực hiện cách ly, tuyệt đối không ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình vi phạm, để xảy ra lây nhiễm chéo.
Thứ 3, điều kiện cách ly tại nhà đảm bảo, phải có phòng cách ly riêng, khép kín, đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Về nguyên tắc, không gian ngủ nghỉ, ăn uống, vệ sinh của F0 phải đảm bảo an toàn cho người trong nhà.
Một F0 có triệu chứng chuyển nặng được chuyển từ bệnh viện dã chiến đến bệnh viện điều trị Covid-19 để theo dõi. Ảnh: Duy Hiệu.
Thứ 4, người bệnh phải có phương tiện giám sát để đảm bảo an toàn cộng đồng và có lực lượng hỗ trợ theo dõi sức khỏe, giám sát hàng ngày. Hiện tại, cơ quan giám sát có thể dùng camera lắp đặt tại phòng cách ly, cho F0 đeo vòng tay giám sát bằng công nghệ. Giá thành của thiết bị này hiện nay khá rẻ.
Thứ 5, tạo điều kiện dễ dàng nhất cho người dương tính khi thực hiện xét nghiệm định kỳ, hạn chế việc không cần thiết cho nhân viên y tế địa phương. Người dương tính được hướng dẫn cách tự test nhanh định kỳ. Cuối đợt, nhân viên y tế sẽ quét lại bằng rRT-PCR.
Thứ 6, rác thải sinh hoạt, rác y tế của người dương tính có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, cần có biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt của người cách ly an toàn.
Thứ 7, bệnh Covid-19 có diễn biến nhanh. Do đó, khi có biểu hiện bệnh nặng bất thường như huyết áp, nhịp tim, khó thở…, F0 cần nhanh chóng thông báo cho cán bộ y tế. Ngoài ra, vấn đề bố trí xe cấp cứu vận chuyển F0 đến cơ sở điều trị cần được xây dựng sẵn sàng.
Rủi ro
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho rằng phương án cách ly F0 tại nhà ở Việt Nam chỉ nên là giải pháp cuối cùng. Theo ông, khi tình hình Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng xảy ra hai tình huống, việc điều trị F0 tại nhà sẽ được cân nhắc.
Thứ nhất là khi hệ thống y tế không còn đủ khả năng tiếp nhận bệnh nhân trong các khu cách ly. Thứ 2 là tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng lên rất cao, giãn cách xã hội không còn đạt được hiệu quả trong việc khoanh vùng, dập dịch thì F0 có thể được cách ly, theo dõi tại nhà.
Nhân viên y tế ở TP.HCM thu dọn phòng, giường và chuẩn bị vật dụng cần thiết cho người cách ly. Ảnh: Chí Hùng.
Tuy nhiên, bác sĩ Hùng cho rằng phương án điều trị F0 tại nhà cần được xây dựng chặt chẽ, đảm bảo không xảy ra lây nhiễm trong gia đình và cân nhắc ý thức người dương tính cùng điều kiện cách ly.
“F0 là trường hợp đã nhiễm virus SARS-CoV-2 nên nguy cơ lây nhiễm cao. Chưa kể lý do bệnh có thể chuyển biến rất nhanh từ không triệu chứng sang suy hô hấp. Nếu không theo dõi kỹ có thể dẫn đến việc can thiệp y tế chậm”, ông cho biết thêm.
Bên cạnh đó, nêu quan điểm về cách ly F0 tại nhà, một bác sĩ điều trị Covid-19 tại TP.HCM không đồng ý với phương án này. “Ít nhất là trong giai đoạn hiện tại, TP.HCM vẫn đủ khả năng điều trị F0. Tốt nhất là không nên vì khi F1 cách ly tại nhà thì đủ chỗ cho F0 cách ly tuyệt đối”, bác sĩ này nói.
Theo nhận định của chuyên gia này, người Việt thường có tính cộng đồng cao trong sinh hoạt nên rất khó tự cách ly tuyệt đối. Ngoài ra, F0 chắc chắn có khả năng lây nhiễm cho người khác dù có triệu chứng hay không. Vì vậy, việc cách ly tại nhà không có sự giám sát của nhân viên y tế, khả năng lây rất cao nếu không có kiến thức về phòng tránh lây nhiễm.
Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cũng cho rằng việc làm này sẽ mang đến nguy cơ rất lớn. Theo ông, khi để các F0 điều trị tại nhà, với ý thức người dân chưa được đảm bảo, chúng ta khó có thể kiểm soát tốt dịch bệnh.
TP.HCM truy tìm 2 người nhập cảnh lậu cùng bệnh nhân COVID-19
Trong số 10 người nhập cảnh lậu vào Phú Quốc, TP.HCM xác định có thêm 2 người đi taxi về TP.HCM. Riêng nữ bệnh nhân 25 tuổi, quê Vĩnh Long, có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người nhập cảnh trái phép.
Lực lượng chức năng phong tỏa một khách sạn tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM - nơi nữ bệnh nhân 25 tuổi, địa chỉ Vĩnh Long, nhập cảnh trái phép từng lưu trú - Ảnh: CHÂU TUẤN
Sáng 26-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin cụ thể về lịch trình di chuyển của nữ bệnh nhân V.T.T., 25 tuổi (địa chỉ Vĩnh Long) nhập cảnh trái phép vào Việt Nam ngày 22-3.
Nữ bệnh nhân là thợ trang điểm. Ngày 16-2 (nhằm mùng 5 tết), T. vượt biên trái phép đến Campuchia để làm nghề trang điểm dịch vụ. Tại Campuchia, cô ở cùng hai người có hộ khẩu Hải Phòng. Do không có việc làm nên ba người về Việt Nam theo đường nhập cảnh trái phép.
Ngày 21-3, nhóm ba người theo một tàu đánh cá về đến Phú Quốc vào sáng 22-3. Trên tàu có khoảng 10 người nhập cảnh trái phép, gồm 8 nữ, 2 nam (trong đó có T. và hai người bạn).
Khi tới Phú Quốc, 10 người xuống tàu chia ra tự đi. Trong đó hai người nam bắt taxi về TP.HCM, bốn người nữ không biết đi đâu. Bốn người còn lại gồm có T. và hai bạn cùng phòng ghé nhà nghỉ ở đường Nguyễn Văn Cừ, An Thới, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Sáng cùng ngày, T. và một người nhập cảnh trái phép khác đi chung một chuyến tàu từ Phú Quốc đến Rạch Giá, trên tàu không tiếp xúc ai; hai người cư trú tại Hải Phòng đi máy bay mã số VJ458 từ sân bay Phú Quốc - Hà Nội lúc 12h15 ngày 22-3 về Hải Phòng (số ghế 9B), một trong hai người về Hải Phòng đã được Bộ Y tế công bố nhiễm COVID-19 sáng nay 26-3.
Còn T. và bạn đến bến tàu Rạch Giá, bắt taxi đi TP.HCM đến đường Nguyễn Văn Linh. Sau đó hai người xuống xe và bắt xe ôm đến khách sạn ở đường số 7, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Ngày 24-3, do sợ nhiễm COVID-19, T. đến Bệnh viện FV (TP.HCM) tự khai chuẩn bị đi xuất cảnh để được lấy mẫu xét nghiệm dịch vụ COVID-19. Kết quả cô dương tính.
Người đi cùng T. về phòng trọ trên đường Lê Văn Thọ, phường 9, quận Gò Vấp. Người này từng có có kết quả dương tính COVID-19 ở Campuchia, nhập viện ngày 3-3 tại Bệnh viện tỉnh Sihanouk, Campuchia và ra viện ngày 14-3 do có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính cách nhau 48 giờ.
Hiện T. đã được chuyển điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Những địa điểm liên quan đến T. đã được vệ sinh khử khuẩn, đồng thời tiến hành điều tra và cách ly các trường hợp tiếp xúc gần.
HCDC đề nghị các trường hợp nhập cảnh trái phép nhanh chóng liên hệ địa phương khai báo y tế để thực hiện phòng chống dịch theo quy định. Công dân Việt Nam khi nhập cảnh cần tuân thủ quy định cách ly, không mang nguy cơ cho gia đình và cộng đồng.
TP.HCM đã và đang tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định khi phát hiện trường hợp nhiễm mới.
Thông tin mới nhất về thợ trang điểm mắc COVID-19 nhập cảnh trái phép Sáng 26/3, TP.HCM đã thông tin cập nhật nhanh về 01 trường hợp nhiễm COVID-19 là người nhập cảnh trái phép. Đồng thời đề nghị các trường hợp nhập cảnh trái phép nhanh chóng liên hệ địa phương khai báo y tế để thực hiện phòng chống dịch theo quy định. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, bệnh nhân...