Vì sao TP HCM chi tiền mua tin báo phòng chống tham nhũng, tiêu cực?
Lãnh đạo Ban Nội chính Thành ủy TP HCM cho biết việc mua tin nhằm khuyến khích, động viên người dân cung cấp thông tin, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn
Chiều 2-11, UBND TP HCM đã họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hôi trên địa bàn.
Tại buổi họp báo, ông Trần Quốc Trung, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM đã thông tin về quy định mua tin phục vụ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Theo ông Trung, ngoài việc hoàn thiện các quy định nghiệp vụ; bổ sung giải pháp, công cụ để Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP HCM nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn, việc ban hành quy định này có tính chất khuyến khích, động viên người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM Trần Quốc Trung trả lời tại buổi họp báo
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc này có ý nghĩa như ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP HCM là thành phố luôn dựa vào dân, mong muốn có sự đồng hành của người dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM cho biết người cung cấp thông tin toàn bộ hồ sơ, thủ tục chi trả sẽ được thực hiện theo chế độ mật; chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền xem những hồ sơ này theo Quy định 1629.
Giải thích việc TP HCM quyết định chi tiền cho người cung cấp tin phòng chống tham nhũng và mức chi tối đa là 10 triệu đồng mỗi tin, ông Trung cho hay việc chi tiền mua tin hiện nay là căn cứ theo hướng dẫn của Trung ương, theo kinh nghiệm triển khai của của một số tỉnh, thành và nhằm khuyến khích, động viên người dân cung cấp thông tin. Từ đó, góp phần đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.
Mức chi này thực hiện theo Hướng dẫn 53/2015 của Văn phòng Trung ương Đảng về một số điểm thuộc chế độ mật phí đối với Ban Nội chính các tỉnh, thành ủy; Công văn 900/2014 của Ban Nội chính Trung ương về nghiệp vụ mua tin phục vụ công tác phòng chống tham nhũng.
Lý giải vì sao ban hành quy định vào thời điểm này, ông Trung thông tin Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP HCM được thành lập cuối năm 2022, nên việc ban hành quy định thời điểm này là một bước để hoàn thiện các quy trình hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM mong muốn bên cạnh vai trò, trách nhiệm và sự hỗ trợ của người dân, các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành, chia sẻ cũng như có sự góp ý, hiến kế để giúp cho Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo hoàn thành tốt nhất công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.
Cơ chế mua tin có bị lợi dụng để vu khống, tố cáo nặc danh?
Trước băn khoăn rằng cơ chế mua tin có bị lợi dung để vu khống, tố cáo nặc danh… hay không, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Trần Quốc Trung khẳng định cơ chế này sẽ khó bị lợi dụng để vu khống, tố cáo nặc danh. Bởi lẽ, theo Quy định 1629 thì người cung cấp thông tin phải cung cấp rõ họ tên, số CCCD, số điện thoại, địa chỉ liên lạc và giữ mối liên hệ với người tiếp nhận thông tin, nên sẽ không thể có trường hợp nặc danh hoặc mạo danh.
Người cung cấp thông tin cũng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin, tài liệu do mình cung cấp; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo, phản ánh sai sự thật của mình gây ra.
Viện kiểm sát yêu cầu không 'đặc cách' đối với phạm nhân tham nhũng
Viện KSND tối cao nêu công tác quản lý và thực hiện chế độ đối với một số phạm nhân trong các vụ án trước đây thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo còn xảy ra nhiều vi phạm, thiếu sót.
Viện KSND tối cao vừa có thông báo rút kinh nghiệm trong hoạt động kiểm sát việc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân trong vụ án trước đây thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Các phâm nhân trong một buổi giao lưu, lắng nghe sự giáo dục, tuyên truyền từ chuyên gia. Ảnh BÁ CƯỜNG
Viện KSND tối cao nêu thông qua công tác quản lý, theo dõi tình hình chấp hành pháp luật và kết quả trực tiếp kiểm sát đột xuất tại một số cơ sở giam giữ phạm nhân, nhận thấy công tác quản lý và thực hiện chế độ đối với một số phạm nhân là đối tượng trong các vụ án trước đây thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo còn xảy ra nhiều vi phạm, thiếu sót, trong việc:
Không phân loại, bố trí giam giữ; không đưa vào buồng giam chung, mà giam các phạm nhân trên tại buồng y tế, tách biệt so với các phạm nhân khác cùng đội.Giải quyết cho phạm nhân nằm điều trị tại bệnh xá hoặc đưa đi khám, điều trị tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân, còn có trường hợp chưa cần thiết, chưa đúng mức độ, tình trạng bệnh tật của họ.Cán bộ quản lý không theo dõi chặt chẽ thời gian xuất, nhập phạm nhân ra, vào khu giam.Để phạm nhân mua hàng hóa là đồ tươi sống tại căn tin và tự tổ chức nấu, ăn tại khu vực riêng.Tổ chức cho phạm nhân liên lạc với thân nhân trong nước bằng điện thoại chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của cán bộ.Tổ chức cho phạm nhân thăm gặp nhưng không có tài liệu thể hiện phê duyệt của lãnh đạo đơn vị và phản ánh vào sổ quản lý thăm gặp, nhất là trong việc giải quyết các trường hợp cơ quan, tổ chức xã hội, và một số cá nhân không phải là thân nhân đến thăm hỏi, động viên phạm nhân.
Ngoài ra, việc bố trí giam giữ một số phạm nhân thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo còn tập trung nhiều vào một số buồng giam, khu giam, ảnh hưởng đến thi hành án phạt tù và hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm cũng như phòng ngừa vi phạm.
Theo Viện KSND tối cao, từ những thiếu sót, vi phạm trên dễ phát sinh và tiềm ẩn nguy cơ tạo ra dư luận không tốt đối với công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, nhất là đối với phạm nhân là đối tượng trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Từ đó, Viện KSND tối cao yêu cầu Viện KSND các địa phương phải tăng cường hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa vi phạm.
Tổng Bí thư: Kẻ phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài vẫn bị điều tra, xét xử Tổng Bí thư nhấn mạnh: Kể cả đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài cũng phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, không thể thoát được sự trừng phạt của pháp luật. Ngày 18-11, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì...