Vì sao Toyota sớm muộn cũng phải bỏ ‘thùng tôn’ Vios?
Hãng xe Nhật vừa quyết định đầu tư hàng tỉ USD vào mảng xe điện nhằm thu hẹp khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh.
Hãng Toyota đang gây choáng váng cho thị trường khi tung ra 15 mẫu xe điện từ trung cấp đến cao cấp, và mục tiêu của hãng sẽ tung ra 30 mẫu xe vào năm 2030. Hãng gọi việc giới thiệu các mẫu xe điện mới là phòng trưng bày của tương lai (showroom of the future).
Chưa dừng tại đây, ông Akio Toyoda, Chủ tịch Toyota cho biết, hãng sẽ đầu tư 35 tỉ USD vào việc phát triển xe điện chạy bằng pin từ năm 2022 đến năm 2030 với nỗ lực tạo sức ép cạnh lên các đối thủ lớn như như Tesla, GM và Volkswagen.
Điều đặc biệt hơn, Toyota dành nửa số tiền này cho phát triển công nghệ và pin xe điện, 2 yếu tố quyết định sự thành bại của ô tô điện.
Hiện, Toyota chỉ mới bán được vài ngàn xe điện một năm. Toyota đặt mục tiêu bán 1 triệu xe điện toàn cầu vào năm 2030.
Đồng thời, Toyota lên kế hoạch sẽ thay thế xe xăng hoàn toàn bằng xe điện vào năm 2035.
Các chuyên gia cho rằng, Toyota là công ty tiên phong trong lĩnh vực xe hybrid và thậm chí là chạy bằng pin nhiên liệu hydro, nhưng việc mở rộng sang thị trường xe chạy hoàn toàn bằng điện đã chậm hơn nhiều đối thủ lớn.
Toyota tìm đến công nghệ Trung Quốc để làm xe điện
Đối tác mà Toyota lựa chọn để cung cấp công nghệ là BYD, nhà sản xuất xe điện và pin hàng đầu của Trung Quốc.
Video đang HOT
Khách tham quan xem chiếc xe điện Toyota C-HR tại Triển lãm ô tô Thượng Hải hôm 19/4/2021 ở Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Theo 4 nguồn tin của Reuters, Toyota sẽ cho ra mắt một mẫu sedan cỡ nhỏ chạy hoàn toàn bằng điện ở Trung Quốc vào năm sau, sử dụng công nghệ của đối tác Trung Quốc BYD.
Trong đó, 2 nguồn tin cho rằng mẫu xe điện này sẽ là cứu cánh cho Toyota sau nhiều năm loay hoay tìm hướng sản xuất một mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá bán cạnh tranh tại Trung Quốc mà không phải hi sinh tính tiện nghi.
Các nguồn tin cho biết, bước ngoặt chủ yếu nằm ở bộ pin Blade LFP gọn gàng của BYD cùng với bí quyết chế tạo chi phí thấp của hãng.
Cái tên BYD từng gây chú ý vào năm 2008 khi tỷ phú Warren Buffett mua 10% cổ phần công ty và từ đó đến nay nó đã trở thành một trong những nhà sản xuất xe xanh lớn nhất thế giới.
Mẫu xe điện mới của Toyota sẽ lớn hơn Corolla một chút, dự kiến ra mắt dưới dạng concept tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh vào tháng 4 năm sau, rồi có thể có mặt trên thị trường với vai trò là mẫu xe thứ 2 trong dòng xe điện bZ mới của Toyota.
Nó sẽ được định vị thấp hơn các mẫu xe điện hạng sang như Tesla Model Y hay Nio ES6, nhưng cao hơn Hong Guang Mini EV, mẫu xe điện bán chạy nhất Trung Quốc hiện nay, có giá chỉ 4.500 USD.
Hai trong số 4 nguồn tin cho biết mẫu xe điện mới của Toyota sẽ rất cạnh tranh về giá.
Một nguồn tin cho biết, mẫu xe này có thể sẽ có giá bán dưới 200.000 nhân dân tệ (30.000 USD), nhắm vào phân khúc thị trường tại Trung Quốc mà Tesla cũng đang hướng tới, với một mẫu xe nhỏ ra mắt trong vòng hai năm tới.
"Chúng tôi không bình luận về các sản phẩm trong tương lai," một người phát ngôn của Toyota nói. "Toyota coi xe điện là một giải pháp để cắt giảm khí thải carbon và tham gia phát triển mọi loại xe sử dụng năng lượng điện".
Hiện người phía BYD từ chối bình luận về việc này.
Thời thế đã khác
Việc Toyota phải tìm đến BYD để giải bài toán sản xuất xe điện giá rẻ cho thấy một sự thay đổi lớn của ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Khi mà ô tô Trung Quốc còn bị coi là kém chất lượng, các nhà sản xuất ô tô quốc tế không sợ việc họ có thể không cạnh tranh được về giá và cứ để mặc các công ty Trung Quốc tung hoành ở thị trường nội địa bằng các mẫu xe giá rẻ.
Nhưng thời thế đã thay đổi.
Lãnh đạo Toyota bắt đầu biết lo lắng từ năm 2015, khi BYD tung ra thị trường mẫu xe hybrid sạc điện Tang với bước tiến lớn cả về phong cách, chất lượng và tính năng vận hành. Điều đáng lo nhất là mẫu xe này rẻ hơn các mẫu xe tương ứng của Toyota tới 30%.
Có một sự kiện mang tính bước ngoặt vào năm 2017, khi các lãnh đạo về chế tạo hàng đầu của Toyota, trong đó có phó chủ tịch điều hành khi đó là ông Shigeki Terashi, đã lái các xe BYD như mẫu Tang tại sân thử ở thành phố Toyota, gần trụ sở của hãng tại Nhật.
Ông Terashi sau đó đã tới thăm trụ sở BYD ở Thâm Quyến và lái một chiếc xe điện Han nguyên mẫu.
"Chất lượng xe của họ bấy lâu vẫn là một dấu hỏi, nhưng thiết kế và chất lượng của những chiếc xe này cho thấy sự hoàn thiện, mà giá vẫn rẻ hơn xe Toyota rất nhiều", một trong 4 nguồn tin cho biết. "Chúng tôi đều bất ngờ với điều này".
Hai nguồn tin cho biết, những đánh giá về BYD đã khiến Toyota lập liên doanh R&D với BYD vào năm ngoái. Hiện Toyota có khoảng hai chục kỹ sư đang làm việc cùng với khoảng 100 kỹ sư của BYD tại Thâm Quyến.
BYD đã có những bước tiến xa trong một thập kỷ qua (Ảnh: Reuters).
BYD ra mắt bộ pin Blade vào năm 2020, sử dụng lithium sắt phosphate (LFP). Loại pin này có mật độ dự trữ năng lượng thấp hơn pin lithium-ion nhưng rẻ hơn, bền hơn, nguy cơ bị quá nhiệt thấp hơn, và không dùng cobalt hay nickel. Tesla hiện sử dụng pin LFP cho các xe Model 3 và Model Y tại Trung Quốc.
Một nguồn tin cho biết, một bộ pin Blade thường dày khoảng 10 cm khi module được đặt phẳng trên sàn, mỏng hơn khoảng 5-10 cm so với pin lithium-ion.
Một người phát ngôn của BYD cho biết, điều này là có thể, tùy thuộc vào cách các nhà sản xuất ô tô sắp xếp bộ pin Blade như thế nào trên xe.
Dù Toyota vẫn chưa hoàn toàn giải được bài toán chi phí thấp của BYD, nhưng hai nguồn tin cho biết, một yếu tố có thể là thiết kế gọn nhẹ và linh hoạt, cùng với quy trình đảm bảo chất lượng.
Toyota hướng tới mục tiêu giảm chi phí sản xuất pin ít nhất 30% Chi nhánh của công ty sản xuất ô tô Toyota ở khu vực Bắc Mỹ có kế hoạch đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD để phát triển pin ô tô cho thị trường Mỹ và các hoạt động sản xuất ở Mỹ từ nay đến hết năm 2030. Biểu tượng của Tập đoàn sản xuất ô tô Toyota Motor Corp. Ảnh: Reuters Cụ...