Vì sao Toyota, Honda, Ford mất nhiều thị phần trước các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công?
Cả 3 liên doanh Honda, Toyota và Ford đã không tận dụng tốt nhất cơ hội và đã đánh mất khá nhiều thị phần vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công.
Honda Việt Nam: Phụ thuộc quá nhiều vào xe hai bánh
Năm 2020, doanh số bán xe máy Honda đạt 2,3 triệu chiếc, giảm 16% so với năm 2019, mức giảm tương tự như các công ty xe máy khác (Yamaha giảm 14%, Piaggio giảm 18%, SYM giảm 22%).
Trong khi đó, doanh số của mảng ô tô Honda trong năm 2020 chỉ đạt 24.418 chiếc, giảm 26% so với năm 2019, với thị phần ước tính giảm từ 9,8% xuống 7,3%.
Hoạt động lắp ráp xe Honda CR-V tại Việt Nam mới chỉ được khởi động từ đầu quý 4/2020. Đây được cho là nguyên nhân khiến Honda trải qua một năm kinh doanh ảm đạm vì đã chậm trễ trong việc tận dụng cơ hội từ Nghị định 70. Trong khi đó, CR-V là mẫu xe bán chạy nhất của hãng xe này, chiếm 50% doanh số bán xe Honda.
Honda cũng đang sử dụng chiến lược giảm giá để giành thị phần ô tô vốn đã bị các đối thủ dẫn trước. Điển hình như hãng đã công bố tiếp tục hỗ trợ lệ phí trước bạ bằng cách giảm trực tiếp vào giá bán cho các mẫu xe Honda City và CR-V mặc dù Nghị định 70 đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, để cạnh tranh mạnh hơn với đối thủ, Honda chưa cho thấy một chiến lược đa dạng hơn bởi các đối thủ, điển hình như Vinfast, cũng đã và đang sử dụng chiêu hạ giá xe bằng việc tặng phí trước bạ.
3 ông lơn ô tô Toyota, Honda, Ford mât thi phân vao tay cac đôi thu Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công
Toyota Việt Nam: Hết thời đôc tôn “ông lớn”
Doanh số bán ô tô Toyota trong quý 4/2020 đạt 29.583 chiếc, tăng 86% so với quý trước và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, lũy kế năm 2020, tổng doanh số của Toyota chỉ đạt 70.692 chiếc, giảm 11% so với năm 2019.
Nguyên nhân do trong năm 2019, Toyota đã tập trung nhiều vào việc marketing các mẫu xe nhập khẩu mới, như Granvia và Corolla Cross nhằm thay cho các mẫu xe cũ lắp ráp trong nước như Corolla, Innova, Fortuner. Điều này đã ảnh hưởng đến thị phần của hãng trong năm 2020 và làm giảm doanh số bán các mẫu xe Toyota lắp ráp trong nước, vốn dĩ có thể có nhiều lợi thế hơn từ Nghị định 70.
Toyota hiện đang mất thị phần vào tay 3 đối thủ chính (Hyundai, Thaco và Vinfast) do cạnh tranh về giá tương đối lớn, nhất là khi các hãng xe này cung cấp nhiều option hơn và ra mắt nhiều mẫu xe rẻ hơn.
Cho đến nay, Toyota vẫn chưa có thay đổi đáng kể nào về các mẫu xe. Rất có thể hãng sẽ phải giảm giá sâu các mẫu xe của mình để thúc đẩy doanh số năm 2021. Các mẫu xe chủ lực của hãng (Fortuner, Innova) đã giảm giá khoảng 8-12% so với đầu năm để lấy lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhất là trước một số đối thủ mới như Vinfast đã giảm giá mạnh trong thời gian vừa qua.
Video đang HOT
Theo ước tính của bộ phận phân tích CTCK SSI (SSI Research), doanh số của Toyota Việt Nam trong năm 2021 có thể đạt kết quả ngang với mức tăng chung của thị trường, nhưng lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng do cạnh tranh gay gắt về giá như hiện nay.
Ford Việt Nam: Cần thêm thời gian săp xêp lai
Trong năm 2020, doanh số của Ford Việt Nam đạt 24.663 chiếc, giảm 23% so với năm 2019. Do 80% số lượng xe Ford tại Việt Nam là dòng xe nhập khẩu nên hãng đã không thể tận dụng lợi thế từ Nghị định 70, đồng nghĩa với việc Ford Việt Nam dễ dàng bị các đối thủ vượt mặt.
Ngoài ra, do Ford Việt Nam gần đây đã rút khỏi thị trường sedan và hatchback nên thị phần của hãng ước tính cũng giảm mạnh xuống từ 9,5% còn 7,3% trong năm 2020.
Hiện Ford đang chuyển chiến lược từ nhập khẩu sang lắp ráp trong nước đối với hầu hết các mẫu xe của hãng. Trong năm 2020, Ford Việt Nam cũng công bố đầu tư mở rộng thêm 40% công suất dây chuyền lắp ráp tại Việt Nam và dự kiến năm 2022 ra mắt các mẫu xe lắp ráp chủ lực như Ford Escape và Ford Ranger.
Ford Việt Nam cũng có kế hoạch rút toàn bộ khỏi các phân khúc khác để tập trung vào dòng xe SUV, MPV (xe đa dụng) và xe crossover. Dự kiến quá trình tái cấu trúc có thể mất 2-3 năm.
Những mẫu xe nào bị "đứt bầu sữa" ưu đãi phí trước bạ của Chính Phủ từ 2021?
Ưu đãi 50% phí trước bạ của Chính phủ đối với những mẫu xe lắp ráp trong nước đã chính thức không còn hiệu lực, sự cạnh tranh về giá bán và các chương trình ưu đãi tới đây sẽ còn sôi động hơn nữa do giờ đây các mẫu xe đã được "đối xử công bằng"...
Hãy cùng chuyên mục Xe & Công nghệ điểm lại những cái tên đáng chú ý nhất được hưởng lợi thế trong thời gian vừa qua.
Ford
Có hai mẫu xe lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi trong giai đoạn vừa qua là mẫu urban SUV - Ecosport và mẫu minivan Tourneo, cụ thể như sau
Honda
Do mẫu City mới sang năm 2021 mới giao tới tay khách hàng, do đó trong thời gian vừa qua, duy nhất các mẫu Honda CR-V lắp ráp trong nước mới được ưu đãi từ Chính phủ.
Hyundai
Do toàn bộ các mẫu xe du lịch của Hyundai đều được lắp ráp trong nước, do đó người tiêu dùng khi sở mua các mẫu xe Hyundai trong giai đoạn vừa qua đều được hưởng ưu đãi về phí trước bạ từ Nghị định 100/2020/NĐ-CP. Và có lẽ đây cũng là lý do vì sao mà trong suốt giai đoạn vừa qua (và cả toàn bộ năm 2020) các mẫu xe Hyundai tại Việt Nam không có các chương trình khuyến mại giảm giá, lớn nào.
KIA
Cũng như Hyundai, toàn bộ danh mục sản phẩm xe du lịch của KIA đều được lắp ráp trong nước, tuy nhiên riêng với phiên bản nâng cấp của mẫu xe nhỏ KIA Morning (phiên bản X Line và GT Line), một số mẫu xe ban đầu được nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi này.
Mazda
Nếu như trước đây, toàn bộ các mẫu xe du lịch của Mazda đều được lắp ráp trong nước thì bắt đầu từ phiên bản 2019 mẫu xe hạng B - Mazda2 lại được nhập khẩu từ Thái Lan nên trong giai đoạn vừa qua không được hưởng ưu đãi từ Chính Phủ (một phần lý do không có doanh số tốt như các đối thủ khác).
Mercedes-Benz
Thương hiệu xe sang duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam đột nhiên trở thành không có đối thủ khi có lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với toàn bộ các đối thủ phải nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên, cũng chỉ có các mẫu xe bán tốt nhất mà Mercedes-Benz lựa chọn lắp ráp trong nước mới được hưởng ưu đãi này.
Mitsubishi
Việc nhanh nhạy đưa mẫu MPV - Mitsubishi Xpander phiên bản số tự động về lắp ráp trong nước đã giúp mẫu xe này có thêm lợi thế trong việc cạnh tranh với đối thủ Toyota Innova để giành ngôi vị số 1 phân khúc này. Và tương tự, cũng đã giúp mẫu crossover Mitsubishi Outlander không bị hụt hơi trước các đối thủ cực mạnh khác.
Peugeot
Việc không kịp đưa mẫu Peugeot 2008 kịp ra mắt trong năm 2020 đã khiến mẫu xe này không kịp hưởng phí ưu đãi của chính phủ. Các mẫu xe còn lại bao gồm 3008, 5009 và mẫu minivan Traveller vẫn được có lợi thế này.
Toyota
Do lựa chọn nhập khẩu phiên bản máy xăng từ Indonesia nên chỉ có phiên bản Toyota Fortuner máy dầu được hưởng ưu đãi từ Chính Phủ, trong khi đó việc chuyển đổi nhập khẩu một số mẫu xe như Camry, Wigo... đã khiến Toyota đột nhiên bị cạnh tranh dữ dội trong năm 2020 vừa qua.
VinFast
Ưu đãi Chính phủ 50% phí trước bạ cũng trở thành một phần trong vô vàn lợi thế dành mà thương hiệu VinFast áp dụng cho các mẫu xe của mình trong thời gian qua, điều ảnh hưởng lớn đến doanh số, giúp các mẫu xe này có vị trí khá tốt tại thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2020 vừa qua.
Việt Nam mới chỉ có 76 nhà cung ứng linh kiện lắp ráp ô tô con Chuỗi sản xuất lắp ráp xe chở người hạng nhẹ (xe ô tô con, xe cá nhân) tại Việt Nam hiện chỉ có 10 nhà sản xuất gốc và 68 nhà cung cấp cấp dưới. Lắp ráp xe sedan tại nhà máy Thaco Mazda ở Khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: TTXVN Theo Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách...