Vì sao Tổng thống Nga Putin “ác cảm” với bà Hillary Clinton?
Theo tờ TIME, Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã có “ác cảm” với bà Hillary Clinton bởi bà bị cáo buộc đã cố tình làm suy yếu vị trí lãnh đạo của ông khi còn bà là Ngoại trưởng Mỹ.
TIME cho hay, hồi tháng 12/2011, ông Putin gặp khá nhiều khó khăn khi quyết định sẽ tranh cử nhiệm kỳ 3. Nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ đã diễn ra trên khắp nước Nga. Một số đồng minh thân cận nhất của ông Putin đã chạy sang phe đối lập, gây chia rẽ trong giới tinh hoa của điện Kremlin.
Tại một cuộc họp với các cố vấn vào ngày 08/12 năm đó, ông Putin khẳng định, những khó khăn trên bắt nguồn từ một nhà ngoại giao nước ngoài. Đó chính là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ông Putin cho rằng, bà Clinton đã kích động các phong trào đối lập tại Nga.
Ông nói: “Bà ấy chắp lời cho một số “diễn viên” ở trong nước Nga. Bà ấy đã đưa ra tín hiệu. Họ đã nghe thấy tín hiệu đó, và với sự giúp đỡ của Bộ Ngoại Giao Mỹ, họ đã bắt đầu hoạt động rất tích cực”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Ngoài ra, năm 2009, ngay sau khi Tổng thống Obama nhậm chức và bà Hillary Clinton được bổ nhiệm là Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đã kêu gọi “thiết lập lại” quan hệ với Nga.
TIME nhận định, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay có thể là cơ hội để ông Putin “trả lại những gì bà Hillary đã tặng ông” hồi đó. Các nhân viên trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton và một số chuyên gia an ninh mạng cho rằng, các tin tặc Nga đứng đằng sau vụ rò rỉ hàng chục ngàn email nội bộ của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) hôm 22/7. Mục đích của việc này là nhằm phơi bày việc các quan chức DNC đã ủng hộ bà Clinton hơn là đối thủ của bà khi đó, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Trong khi lẽ ra họ phải giữ vai trò trung lập trong cuộc đua sơ bộ của đảng Dân chủ. Không chỉ vậy, nhiều email còn cho thấy, giới lãnh đạo đảng Dân chủ tìm cách cản trở chiến dịch của ông Sanders.
Những người quản lý chiến dịch của bà Clinton cho rằng, Moscow đã đứng đằng sau vụ việc trên để “bêu xấu” đảng Dân chủ, nhằm giúp ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành chức Tổng thống Mỹ.
Nghị sĩ Adam Schiff đại diện cho bang California – thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ viện cho hay: “Với việc ông Donald Trump luôn dành sự ngưỡng mộ cho ông Putin và coi thường đồng minh NATO, Nga chắc chắn có đủ động lực để tiết lộ kho chứa email của DNC”.
Video đang HOT
Bà Hillary Clinton đang đối mặt với khó khăn mới.
Ông này còn cho rằng: “Các “diễn viên” nước ngoài này đang cố gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của chúng ta”.
Hơn nữa, vụ rò rỉ email trên lại diễn ra chỉ vài ngày trước khi Đại hội Đảng Dân chủ khai mạc vào sáng sớm ngày 26/7 (theo giờ VN) tại bang Philadenphia, dự kiến kéo dài từ ngày 25 đến 28/7, nhằm chọn ứng viên tổng thống tham gia tranh cử vào tháng 11 tới. Hậu quả, những người ủng hộ ông Bernie Sanders đã biểu tình phía ngoài nơi tổ chức đại hội để la ó, cản trở các đại biểu phát biểu trên sân khấu.
Họ hô vang “Hillary phải rời đi” và “chúng tôi là 99%” ngay cả khi đích thân ông Sanders kêu gọi các đại biểu ủng hộ Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng và tập trung đánh bại Donald Trump.
Về phía Nga, tờ Sputnik có bài phản bác những cáo buộc trên từ phía Mỹ. Hãng tin Sputnik viết: “Thay vì bàn luận đến nội dung quan trọng hàm chứa trong các email bị rò rỉ, DNC lại chĩa mũi rìu về phía WikiLeaks, cáo buộc chính phủ Nga thuê tin tặc tấn công”.
Nhiều báo Nga cùng khẳng định, những cáo buộc đó là vô căn cứ và thiếu thuyết phục.
Ngoài ra theo TIME, việc ông Trump thường xuyên khen ngợi ông Putin trước kia cũng như việc ông nói nước đôi về việc Mỹ có nên bảo vệ các đồng minh NATO trong trường hợp bị Nga tấn công hay không, đã khiến ông trở thành ứng viên được phía Nga ủng hộ dù bà Clinton và ông Putin trước đó không mất thiện cảm với nhau đi nữa.
Trong khi đó, ngay từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, bà Clinton đã có những lời lẽ quá sắc bén về các mối đe dọa từ Nga. Bà gọi Nga, Triều Tiên và Iran chính là mối đe dọa an ninh “kinh niên” đối với Mỹ. Bà hứa hẹn sẽ bảo vệ Mỹ khỏi các mối đe dọa từ những quốc gia này.
Dù bị cho là đang hỗ trợ cho ông Trump trong cuộc đua Tổng thống Mỹ, nhưng trong các bài phát biểu công khai, ông Putin vẫn khẳng định, nước Nga sẽ không bao giờ can thiệp vào chính trị nội bộ của các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Ông nói, dù cho nước Mỹ có chọn ai làm tổng thống vào tháng 10 tới, Nga vẫn sẽ hợp tác với người đó với hy vọng khôi phục lại các mối quan hệ mang tính xây dựng.
Tuy nhiên, ông khẳng định: “ Thế giới cần một quốc gia hùng mạnh như Mỹ, và chúng tôi cũng cần điều đó. Nhưng chúng tôi không cần họ liên tục can thiệp vào công việc của chúng tôi và yêu cầu chúng tôi phải sống thế nào”.
Theo TIME, tuyên bố trên cho thấy rằng, Moscow chẳng ưa gì bà Clinton bởi luôn cho rằng bà đã can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga.
Theo Infonet
Vì cuộc chiến Syria, Mỹ sẽ gỡ bỏ cấm vận Nga?
Vì Mỹ cần hợp tác với Nga trong vấn đề Syria, Washington sẽ phải nhượng bộ Moscow, trong đó có việc gỡ bỏ lệnh cấm vận trong thời gian dài, tờ Wall Street Journal (WSJ) nhận định.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), gần đây Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trở thành khách mời thường xuyên của Moscow. Mỹ đang ngày càng chứng minh tinh thần sẵn sàng hợp tác với Nga trong vấn đề giải quyết khủng hoảng Syria.
Theo truyền thông, trong suốt chuyên thăm Nga gần đây, ông Kerry đã đề xuất ý tưởng thành lập nhóm làm việc chung giữa hai nước để chia sẻ thông tin cũng như các dữ liệu tình báo nhằm phối hợp hành động chống lại quân khủng bố.
Theo WSJ, Moscow chưa chắc quan tâm tới đề xuất này của Mỹ bởi việc hợp tác trong quá trình giải quyết xung đột ở Syria sẽ đòi hỏi hai bên phải ở trong quan hệ đối tác. Tuy nhiên, điều này không thể thành hiện thực chừng nào Mỹ còn áp lệnh trừng phạt lên Nga.
Tổng thống Nga Putin (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại một cuộc họp ở Điện Kremlin. Ảnh: Sputnik
"Do đó, Mỹ trong tương lai gần có thể sẽ sẵn sàng gỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm đổi lấy kế hoạch hợp tác chung với Nga trong vấn đề Syria" - WSJ viết.
Moscow có mọi lý do để lạc quan về việc này bởi Washington gần đây đã trở nên khá linh hoạt trong quan điểm về vấn đề trên. Chỉ cách đây một năm, Mỹ đã kiên quyết khước từ mọi đề xuất hợp tác với Nga để giải quyết các vấn đề xung đột ở Trung Đông. Thế nhưng, kể từ đó, Nga đã cho thấy nước này đạt được hiệu quả trong vấn đề giải quyết xung đột ở Syria.
Ngoài ra, theo WSJ, sự kiên quyết của EU trong việc giữ nguyên lệnh trừng phạt chống Nga đã lung lay, đặc biệt là từ khi Mỹ tập trung vào các vấn đề ở Syria, chuyển việc giải quyết khủng hoảng ở Ukraine cho Đức.
Vì vậy, Nga có thể mong đợi rằng sự trợ giúp của nước này trong quá trình giải quyết xung đột ở Syria sẽ tác động tới quan điểm của cả Washington và Berlin, theo bài báo.
Thế giới ngày càng chứng kiến nhiều vụ tấn công mang tính chất của một cuộc tấn công khủng bố, mới đây nhất là vụ tấn công TP Nice (Pháp) khiến hơn 80 người thiệt mạng. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn cầu, bao gồm sự hợp tác giữa Nga với Mỹ.
Syria được đánh giá là đất nước ít hòa bình nhất trên thế giới. Ảnh: theweek.co.uk
"Chủ nghĩa khủng bố hiện tại đang hiện diện toàn cầu. Những phần tử khủng bố không chỉ có ở Syria, mà trên toàn cầu. Để đánh bại chủ nghĩa khủng bố, chúng ta cần hợp tác toàn cầu" - nhà phân tích chính trị Georgiy Fedorov nói.
Theo ông, Mỹ đang muốn áp dụng tiêu chuẩn kép. Một mặt, Washington muốn hợp tác chống khủng bố. Mặt khác, nước này đang làm suy giảm các hoạt động chống khủng bố của Nga và áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga mà vốn chỉ làm căng thẳng hai bên leo thang.
THÁI LAI
Theo PLO
Donald Trump có khả năng bỏ cuộc giữa chừng Hiện đang có nhiều đồn đoán, tỷ phú Donald Trump không hề thích làm Tổng thống Mỹ, mà chỉ muốn là người chiến thắng trong cuộc đua. Tờ "New York Times" ngày 7.7 có bài viết cho rằng không loại trừ nhà tỷ phú Donald Trump sẽ rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sau khi được đảng Cộng hòa đề...