Vì sao Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam lỗ hàng nghìn tỷ đồng?
Nhiều dự án của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ( Vicem) có hiệu quả thấp, không thoái được vốn; nhiều công ty con của Vicem hoạt động chưa hiệu quả như Vicem Tam Điệp lỗ 1.117 tỷ đồng, Xi măng Hạ Long lỗ 199 tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem).
Trong năm 2017, tổng doanh thu của Vicem đạt 2.714 tỷ đồng (tăng 205% so với 2016), trong đó doanh thu hoạt động tài chính là 2.002 tỷ đồng; lợi nhuận thực hiện đạt 1.403 tỷ đồng (tăng 529% so với 2016).
Nguồn lợi nhuận này chủ yếu được chia của hai công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và một số công ty liên kết khác.
Cho tới hết năm 2017, tổng giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Vicem đạt 13/163 tỷ đồng, trong đó chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là xi măng và clinker. Tổng giá trị cổ tức, lợi nhuận thu về là 1.914 tỷ đồng. Tỷ suất cổ tức, lợi nhuận được chia/tổng giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp là 15%.
Bộ Tài chính cũng nêu rõ, một số khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Vicem hiệu quả thấp, không thoái được vốn. Một số dự án được Bộ Tài chính “điểm mặt” như Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn, Hải Vân, Hoàng Mai… Nhiều công ty lỗ hoặc có số lỗ lũy kế lớn như Công ty Vicem Xi măng Tam Điệp, Công ty cổ phần: Xi măng Hạ Long, Sông Thao, Sông đà 12…
Video đang HOT
Đáng chú ý, Vicem có khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú – Kratie và Đồng Nai – Kratie. Trong Đề án tái cơ cấu Vicem giai đoạn 2013 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Vicem đã triển khai thoái toàn bộ vốn tại hai công ty trên nhưng không thành công do không có nhà đầu tư tham gia.
Không những vậy, một số công ty con sản xuất xi măng khác như Vicem Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai…, doanh thu và lợi nhuận năm 2017 sụt giảm mạnh. Nhiều công ty con lỗ hoặc có số lỗ lũy kế lớn, mất vốn, mất khả năng thanh toán thuộc diện phải thực hiện giám sát tài chính đặc biệt như Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Sông Thao.
Đáng chú ý tại Vicem Tam Điệp, năm 2017, doanh thu đạt 1.308 tỷ đồng (bằng 85% so với năm 2016), lợi nhuận 3 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2017, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.189 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 1.117 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 72 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 24 lần, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 0,32.
Như vậy, Công ty đã mất gần hết vốn, mất an toàn về tài chính nghiêm trọng và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ, hoạt động của Công ty hoàn toàn phụ thuộc và các khoản vốn vay, chiếm dụng và hỗ trợ từ Công ty mẹ.
Ngoài ra, Công ty cổ phẩn Xi măng Hạ Long trong năm 2016 (sau khi Vicem tiếp nhận từ Tổng công ty Sông Đà về), công ty có lãi và cân đối được trả nợ các khoản vay nhưng sang năm 2017 doanh thu của công ty chỉ đạt 1.976 tỷ đồng (bằng 80% so với năm 2016), kết quả sản xuất kinh doanh lỗ 199 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 31/12/2017, công ty này có số lỗ lũy kế là 3.691 tỷ đồng dẫn tới vốn chủ sở hữu âm 2.229 tỷ đồng. Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn là 0,09 lần cho thấy công ty bị mất cân đối và mất an toàn về tài chính nghiêm trọng, khó khăn trong việc cân đối dòng tiền để trả nợ trong những năm tiếp. Nhiều công ty con khác có lợi nhuận chỉ từ 5 tỷ đến 8,8 tỷ đồng trong năm 2017.
VIỆT VŨ
theo vtc.vn
VN-Index 'thụt lùi' trong nửa đầu năm, HoSE vẫn báo lãi 387 tỷ đồng
6 tháng đầu năm 2018, doanh thu và lợi nhuận của HoSE lần lượt tăng 73% và 95% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh VN-Index trồi sụt theo hướng thụt lùi.
Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018.
Theo báo cáo, doanh thu 6 tháng của HoSE đạt 548 tỷ đồng, tăng tới 73% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, doanh thu dịch vụ giao dịch chứng khoán đóng góp nhiều nhất với 486 tỷ đồng, tăng 76%; doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ đóng góp gần 28 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ niêm yết góp 5,6 tỷ đồng; còn lại là các loại doanh thu khác.
Với giá vốn chỉ vỏn vẹn 31,5 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm của HoSE đạt 516 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ 2017. Sau khi trừ đi chi phí quản lỷ doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế của HoSE đạt 387 tỷ đồng, tăng 95%.
Lợi nhuận trước thuế của HoSE đạt 387 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018.
Nửa đầu năm 2018, VN-Index "thụt lùi" từ 984 điểm mở cửa phiên ngày 2/1 xuống 960 điểm kết phiên ngày 29/6. Đã có lúc VN-Index vượt ngưỡng 1.200 điểm, tuy nhiên, theo sau đó là chuỗi giảm điểm "kinh hoàng" và hiện lình xình dưới mốc 1.000 điểm.
Năm 2018, HoSE đặt kế hoạch doanh thu 789 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 473 tỷ đồng. Như vậy, cơ quan này đã hoàn thành được 69% kế hoạch doanh thu và 82% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, tổng tài sản của HoSE đạt 1.769 tỷ đồng, tăng 9% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản của HoSE là tiền gửi ngân hàng với 193 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn và 768 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn không quá 1 năm, tổng cộng là 961 tỷ đồng. Theo sau là tài sản cố định với 624 tỷ đồng.
HoSE cũng đang trong quá trình mua sắm thiết bị tin học cho dự án Xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM với chi phí đã "ngốn" là 92,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó là dự án Xây dựng hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp - ECM đã "ngốn" 19 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của HoSE đến hết ngày 30/6/2018 ở mức 1.460 tỷ đồng, tăng 6,7% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 308 tỷ đồng, tăng 21%.
Theo báo cáo quản trị năm 2017, HoSE có trung bình 230 lao động và 7 người quản lý. Mức tiền lương bình quân mỗi lao động là 21 triệu đồng/tháng; trong khi mức tiền lương bình quân mỗi người quản lý là 65,2 triệu đồng/tháng.
Quỹ tiền thưởng năm 2017 của người lao động tại HoSE là 14,565 tỷ đồng, tương đương mỗi người lao động nhận trung bình 5,3 triệu đồng tiền thưởng/tháng. Cùng với đó, quỹ tiền thưởng của người quản lý tại HoSE là 678,75 triệu đồng, tương đương mỗi người quản lý nhận trung bình 8,15 triệu đồng tiền thưởng/tháng.
Như vậy, thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động tại HoSE là 16,3 triệu đồng/tháng; còn thu nhập bình quân mỗi tháng của người quản lý tại HoSE là 73,3 triệu đồng/tháng.
Nguồn: vietnamfinance.vn
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn cho sản xuất kinh doanh Thiếu năng lực quản trị, minh bạch tài chính, ngân hàng không chấp nhận rủi ro cao... là những nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Một khảo sát thuộc dự án "Hỗ trợ Doanh nghiệp minh bạch tài chính" về thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp mới đây của VCCI cho thấy các doanh nghiệp...