Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công?
Vụ thảm sát tại soạn báo Charlie Hebdo, Pháp khiến 12 người thiệt mạng không phải là cuộc tấn công đầu tiên vào tờ báo này. Trước đó, tuần báo trào phúng Charlie Hebdo đã từng bị tấn công do nhiều phát ngôn và hành động gây tranh cãi.
Một người đang đọc tờ báo Charlie Hebdo – Ảnh chụp màn hình
Charlie Hendo là một tuần báo nổi tiếng ở Pháp chuyên về vẽ châm biếm với luận điệu bất kính và chống các tôn giáo như Hồi giáo, Do Thái giáo, Công giáo v.v
Theo NBC News, Charlie Hebdo đã trở nên quen thuộc trong dư luận Pháp với những vụ tranh cãi và bị đe dọa tấn công từ các tổ chức cực đoan. Nhưng tờ báo vẫn tiếp tục đường lối hoạt động của riêng mình, thậm chí có những phát ngôn “mạnh miệng” không lùi bước.
Biếm họa tôn giáo
Hiện trường xảy ra vụ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo hôm 7.1 – Ảnh: AFP
Nguyên nhân của vụ xả súng tấn công vào tuần báo Charlie Hebdo vào tối 7.1 được cho xuất phát từ những bức vẽ biếm họa thủ lĩnh nhóm Hồi giáo IS, ông Abu Bakr al-Baghdadi.
Theo tờ Washington Post, sự bất kính, khiếm nhã trong việc châm biếm nhiều tôn giáo đã khiến Charlie Hebdo rơi vào tầm ngắm của các tổ chức cực đoan trong suốt 10 năm qua, đặc biệt là các nhóm Hồi giáo.
Theo đức tin của đạo Hồi, việc vẽ tranh, phác họa chân dung đấng đối cao là điều vô cùng cấm kị, huống chi là vẽ tranh biếm họa. Những tranh cãi bắt đầu được thổi bùng từ năm 2006, khi Charlie Hebdo cho đăng lại 12 bức ảnh biếm họa tiên tri Muhammad. Các bức ảnh đã được một tờ báo Đan Mạch đăng từ năm 2005 và gây nhiều tranh cãi trước đó.
Video đang HOT
NBC News cho biết, Charlie Hebdo một lần nữa đã châm ngòi cho cuộc xung đột với các nhóm Hồi giáo ở phương Tây. Kết quả của vụ đăng tải 12 bức ảnh là hai cộng đồng Hồi giáo ở Pháp đã khởi kiện tờ báo vào năm 2007.
Cảnh sát đưa thi thể nạn nhân vũ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo ra ngoài – Ảnh: AFP
Tuy nhiên, vụ kiện bị tòa án bác bỏ vì cho rằng “việc đăng tải những bức ảnh này nằm trong quyền tự do ngôn luận và không hề tấn công đạo Hồi, đó chỉ là một trào lưu”, theo BBC.
Vào năm 2011, tuần báo Charlie Hebdo đã bị ném bom xăng sau khi đăng hình biếm họa tiên tri Muhammad lên trang bìa với hình ảnh đấng tối cao có chiếc mũi hề và dòng chú thích “nhạy cảm”.
Không dừng lại, vào năm 2012, Charlie Hebdo vẫn cho đăng tiếp nhiều bức ảnh châm biếm tiên tri Muhammad với nội dung gây sốc, được cho báng bổ đấng tối cao của đạo Hồi. Động thái như một đòn phản kháng cho vụ ném bom xăng, rằng tờ báo không hề bị đe dọa bởi cuộc tấn công của nhóm cực đoan, tờ Washington Post cho biết.
Các bức hình biếm hoạ này đã buộc Pháp phải tạm thời đóng cửa các đại sứ quán và trường học ở trên 20 nước theo Hồi giáo vì sợ bị trả thù.
Những phát ngôn “mạnh miệng” của Charlie Hebdo
Tổng biên tập của Charlie Hebdo, ông Stephane Charbonnier – Ảnh: AFP
Trong vụ ném bom năm 2011, tổng biên tập của Charlie Hebdo, ông Stephane Charbonnier, 1 trong 10 nhà báo bị thiệt mạng hôm 7.1, đã mạnh dạn tuyên bố trên AP: Muhammad không đe dọa được tôi. Tôi sống theo luật của Pháp với quyền tự do ngôn luận được tôi bày tỏ qua tranh vẽ. Tôi không sống theo luật của Hồi giáo.
Về việc chính phủ Pháp phải đóng cửa tạm thời đại sứ quán ở các nước Hồi giáo vì hành động của Charlie Hebdo năm 2012 đã khiến dư luận bức xúc, chỉ trích tờ báo.
Tuy nhiên, tuần báo vẫn kiên quyết đi theo đường lối ban đầu. Tờ Time dẫn lời nhà báo Laurent Léger thuộc Charlie Hebdo cho biết, “mục đích của chúng tôi là để gây cười”
“Chúng tôi muốn cười nhạo tất cả các tổ chức cực đoan. Họ có thể là Hồi giáo, Công giáo và Do thái giáo. Mọi người có thể trở thành con chiên ngoan đạo nhưng những hành động và suy nghĩ cực đoan từ đó là không thể chấp nhận được”, ông Laurent Léger nói.
Đối với vụ việc 12 bức ảnh năm 2006, Charlie Hebdo đã công bố một bức thư gồm chứ kí của 12 nhà báo. Trong thư, họ dõng dạc tuyên bố: “Chúng tôi, những người trí thức, những nhà báo, kêu gọi chống lại chế độ tôn giáo cực đoan, thúc đẩy tiến trình tự do và bình đẳng”, theo tờ Time.
Huỳnh Mai
theo Thanhnien
Vì sao Nga tích cực tìm kiếm máy bay AirAsia QZ8501?
Nga là một trong những quốc gia tích cực nhất trong chiến dịch cứu hộ chuyến bay QZ8501 trong ngày gần đây, trái ngược hẳn thái độ "lạnh nhạt" trong vụ MH370.
Lực lượng thuộc quân đội Indonesia vạch kế hoạch cứu hộ máy bay AirAsia QZ8501 - Ảnh: Reuters
Trong nỗ lực quốc tế nhằm tìm kiếm và trục vớt máy bay AirAsia QZ8501 mất tích ngày 28.12.2014, phía Nga đã gửi một lực lượng hỗ trợ hùng hậu gồm 5.000 người, 20 máy bay, 60 tàu, 40 phương tiện cấp cứu và 95 thợ lặn, một động thái được Bloomberg đánh giá khá bất ngờ, trái ngược hẳn với thái độ lạnh nhạt của Moscow trong vụ MH370 hồi tháng 3.2014.
Gần đây nhất, Nga đã điều động 2 phi cơ và 22 thợ lặn chuyên nghiệp vào ngày 2.1 theo yêu cầu của chính phủ Indonesia, Bloomberg dẫn lời ông Eduard Chiziykov, người đứng đầu lực lượng cứu hộ của Nga ngày 6.1.
Trước đó, hôm 29.12, Moscow từng chủ động đề nghị trợ giúp Indonesia về vấn đề thiết bị và chuyên gia nhằm phục vụ chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn cho chuyến bay QZ8501. Đáng chú ý trong số đó là chiếc tàu lặn điều khiển từ xa nặng khoảng 500 kg, có thể vận hành ở độ sâu 300 mét với hệ thống định vị siêu âm giúp xác định vị trí của hộp đen máy bay.
Đây được xem là động thái của Nga nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự với các nước thuộc khu vực Động Nam Á, trong hoàn cảnh cả Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều ra sức tăng cường ảnh hưởng của mình trong các vấn đề hàng hải thời gian gần đây, đặc biệt tại khu vực tranh chấp ở biển Đông, Bloomberg nhận định.
Lực lượng cứu hộ Nga tham gia chiến dịch tại Indonesia - Ảnh: AFP
Mặt khác, Nga tích cực tham gia chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn lần này được cho nhằm "chuộc lỗi", vì trước đó Moscow bị cáo buộc đã cung cấp tên lửa cho lực lượng bắn hạ máy bay MH17 tại Ukraine hồi tháng 7.2014 khiến 298 người, trong đó có 12 công dân Indonesia, thiệt mạng.
Phó giáo sư Malcolm Davis thuộc trường đại học Bond (Úc) đánh giá sự kiện MH17 đã gây ảnh hưởng lớn đến Nga, khiến Moscow đánh mất lòng tin từ nhiều quốc gia, đồng thời biến một số mối quan hệ từ đối tác chiến lược trở thành kẻ thù. Ông đồng thời nhận định Nga sẽ phải mất rất nhiều thời gian và nỗ lực để cứu vãn tình trạng hiện nay.
"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho tới chừng nào những người bạn Indonesia cần", Bloomberg dẫn phát biểu từ phó lãnh đạo lực lượng cứu hộ Nga, ông Alexander Shilin. Ngoài ra, ông này còn cho biết thêm, Nga từng trợ giúp Indonesia trong chiến dịch tái xây dựng tỉnh Aceh sau cơn sóng thần tháng 12.2004 và quá trình khắc phục cháy rừng trên đảo Sumatra hồi năm 2009.
"Đây là cơ hội tốt để Nga chứng tỏ sức mạnh quân sự. Mặt khác, Moscow có thể xây dựng mối quan hệ với Indonesia nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự và chính trị", Bloomberg trích lời ông Collin Coh thuộc Viện Nghiên cứu quốc phòng và Chiến lược Singapore.
Hôm 5.1, thủy phi cơ BE-200 của Nga đã tìm thấy 30 vật thể nổi trên mặt nước, được cho là từ chuyến bay QZ8501 mất tích, ông Chiziykov cho hay. Đến nay, ít nhất 39 thi thể nạn nhân chuyến bay QZ8501 đã được tìm thấy, dù thời tiết xấu đang gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm, theo Bloomberg.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết đã đề ra mục tiêu để ngân sách quốc phòng chiếm 1,5% GDP vào năm nay. Năm 2013, ngân sách chi cho quốc phòng của Indonesia là 6,8 tỉ USD, tức khoảng 0,9% GDP, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Vì sao Trung Quốc ngỏ ý giúp Nga cứu đồng rúp Trung Quốc muốn giúp Nga cứu đồng rúp, một mặt là nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế và an ninh năng lượng, mặt khác có thể kiềm chế Mỹ. Theo China Daily, trong cuộc họp với báo giới tại Bangkok cuối tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ Nga trong lúc...