Vì sao tình báo Mỹ “bất lực” trước Thủ tướng Ấn Độ
Trong thời đại công nghệ bùng nổ toàn cầu, tình báo Mỹ lại phải “bó tay” trước một nhà lãnh đạo đặc biệt không sử dụng điện thoại di động hay tài khoản email cá nhân – Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Thủ tướng Ấn Độ – Manmohan Singh
Ấn Độ là quốc gia có số lượng điện thoại di động nhiều hơn cả số nhà vệ sinh. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Thủ tướng Manmohan Singh lại không hề đụng tới chiếc điện thoại di động cá nhân. Đây được xem là một quyết định hoàn hảo giúp nhà lãnh đạo này tránh xa những chương trình giám sát điện thoại và email của chính phủ Mỹ.
Không sử dụng điện thoại di động, đồng nghĩa với việc ông Singh chỉ sử dụng phương thức liên lạc truyền thống: là điện thoại cố định. Thậm chí, nhà kinh tế học từng tốt nghiệp Đại học Oxford và giúp Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế theo định hướng thị trường, cũng không sử dụng email.
Những bí mật xung quanh Thủ tướng Singh được tiết lộ sau sự việc tờ The Guardian (Anh) phanh phui tình báo Mỹ đã theo dõi nội dung các cuộc điện thoại và email của 35 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Song, danh sách những người bị nghe lén không được tiết lộ.
Theo nguồn tài liệu mật đượ c cựu điệp viên Mỹ – Edward Snowden công khai với báo giới hôm 25/10, các số điện thoại và tài khoản email của 35 nhà lãnh đạo đã được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc “tuồn” cho Cục Tình báo liên bang Mỹ (CIA) và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) .
Những tiết lộ động trời liên quan tới chương trình giám sát giới lãnh đạo toàn cầu bao gồm Thủ tướng Đức – Angela Merkel trong 10 năm qua của NSA đã gây làn sóng phản đối của nhiều quốc gia châu Âu.
Ngay cả khi, Thủ tướng Merkel cài đặt những chương trình bảo mật tuyệt đối đắt tiền trên chiếc điện thoại di động cá nhân như thẻ bảo mật trị giá đến 2.618 euro, bà vẫn không thể thoát khỏi “tai mắt” của NSA. Do đó, lựa chọn của Thủ tướng Singh được xem là tối ưu hơn cả.
“Thủ tướng không sử dụng các thiết bị công nghệ cá nhân. Ông không sử dụng điện thoại di động và cả tài khoản email cá nhân. Thủ tướng chỉ sử dụng điện thoại bàn để liên lạc. Đây là phương thức an toàn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Thủ tướng nói chuyện bằng điện thoại di động”, phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Singh nói.
Với dân số 1,2 tỷ người trong đó 65% dưới 35 tuổi, Ấn Độ là một trong những thị trường điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện gần 900 triệu kết nối điện thoại đi động. Tuy nhiên, con số truy cập mạng Internet khá thấp, khoảng 150 triệu thuê bao.
Mặc dù, bản thân không trực tiếp sử dụng công nghệ, nhưng thay mặt cho ông Singh, các nhân viên trong văn phòng Thủ tướng lại bận rộn quảng bá cho tài khoản mạng xã hội của ông này với 800.000 người theo dõi trên Twitter.
Giới chuyên gia cho rằng không thể phủ nhận việc tránh xa công nghệ di động và chỉ phụ thuộc vào hệ thống liên lạc bằng điện thoại bàn, đang khiến hình ảnh của Thủ tướng Singh dần biến khỏi sự quan tâm của cộng đồng công nghệ số đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt như hiện nay tại Ấn Độ.
Video đang HOT
Trí thức cao nhưng không hội nhập công nghệ
Ông Manmohan Singh (81 tuổi) là một trong những nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất trên thế giới và là Thủ tướng đời thứ 17 của Cộng hòa Ấn Độ.
Xuất thân là một nhà kinh tế, ông Singh từng là Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ từ năm 1982 – 1985, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ từ năm 1985 – 1987 và Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ từ năm 1991 – 1996.
Với trình độ học vấn cao từng tốt nghiệp Đại học Punjab, Đại học Cambridge và Đại học Oxford, ông Singh được xem là vị kiến trúc sư trưởng trong công cuộc các cải cách kinh tế tại Ấn Độ.
Ông Singh trở thành người thứ hai, sau Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ – Jawaharlal Nehru, giữ chức Thủ tướng liên tục trong 2 nhiệm kỳ.
Vị thủ tướng “minh bạch”
Mới đây, Thủ tướng Singh tuyên bố ông sẽ chấp nhận để cảnh sát thẩm vấn liên quan tới vụ tham nhũng mỏ than gây chấn động nước này.
Theo hãng tin AFP, cảnh sát Ấn Độ đã buộc tội doanh nhân Kumar Mangalam Birla và cựu quan chức ngành than P.C. Parakh trước vụ việc chính phủ New Delhi bán rẻ giấy phép khai thác các mỏ than, khiến nhà nước thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Hồi năm 2005, chính Thủ tướng Singh đã cấp giấy phép khai thác mỏ than thuộc quyền sở hữu của nhà nước cho công ty Hindalco của doanh nhân Birla. Đây là lý do phe đối lập yêu cầu cảnh sát thẩm vấn ông Singh và đòi ông này từ chức trước thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/2014.
“Khi Cục Điều tra trung ương (CBI) yêu cầu, tôi sẽ để cảnh sát thẩm vấn. Tôi không có gì phải che giấu”, ông Singh nói.
Theo Infonet
Việt-Trung nghiên cứu việc không dùng vũ lực trên biển
Việt Nam và Trung Quốc nhất trí xem xét, nghiên cứu ký "Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước".
Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 tại Bắc Kinh chiều 5/6.
Đoàn đại biểu Việt Nam, Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu; đoàn đại biểu Trung Quốc do Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Thích Kiến Quốc dẫn đầu tham gia đối thoại.
Giải quyết mâu thuẫn
Tại Đối thoại, đề cập quan hệ giữa hai nước cũng như giữa hai quân đội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định đồng tình với 4 nguyên tắc mà Trung tướng Thích Kiến Quốc đã nêu ra trong cuộc gặp song phương ở đối thoại Shangri-La, Singapore, tuần trước.
Đó là thiết lập lòng tin chiến lược giữa Bộ Quốc phòng hai nước, tạo cơ sở cho những bước tiếp theo; lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước có những suy nghĩ rộng mở, có niềm tin vào nhau; nhìn thẳng vào những tranh chấp, những điều còn tồn tại để cùng nhau giải quyết; nghiên cứu về những điều còn tồn tại, chuyển đổi từ mâu thuẫn sang hướng có thể giải quyết được, trên cơ sở trao đổi chân thành giữa quốc gia với quốc gia, giữa hai quân đội.
Nhìn lại quan hệ giữa quân đội hai nước, Trung tướng Thích Kiến Quốc cho rằng hợp tác hữu nghị là dòng chính; cơ sở cho mối quan hệ hợp tác là chung sống hài hòa, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; việc tồn tại một số bất đồng mâu thuẫn là có thật, vấn đề then chốt phải là tìm những điểm chung, cố gắng tối đa kiên nhẫn đối thoại, hiệp thương để hạn chế những bất đồng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng hợp tác giữa quân đội hai nước trực tiếp giải quyết những vấn đề an ninh nảy sinh có tác dụng rất lớn trong việc định hướng dư luận hai nước, rất có lợi cho quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc.
Trung tướng Thích Kiến Quốc nhất trí với những điều Thướng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu ra, khẳng định quan hệ Trung-Việt có lịch sử lâu dài, là tài sản quý của hai dân tộc.
Hiện nay, cục diện thế giới có nhiều biến đổi, ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức, hai nước phải phát triển quan hệ trên cơ sở "đại cục" để vượt qua những thách thức đó.
5 hướng hợp tác
Để củng cố lòng tin chiến lược giữa quân đội hai nước, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nhấn mạnh 5 hướng hợp tác cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc
Đó là đặc biệt quan tâm đến hợp tác công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội hai nước; tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan chiến lược hai bên để đánh giá đúng tình hình; lấy đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng làm trung tâm trong việc đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp hợp tác có hiệu quả; tăng cường hợp tác giữa hải quân, cảnh sát biển hai nước với mục tiêu hợp tác hải quân hai nước là điểm sáng để lãnh đạo hai Đảng, hai nước có môi trường thuận lợi trong việc đưa ra các quyết định ở tầm chiến lược; chỉ thị cho hải quân hai nước gặp nhau, sử dụng đường dây nóng giữa tư lệnh hải quân hai nước để trao đổi thông tin cần thiết.
Trung tướng Thích Kiến Quốc nhất trí và cho biết phía Trung Quốc sẽ tích cực thực hiện kế hoạch trao đổi đoàn của hai bên trong năm 2013, thúc đẩy việc thực hiện thông tin qua đường điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng; tích cực tham gia hợp tác trên bộ cũng như trên biển, phối hợp hợp tác qua biên giới, sắp xếp các đoàn biên phòng thăm lẫn nhau; sửa đổi thỏa thuận hợp tác về biên phòng và cố gắng ký trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang; tiếp tục công tác giáo dục, quân sự, đào tạo cán bộ trong chương trình hợp tác giữa hai nước...
Không sử dụng vũ lực ở Biển Đông
Về tình hình Biển Đông, Thướng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định vấn đề này không nằm ngoài quan hệ chiến lược Việt Nam - Trung Quốc.
Đây là vấn đề lâu dài, khó khăn, cần kiên trì giải quyết để quyền lợi chính đáng, chủ quyền của mỗi bên được bảo đảm hài hòa, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Những hướng hợp tác quan trọng giữa quân đội hai nước trong thời gian tới xung quanh Biển Đông là tham mưu cho hai Đảng, hai Nhà nước kiên trì giải quyết thỏa đáng tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, hiệp thương hữu nghị, xuất phát từ "tầm cao chiến lược", "đại cục" trong quan hệ song phương, tuân thủ luật pháp quốc tế và nghiêm chỉnh thực hiện DOC.
Quân đội hai nước cần tăng cường tạo môi trường hòa bình trên Biển Đông, giữ nguyên hiện trạng, giảm sự hiện diện ở những khu vực nhạy cảm, tránh có những hành động có thể gây hiểu lầm; quân đội hai nước không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nghiên cứu tiến tới ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước.
Mở rộng các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là hợp tác hải quân, quán triệt tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân lao động hòa bình trên biển; tăng cường hợp tác thông qua đường dây nóng giữa tư lệnh hải quân hai nước, đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân về tình hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước...
Trung tướng Thích Kiến Quốc cho rằng việc xử lý thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại sẽ tạo động lực để phát triển quan hệ hai nước; hai bên cần có sự kiên trì để giải quyết, đạt được những kết quả khả quan tương tự như vấn đề phân định biên giới trên bộ cũng như phân định trên vịnh Bắc Bộ trước đây. Cần quản lý tốt bất đồng, khi xảy ra tình huống trên biển, quân đội cần bình tĩnh xử lý, kiềm chế, không làm gì để dẫn tới hiểu lầm, không sử dụng vũ lực đe dọa lẫn nhau.
Về ý kiến hai bên cần ký "Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước", Trung tướng Thích Kiến Quốc cho biết sẽ giao cho các cơ quan chuyên môn hai bên nghiên cứu đề xuất.
Sau Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Thích Kiến Quốc đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận về việc xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa Bộ Quốc phòng hai nước nhằm tăng cường hơn nữa sự tiếp xúc và trao đổi mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước thông qua hiệp thương, hữu nghị.
Theo vietbao
Singapore ủng hộ quan điểm của Việt Nam ở Shangri-la Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen ngày 2/6 tuyên bố ủng hộ lời kêu gọi của Việt Nam về việc các quốc gia cùng kí thỏa thuận "không sử dụng vũ lực trước tiên" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN diễn ra ngày 7/5 ở Brunei, Bộ trưởng Quốc...