Vì sao tình báo Mossad được nhắc đến trong vụ nổ ở Lebanon?
Mặc dù Israel đã phủ nhận liên quan tới vụ nổ ở Lebanon, sự chú ý vẫn đổ dồn về cơ quan tình báo Mossad của quốc gia này.
Khi lớp khói bụi mù mịt dần tan đi ở Beirut và các nhân viên cứu hộ đang phải vật lộn giải cứu những người sống sót sau vụ nổ hôm 4/8, giới quan sát bắt đầu đặt nghi vấn về việc liệu Israel có liên quan tới thảm họa này hay không.
Trong tuyên bố sau vụ nổ, Thủ tướng Hassan Diab nhấn mạnh những ai chịu trách nhiệm để xảy ra vụ nổ làm rung chuyển thủ đô nước này sẽ phải trả giá.
Khói bốc lên từ hiện trường vụ nổ ở Beirut hôm 4/8. (Ảnh: Reuters)
Israel – quốc gia từng nhiều lần tham chiến với Lebanon mới đây phủ nhận liên quan tới vụ nổ hôm 4/8, nhưng sự chú ý vẫn dồn về lực lượng tình báo Mossad của nước này.
Không chỉ trong vụ nổ lần này, Mossad cũng bị nghi có liên quan tới các vụ nổ gần đây tại các nhà máy tên lửa đạn đạo và nhà máy điện của Iran, trong đó có một cơ sở quan trọng chế tạo máy ly tâm dùng trong chế tạo bom hạt nhân.
Tổ chức tình báo Mossad từ lâu được biết đến là một trong những cơ quan đặc vụ hàng đầu thế giới, tập hợp tinh nhuệ của tình báo Israel cho các hoạt động thu thập thông tin của nước này.
Nhà báo Israel, Avigdor Eskin nhận định năng lực của cơ quan tình báo đối ngoại Mossad trong việc thu thập thông tin và xâm nhập sâu vào lãnh thổ các đối thủ là vấn đề mang tính sống còn đối với Israel kể từ khi thành lập nhà nước Do Thái. Ông Eskin cũng tin rằng chính Mossad đã giúp xây dựng cầu nối giữa Israel và thế giới Arab trong nhiều năm qua.
“Các lãnh đạo Mossad và các nhân viên hàng đầu của tổ chức này cố gắng thiết lập mối liên lạc với các lãnh đạo Arab từ cuối thập niên 1950. Một mặt, Mossad đứng đằng sau các chiến dịch chống khủng bố hiệu quả nhất; mặt khác, chính Mossad lại thúc đẩy hòa bình và hợp tác. Ngày nay, nhiều người nói về quan hệ hợp tác rất đặc biệt giữa Israel và các nước Arab khác. Mossad đứng đằng sau điều đó“, ông Eskin cho biết.
Quang cảnh hoang tàn sau vụ nổ tại Beirut.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Jerusalem Post vào tháng 5/2019, cựu thủ lĩnh Mossad Tamir Pardo chỉ ra rằng các cơ quan tình báo Israel và Ả-rập Xê-út đã duy trì quan hệ ở hậu trường kể từ đầu thập niên 2010.
Trước đó, vào tháng 11 và 12/2017, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Gadi Eisenkot, Bộ trưởng Israel Yuval Steinitz và giám đốc CIA khi đó là ông Mike Pompeo ra thông báo xác nhận các liên lạc giữa Israel và các đặc vụ của Ả-rập Xê-út.
Nhiều năm qua, Mossad chứng minh được bản lĩnh của mình qua hàng loạt chiến dịch mà tổ chức này thực hiện.
Video: Vụ nổ khủng khiếp 2.700 tấn ammonium nitrate
Hồi tháng 4/2018, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiết lộ rằng cơ quan mật vụ của nước này đã đột nhập vào một kho tàng thư của Iran và lấy được vô số tài liệu mật được cho là chỉ dấu về việc quốc gia Hồi giáo này có ý định phát triển một vũ khí hạt nhân.
Thông báo này được đưa ra trước khi Tổng thống Trump đơn phương rút khỏi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện 2015 (còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran). Iran cho rằng các cáo buộc từ Israel đã thúc đẩy Tổng thống Mỹ hướng tới việc xé bỏ thỏa thuận hạt nhân.
Quan chức Mỹ bác giả thuyết Beirut 'bị tấn công'
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết không có dấu hiệu cho thấy vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 4/8, là cuộc "tấn công".
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày cho biết các tướng lĩnh Mỹ đã nói với ông rằng vụ nổ ở thủ đô Beirut dường như là "một kiểu đánh bom". Tuy nhiên, ba quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định họ không biết Tổng thống đang nói gì.
Một quan chức giấu tên cho hay nếu có bất cứ dấu hiệu cho thấy một ai đó gây ra vụ nổ lớn như vậy, cơ chế tăng cường bảo vệ binh sĩ và tài sản của Mỹ ở khu vực đã được tự động kích hoạt. Cơ chế này được áp dụng khi xảy ra lo ngại về các cuộc tấn công trả đũa.
Tuy nhiên, sau vụ nổ ở Beirut, vẫn chưa có động thái nào được thực hiện, quan chức quốc phòng Mỹ nhấn mạnh. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho hay Bộ Quốc phòng Mỹ đang chuyển đề nghị bình luận thêm về sự việc sang Nhà Trắng.
Khói bốc lên từ hiện trường xảy ra vụ nổ ở thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 4/8. Ảnh: AFP.
Đã xuất hiện nhiều báo cáo mâu thuẫn về nguyên nhân xảy ra vụ nổ, ban đầu được cho là bắt nguồn từ vụ cháy lớn tại một nhà kho chứa pháo nổ gần cảng. Lãnh đạo Tổng cục An ninh Quốc gia Lebanon sau đó cho biết vụ nổ bắt nguồn từ các "vật liệu có nguy cơ gây nổ cao" bị tịch thu và cất trữ trong nhà kho nhiều năm, song không nêu thêm chi tiết.
Quan chức Lebanon cũng không mô tả vụ nổ ở thủ đô Beirut là một cuộc tấn công. Trong khi Thủ tướng Hassan Diab cho biết vụ nổ xuất phát từ kho chứa 2.780 tấn phân bón tại bến cảng Beirut.
Vụ nổ lớn làm rung chuyển khắp Beirut được cho là cú sốc mạnh với đất nước đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cùng đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả đồng minh và đối thủ của Lebanon đều gửi lời chia buồn và đề nghị giúp đỡ.
Khu vực xảy ra vụ nổ ở thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 4/8. Đồ họa: CNN.
Bệnh viện bị san phẳng sau vụ nổ ở Lebanon Một số bệnh viện ở Beirut, Lebanon, trong đó có nơi đang điều trị bệnh nhi ung thư, hư hại nặng và quá tải sau vụ nổ hôm 4/8. St. George, một trong những bệnh viện lớn nhất ở trung tâm thủ đô Beirut bị hư hại nặng tới mức phải đóng cửa và gửi bệnh nhân đi nơi khác, sau vụ nổ...