Vì sao tiền vẫn chi, rừng vẫn mất ?!
Gần 40 tỉ đồng đã được chi ra cho công tác bảo vệ rừng nhưng rừng vẫn không an toàn, rừng vẫn chảy máu…
Kon Tum là tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên gần 10.000 km2, có độ che phủ của rừng chiếm gần 65% diện tích tự nhiên của tỉnh; là địa phương có khởi nguồn của nhiều con sông lớn chảy về xuôi và là nơi đầu nguồn của nhiều công trình thủy điện lớn tầm quốc gia cùng hàng chục thủy điện vừa và nhỏ…
Vì lẽ đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Kon Tum đã thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) với nhiệm vụ thu nhận tiền tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) do các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động đóng góp và ủy thác, sau đó chi trả cho các chủ rừng để làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và điều hòa nguồn nước cho các công trình thủy điện hoạt động.
Video đang HOT
Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Kon Tum, trong năm 2012 và quý I-2013, Quỹ BV&PTR tỉnh này đã nhận trên 160 tỉ đồng từ DVMTR; và trong quý IV-2012 và quý I-2013, Quỹ BV&PTR đã tạm ứng cho các chủ rừng và người dân tham gia BV&PTR gần 40 tỉ đồng.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm là khi đã có chủ rừng (tức là rừng đã được giao quản lý cho con người cụ thể, với trách nhiệm rõ ràng) và chủ rừng đã được hỗ trợ tiền trách nhiệm về DVMTR nhưng “rừng vẫn không an toàn” và “rừng vẫn tiếp tục chảy máu”?
Số liệu thống kê cho biết, trong năm 2012 các chủ rừng đã để người dân phá trên 100 ha rừng làm nương rẫy trái phép; lực lượng kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý trên 1.000 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu gần 1.500 m3 rừng; lực lượng kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 321 vụ vi phạm lâm luật và tịch thu trên 840 m3 các loại. Trong quý I-2013, các chủ rừng đã để người dân phá hơn 50 ha gỗ trái phép.
Mâu thuẫn của “bài toán mất rừng” cần sớm có lời giải từ cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum. Trước tiên cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và chủ rừng về tầm quan trọng của rừng và trách nhiệm bảo vệ rừng. Mặt khác, cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng phá rừng; nhất là chế tài mạnh đối với các chủ rừng đã nhận tiền DVMTR nhưng lại để mất rừng, khai thác gỗ trái phép.
Theo Dantri
Cán bộ bảo vệ rừng bị đánh liệt nửa người
Hai đối tượng đánh cán bộ bảo vệ rừng chính là con ruột của hung thủ dùng súng bắn chết đôi vợ chồng già rồi tự sát vào năm ngoái.
Hiện trường nơi cán bộ bảo vệ rừng bị hành hung (Ảnh minh họa)
Sáng 30/5, Ban quản lý rừng phòng hộ Hòa Bắc - Hòa Nam (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã đề nghị Công an huyện vào cuộc điều tra các đối tượng đánh trọng thương một cán bộ bảo vệ rừng.
Chiều 29/5, trong lúc tuần tra tại tiểu khu 711, hai cán bộ của Ban quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam là Vũ Văn Mạnh (50 tuổi) và Nguyễn Văn Kim (37 tuổi) phối hợp với kiểm lâm địa bàn phát hiện Ngô Xuân Hiếu và Ngô Xuân Diệu đang lấn chiếm đất rừng.
Khi cán bộ bảo vệ rừng nhắc nhở, hai đối tượng này xông vào hành hung ông Vũ Văn Mạnh khiến ông Mạnh chấn thương sọ não, phải nhập viện. Đến sáng 30/5, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, hiện ông Mạnh đang bị liệt một tay, một chân.
Được biết, Hiếu và Diệu là con của Ngô Xuân Thượng - hung thủ đã dùng súng ngắn bắn chết cặp vợ chồng già (76 tuổi) láng giềng. Sau khi gây án, Thượng trốn vào rừng, rồi tự sát bằng súng sau đó 4 ngày.
Theo 24h
Chuyện giữ rừng của "đại ca" Hủng Trăn Một thời làm mưa làm gió vùng tây bắc huyện Yên Thành (Nghệ An), rồi anh trở về với rừng, quản lý 100 ha dẻ, làm chủ trang trại 800 ha mặt nước, trồng cây gây rừng bảo vệ đàn chim. Người quen gọi anh là "đại ca" Hủng Trăn. Kỳ thú Vệ Vừng Chiếc thuyền nổ máy, xé nước lao vun vút...