Vì sao Tiền Giang chưa khuyến khích người dân trồng thanh long?
Chính quyền địa phương nhận thấy cây thanh long chưa có đầu ra ổn định giá cả bấp bênh nên không khuyến khích nhân rộng.
Do hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay, nông dân vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích trồng cây thanh long dưới chân ruộng đến hàng trăm ha.
Đa phần số thanh long bà con chọn trồng là loại ruột đỏ. Cá biệt, có nhiều hộ phá bỏ ruộng khóm (dứa) để trồng cây thanh long.
Nông dân huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang chuyển từ đất trồng dứa sang trồng cây thanh long.
Video đang HOT
Dù năng suất của cây thanh long vùng này đạt khoảng 20 tấn/ha, nhưng chính quyền và ngành chức năng địa phương chưa khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình. Nguyên nhân, do giá trái thanh long gần đây dao động bất thường, phát sinh nhiều loại bệnh và đất đai vùng Đồng Tháp Mười vẫn còn độ phèn cao.
Phân tích thêm về việc chưa khuyến khích trồng thanh long, ông Dương Quốc Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cho biết, thanh long giá lúc lên lúc xuống trong khi đa số người thấy cây nào kinh tế cao đã vội vàng đầu tư.
“Địa phương rất lo ngại về đầu ra của loại cây này. Trong thời gian qua, chính quyền xã đã vận động nông dân chọn cây trồng có giá trị kinh tế thiết thực. Riêng cây thanh long hiện còn mơ hồ về giá cả nên xã không khuyến khích nhân rộng cây thanh long, xét thực tế thì cây khóm vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Giang lý giải./.
Nhật Trường
Theo_VOV
Hội nhập FTA: Nhiều doanh nghiệp chưa được khuyến khích để thay đổi
Khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng nên chưa thấy được những khuyến khích cần phải thay đổi.
Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế cho biết, trong khuôn khổ các thị trường ASEAN hay ASEAN không mang lại lợi ích rõ rệt cho Việt Nam. Trong sử dụng ưu đãi từ phía doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn các đối tác có cơ cấu kinh tế trùng lặp, cạnh tranh với Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.
Nguyên nhân được Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đưa ra là, việc các FTA trước ký kết hầu hết nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước, các đối tác cũng trung lập, cạnh tranh hơn là bổ sung. Trong khi đó khối doanh nghiệp FDI có chuẩn bị và nắm bắt tốt hơn các cơ hội, do vậy cần kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tạo sự lan toả trong vai trò kiến tạo của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng đánh giá khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng. Tập quán làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự tận dụng được hết các ưu đãi. Nhiều cơ chế dựa vào quan hệ nên có hợp đồng, trúng thầu công trình... khiến nhiều doanh nghiệp chưa thấy được khuyến khích phải thay đổi.
"Doanh nghiệp xuất khẩu quen bán và mua hàng tại cầu cảng (mua hàng tận cửa). Doanh nghiệp không có nhu cầu tìm kiếm tận gốc nguồn hàng nên không quan tâm nhiều tới việc cắt giảm thuế ở các thị trường nước ngoài, hầu hết phó mặc cho thương nhân làm trung gian. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng bán hàng cho một thương nhân tới mua tận gốc, do đó việc nước ngoài có giảm thuế ra sao doanh nghiệp cũng chưa quan tâm", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hơn nữa, Thứ trưởng Khánh cũng cho rằng, việc kinh doanh dựa theo quan hệ nhiều hơn đã không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Do đó, Chính phủ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh, làm ăn bài bản đầu tư ra nước ngoài.
Lấy ví dụ như các doanh nghiệp Vinamilk, Vĩnh Hoàn, TH True milk đã bắt đầu tìm cách tiến ra nước ngoài, lập công ty ở nước ngoài và mở rộng mạng lưới xuất khẩu. Thứ trưởng Khánh đánh giá đây một trong những doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu có sự thay đổi tích cực, cần phải được khuyến khích để tận dụng tốt hơn các ưu đãi.
Với một số thị trường Việt Nam đã ký kết như Nhật Bản, Hàn Quốc có cơ cấu kinh tế bổ sung cho Việt Nam đã góp phần cân bằng lại và thu hẹp cán cân thương mại với Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế cho rằng, trong tương lai nếu có đàm phán thêm các Hiệp định tự do thương mại cần phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất. Trên nguyên tắc đàm phán là Việt Nam cần phải được ứng xử đặc biệt trong thực thi hiệp định vì là nước kém phát triển./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Trồng thanh long trên đất nhiễm phèn thu nhập gấp 7 lần trồng lúa Chọn thanh long làm cây trồng giúp khắc phục tình trạng hạn, mặn tại huyện Gò Công (Tiền Giang), nhiều hộ dân đang thu được hiệu quả kinh tế bước đầu tương đối lạc quan. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn, gần đây nông dân vùng ngọt hóa huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang đã nhân...