Vì sao tỉ lệ trầm cảm và tự tử ở vị thành niên tại Mỹ tăng nhanh?
Kể từ cuối những năm 2000, sức khỏe tâm thần của giới trẻ Mỹ đã giảm đáng kể. Tỉ lệ trầm cảm và tự tử ở vị thành niên và thanh niên trẻ tăng nhanh.
Một số chuyên gia cho rằng sự phát triển của smartphone, mạng xã hội… ảnh hưởng đến tỉ lệ trầm cảm và tự tử ở vị thành niên và thanh niên – REUTERS
Đó là kết luận của một nghiên cứu mới được công bố trên Journal of Abnormal Psychology. Cụ thể, từ năm 2009 đến 2017, tỉ lệ trầm cảm ở đối tượng từ 14 đến 17 tuổi tăng hơn 60%; độ tuổi từ 12 đến 13 tăng 47%; độ tuổi từ 18 đến 21 tăng 46%; độ tuổi từ 20 đến 21 tăng gấp đôi.
Dữ liệu năm 2018 cho thấy hơn 1/8 người Mỹ từ 12 đến 25 tuổi trải qua giai đoạn trầm cảm nặng, theo NPR.
Xu hướng tương tự cũng xảy ra khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu về các vụ tự tử, cố tự tử và “đau khổ tâm lý nghiêm trọng” (nguyên văn: serious psychological distress). Tỉ lệ suy nghĩ, lập kế hoạch và cố tự tử ở người trẻ đều tăng đáng kể, một số trường hợp tăng hơn gấp đôi, giữa năm 2008 và 2017, theo The Time.
Những phát hiện này dựa trên dữ liệu được thu thập từ hơn 600.000 người trong Khảo sát quốc gia về sử dụng thuốc và sức khỏe, một cuộc khảo sát hằng năm về sức khỏe tâm thần trên toàn quốc được thực hiện bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.
Một trong những tác giả nghiên cứu – giáo sư tâm lý học Jean Twenge, Đại học San Diego (Mỹ), cho biết: “Có một thay đổi đã tác động đến cuộc sống của họ, đó là sự phát triển của điện thoại thông minh và phương tiện kỹ thuật số như mạng xã hội, nhắn tin và game”.
Tất nhiên người lớn tuổi cũng sử dụng những công nghệ này nhưng việc hấp thu của những người trẻ nhanh hơn và hoàn thiện hơn nên tác động đến cuộc sống xã hội của họ lớn hơn rất nhiều.
“Cách những người trẻ giao tiếp và dành thời gian giải trí của họ đã thay đổi về cơ bản. Họ dành ít thời gian với bạn bè, ít thời gian ngủ hơn và dành nhiều thời gian hơn cho mạng. Việc ấy khiến họ không có một cuộc trò chuyện thời gian thực với ai đó – thường thì họ không nhìn thấy mặt, không thể ôm, điều đó không thỏa mãn về mặt cảm xúc như gặp nhau trực tiếp”, giáo sư Jean Twenge bổ sung.
Video đang HOT
Mặc dù không phải tất cả các bằng chứng đều phù hợp nhưng một lượng lớn các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng công nghệ và kết quả sức khỏe tâm thần kém của thanh thiếu niên và thanh niên trẻ, theo The Time.
Những phát hiện của nghiên cứu mới “hoàn toàn đúng” đối với nhà tâm lý học lâm sàng trẻ em Mary Fristad, Khoa Tâm thần và Sức khỏe Hành vi tại Đại học Bang Ohio (Mỹ). Fristad có kinh nghiệm người trị liệu cho trẻ em từ 10 tuổi đến đại học, nói với NPR rằng các bệnh nhân của cô thường “không trông đợi sẽ vui như thế nào vào cuối tuần, mà là suy nghĩ sự kiện nào có thể đăng trên Snapchat để những người khác biết họ có bạn bè”.
Mary Helen Immordino-Yang, giáo sư tâm lý học và giáo dục tại Đại học Nam California (Mỹ), chia sẻ trên The Time: “Tôi nghĩ đây là một hồi chuông cảnh tỉnh. Những phát hiện này được đưa ra cùng với các loại bằng chứng khác cho thấy chúng ta không hỗ trợ thanh thiếu niên theo những cách phù hợp về mặt phát triển”.
Trong khi đó, theo NPR, một số nhà nghiên cứu khác ít tin vào mối liên hệ giữa thời gian dùng điện thoại và tâm trạng. Robert Croesner, nhà nghiên cứu về sức khỏe vị thành niên, Đại học Texas (Mỹ), nói là có nhiều thứ khác ngoài công nghệ góp phần vào sự phát triển tỉ lệ trầm cảm và tự tử.
Còn Andrew Przybylski, nhà tâm lý học thực nghiệm tại Đại học Oxford (Anh), tỏ ra nghi ngờ về kết quả vì nghiên cứu dùng dữ liệu mô tả. Ông nói: “Tôi thấy rất đáng tiếc khi có những suy đoán không đáng có về tác động của công nghệ”.
Ông tin rằng sự gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự tử có thể được giải thích bằng các yếu tố khác như khủng hoảng opioid (nhóm thuốc giảm đau gây nghiện).
Theo thanhnien
Hành trình 4 năm chữa trầm cảm bằng thiền định của cô gái trẻ
Năm 2015, bố mẹ ly hôn, em trai đi tù, nhiều lần Linh tìm đến cái chết nhưng nghĩ đến mẹ cô gái dừng lại.
Từ một cô gái năng động, hoạt bát, trầm cảm khiến Phạm Mai Linh 25 tuổi ở Gia Lai trở thành một con người khác. Cô lầm lỳ, buồn chán và sợ hãi tất cả những gì xảy ra xung quanh sau cú sốc gia đình.
Bốn năm trước, bố mẹ Linh ly hôn. Vài tuần sau, em trai đi tù. "Tôi khóc liên tục và tự giam mình trong phòng. Ý nghĩ muốn tự tử để giải thoát luôn ám ảnh tôi mỗi ngày. Nhưng hình ảnh người mẹ hiện lên khiến tôi dừng lại suy nghĩ đó".
Mai Linh ở trung tâm thiền tại Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tháng 11/2015, một người bạn mời Linh tham gia lớp thiền. Cô học cách giảm những suy nghĩ tiêu cực ám ảnh mình trước đó. Từ đây, cô chuyển sang ăn chay và tập yoga mỗi ngày.
Trong thời gian này, Linh làm trợ lý cho một huấn luyện viên sức khỏe. Sống trong môi trường tốt hơn nhưng hoàn cảnh gia đình vẫn ảnh hưởng đến tâm trạng Linh.
"Dường như nhận thấy tôi không ổn, huấn luyện viên khuyên tôi hãy tạm dừng công việc. Trước tiên, tôi cần chữa lành căn bệnh trầm cảm của mình".
Nghe theo lời khuyên, Linh tham gia khóa tu Vipassana (thiền tịnh khẩu) trong một ngôi chùa tại Đồng Nai kéo dài 10 ngày. Những người tham gia không được phép nói chuyện hay giao tiếp, thậm chí nhìn nhau bằng mắt. Mọi thứ trở nên im lặng, kể cả bước chân. Họ chủ yếu tập thiền và lắng nghe giáo lý của các nhà sư.
Sau khóa tu, Linh trở về Gia Lai thăm mẹ. Cô ngạc nhiên khi nhận ra vẻ đẹp của bà, điều mà Linh chưa bao giờ thấy trước đây. Vẻ đẹp của đôi mắt, khuôn mặt, cơ thể và tâm hồn. "Đó là lần đầu tiên tôi nói yêu mẹ".
Năm 2017, Linh đến trung tâm thiền Làng Mai ở Thái Lan, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh xây dựng. Trong tu viện có 200 tu sĩ nam nữ huấn luyện các học viên cuộc sống chánh niệm. Người tham gia học cách cảm nhận, ý thức với hơi thở, bước đi và bất cứ điều gì xung quanh cuộc sống.
Linh chia sẻ, trong suốt một tháng tu, cô hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của mình. Cô gái trẻ nhận ra mình không thể giúp mẹ, cha và em trai hay thay đổi bất cứ điều gì nếu bản thân không hạnh phúc.
"Điều đầu tiên tôi cần làm là chấp nhận những gì đã xảy ra với gia đình. Sau đó, chữa lành căn bệnh của bản thân và trở thành một người hạnh phúc", Linh nói.
Một tuần sau khi về Việt Nam, Linh tiếp tục lên đường đến Nasik ở Ấn Độ. Mỗi ngày, cô thức dậy sớm, tập thiền, yoga, ăn chay, tụng kinh, dọn dẹp và nấu ăn
Linh cho biết trái tim cô rộng mở hơn để giải phóng tất cả nỗi buồn, cải thiện sự thấu hiểu về bản thân và sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra.
Trở về Việt Nam tham gia khóa thiền kết hợp nhảy múa, Linh (áo hồng) đã chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh trầm cảm của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2018, khi bắt đầu tham gia khoá thiền kết hợp với nghệ thuật nhảy múa, cô gái trẻ đã chính thức chữa lành hoàn toàn căn bệnh của mình.
Phương pháp có tên Transforming Art (Nghệ thuật chuyển hóa cảm xúc) bao gồm các bài tập nghệ thuật và chánh niệm khác nhau. Người tham gia trị liệu học cách ngồi thiền và chuẩn bị tâm lý cân bằng. Họ thoải mái nhảy múa, ca hát, sáng tác, nấu ăn...
Từ sinh viên năm cuối đại học ngành makerting, Linh từ bỏ để theo đuổi nghề giáo viên yoga. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trực tiếp hướng dẫn học viên, thiền sư Ojas cho biết những ai mắc chứng trầm cảm, thường gặp áp lực trong cuộc sống, muốn được giải tỏa tâm lý, thích hợp để tập luyện phương pháp này. Mục tiêu là khuyến khích mọi người trở nên hoàn thiện, các mối quan hệ tốt đẹp hơn và biết cách chấp nhận nỗi buồn như một điều thiết yếu của cuộc sống.
"Nhờ yoga và thiền, tôi đã chữa lành căn bệnh trầm cảm của mình. Tôi không còn là Linh của 4 năm trước. Mai Linh bây giờ đã biết yêu thương bản thân, bớt sợ hãi và dễ dàng tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống".
Cẩm Anh
Theo VNE
Hàng chục người bị biến dạng khuôn mặt không thể phục hồi, nhiều người bị trầm cảm vì sai lầm này của một bác sĩ Hàng chục bệnh nhân đã khởi kiện một bác sĩ vì đã khiến khuôn mặt của họ bị biến dạng hoàn toàn. Theo Daliy Mail, bác sĩ bị hàng chục bệnh nhân khởi kiện tên là Wesley Murakami. Người này tiến hành các phương pháp điều trị thẩm mỹ tại phòng khám riêng ở TP Goiania, miền Trung Brazil. Các bệnh nhân cho...